Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
- Khám phá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Lý giải được tầm quan trọng của việc tự nhận thức bản thân.
- Biết tôn trọng bản thân và những người xung quanh.
- Xây dựng kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân.
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân
- Trung thực.
- Chăm chỉ.
1 – Chuẩn bị của GV:
- Tài liệu SGK, SGV, SBT
- Phương tiện: máy tính, máy chiếu, bảng, phấn.
- Các video tình huống thực tế về tự nhận thức điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
2 – Chuẩn bị của HS:
- Tài liệu SGK, SBT
- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV phát cho HS giấy A4. Yêu cầu HS viết ra giấy:
+ Ba điều em thích
+ Ba điều em không thích
+ Ba điểm mạnh của em
+ Ba điểm em cần cố gắng
+ Ứơc mơ của em.
- GV cho thời gian HS thực hiện yêu cầu.
- GV Chọn 3 - 5 bài tiêu biểu, mời tác giả của bức tranh đó thuyết minh.
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Tự nhận thức bản thân là rất cần thiết đối với mỗi người, giúp chúng ta đưa ra những hành động và suy nghĩ đúng đắn nhất. Xã hội ngày càng phát triển, những ngành nghề mới hàng loạt ra đời, các sản phẩm công nghệ không ngừng được cải tiến mỗi ngày và những yếu tố này tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Vậy để hiểu rõ hơn vầ bản thân mình, chúng ta cùng tìm hiểu bài 6: Tự nhận thức bản thân.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tự nhận thức bản thân
- Bạn Linh đã tự nhận ra các đặc điểm nào của bản thân?
- Từ câu chuyện của bạn Linh, em hiểu thế nào là tự nhận thức bản thân?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận hoàn thành PHT số 1 và thuyết trình theo kĩ thuật “Bể cá”. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS hoạt động theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV mời 2, 3 HS trả lời + Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét, dẫn dắt HS hướng tới khái niệm siêng năng, kiên trì + GV chuẩn kiến thức. | 1. Tìm hiểu khái niệm - Bạn Linh đã tự nhận ra điểm mạnh của bản thân là: · Điểm mạnh: học khá, chăm chỉ làm việc nhà, giúp đỡ bố mẹ, cởi mở, hòa đồng · Điểm cần cố gắng: dễ nổi nóng - Theo em, tự nhiện thức bản thân là hiểu rõ bản thân mình, cần gì, muốn gì,… => Khái niệm: - Tự nhận thức bản thân là hiểu rõ chính xác bản thân biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu cả mình. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện của
bản thân.
- Bạn Long biết được mình là người khá thông minh thông qua việc tìm ra cách
giải bài tập nhanh và chính xác.
- Bạn Vân nhận ra mình là người khá nhút nhát thông qua việc biết câu trả lời
nhưng không dám xung phong phát biểu.
- Bạn Ân nhận ra mình là người tự tin khi trình diễn bộ trang phục của mình trong
hội thi do trường tổ chức.
- Bạn Hiếu biết mình là người dễ nổi nóng khi ý kiến của mình không được các bạn
khác đồng tình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: + Các bạn đã tự nhận ra các đặc điểm nào của bản thân? + Theo em đâu là biện pháp tự nhận thức bản thân hiệu quả nhất? Vì sao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS hoạt động cá nhân, tìm câu trả lời cho các câu hỏi của GV giao. + GV quan sát và trợ giúp HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV mời 2,3 HS chia sẻ câu trả lời + Bạn khác nhận xét, bổ sung (nếu có) Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. | 2. Biểu hiện của - Bạn Long biết được mình là người khá thông minh thông qua việc tìm ra cách giải bài tập nhanh và chính xác. - Bạn Vân nhận ra mình là người khá nhút nhát thông qua việc biết câu trả lời nhưng không dám xung phong phát biểu. - Bạn Ân nhận ra mình là người tự tin khi trình diễn bộ trang phục của mình trong hội thi do trường tổ chức. - Bạn Hiếu biết mình là người dễ nổi nóng khi ý kiến của mình không được các bạn khác đồng tình. |
Hoạt động 3 : Tìm hiểu ý nghĩa và cách thức tự nhận thức bản thân
Cách thức tự nhận thức bản thân trong cuộc sống.
- Tự vấn bản thân.
- Lắng nghe ý kiến từ người khác.
- Tham gia các hoạt động để khám phá bản thân.
-----------Còn tiếp --------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác