Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
- Khám phá được một số tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.
- Lí giải được các cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm.
- Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân
- Trách nhiệm.
- Nhân ái.
1 – Chuẩn bị của GV:
- Tài liệu SGK, SGV, SBT
- Phương tiện: máy tính, máy chiếu, bảng, phấn.
- Tranh hướng dẫn các bước phòng tránh và ứng phó với tình huống nguy hiểm như: hướng dẫn kĩ năng thoát khỏi đám cháy khi xảy ra cháy; hướng dẫn về phòng, chống đuối nước và kĩ năng sơ cấp cứu nạn nhân; hướng dẫn về kĩ năng phòng, tranh thiên tai,...
2 – Chuẩn bị của HS:
- Tài liệu SGK, SBT
- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS đọc câu ca dao:
Con ơi mẹ dặn câu này
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua.(Ca dao)
Qua câu ca dao trên, người mẹ muốn khuyên người con điều gì?
- HS suy nghĩ và nêu ý kiến cá nhân.
- Một vài HS nêu câu trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Hiện nay, tình hình xã hội hết sức phức tạp, có thể thấy được nhiều người vẫn chưa có các kiến thức, các kỹ năng cần thiết để có thể tự bảo vệ mình khi đối mặt với nguy hiểm. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau đưa ra cách xử lý khác nhau sao cho đem đến hiệu quả an toàn cao nhất. Bất kì một lúc nào các tình huống xấu xảy ra, người bị nạn phải tìm cách chuyển biến từ thế bị động sang chủ động. Người bị nạn phải có tâm lý vững vàng và bình tĩnh để xử lý tình huống một cách linh động, tránh gây ra những tổn hại nặng nề về người và của. Vậy để hiểu rõ hơn về cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm, chúng ta vào bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm.
Hoạt động 1: Nhận diện tình huống nguy hiểm
- Đâu là những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra xung quanh em và cho biết hậu quả của các tình huống nguy hiểm đó?
- Thảo luận cách ứng phó với tình huống nguy hiểm trên.
- Em hiểu thế nào là tình huống nguy hiểm?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Đâu là những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra xung quanh em và cho biết hậu quả của các tình huống nguy hiểm đó? - Thảo luận cách ứng phó với tình huống nguy hiểm trên. - Em hiểu thế nào là tình huống nguy hiểm? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS hoạt động theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV mời 2, 3 HS trả lời + Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét, dẫn dắt HS hướng tới khái niệm siêng năng, kiên trì + GV chuẩn kiến thức. | 1. Tìm hiểu khái niệm - Những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra xung quanh mình, hậu quả của các tình huống trong tranh: sét đánh, cây đổ, ngập lụt, đuối nước, bắt cóc, bỏng, bị bắt nạt,... - Cách ứng phó với hình huống nguy hiểm phù hợp: nhờ sự giúp đỡ từ người lớn, trú ẩn an toàn trước những thiên tai,… - Từ đó hiểu được khái niệm tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người. => Khái niệm: - Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội. - Một số tình huống nguy hiểm thường gặp như: bão, lũ, dông, sét, đuối nước, cháy nổ, bắt cóc, xâm hại,… |
Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện của tình huống nguy hiểm
- Nếu là bạn học cùng lớp với Minh, em sẽ làm gì để bản thân và các bạn trong lớp không gặp nguy hiểm từ sự đùa nghịch của Minh?
- Hành động của Nam và các bạn có thể dẫn đến những hậu quả gì?
- Nếu em là một trong những bạn được Nam rủ, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr. 29, thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trả bàn và hoàn thành PHT + Nhóm 1,2,3: hoàn thành PHT số 1 + Nhóm 4,5,6: hoàn thành PHT số 2 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS hoạt động cá nhân, tìm câu trả lời cho các câu hỏi của GV giao. + GV quan sát và trợ giúp HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV mời 2,3 HS chia sẻ câu trả lời + Bạn khác nhận xét, bổ sung (nếu có) Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. | 2. Biểu hiện của tình huống nguy hiểm - Minh xô đẩy các bạn khi lên cầu thang. - Nam rủ các bạn dùng giày ném vào tổ ong trên cành cây. => hành động của Nam, Minh và các bạn có thể dẫn đến tổn hại về mặt thể chất cho các bạn. Nếu là em, em sẽ phản đối hành động của Nam, Minh và nhóm bạn, đồng thời giải thích với các bạn nhận thức được tình huống nguy hiểm mình có thể gặp phải. |
Hoạt động 3 : Tìm hiểu các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm.
-----------Còn tiếp --------
Toán, Văn mỗi môn:
Các môn còn lại mỗi môn:
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí