Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 7: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CẢNH TRONG CHẬU
(2 tiết)
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
Năng lực chung:
Năng lực riêng (năng lực công nghệ):
+ Sử dụng được một số dụng cụ trồng cây cảnh đơn giản.
+ Trồng và chăm sóc được một số loại cây cảnh trong chậu.
+ Vật liệu, vật dụng: cây con, chậu trồng cây có đĩa lót, phân bón, đá dăm hoặc sỏi dăm, giá thể, phân bón.
+ Dụng cụ trồng và chăm sóc cây cảnh: bình tưới cây, xẻng nhỏ, găng tay, kéo cắt cành.
+ Dụng cụ làm vệ sinh khu vực thực hành: giẻ lau, chổi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Gợi sự tò mò của HS về các công việc cần làm để cây cảnh trong chậu luôn tươi đẹp. b. Cách tiến hành - GV chia lớp thành các nhóm 5 HS. - GV tổ chức các nhóm thảo luận tình huống: Nhân dịp sinh nhật, em được người thân tặng một chậu cây cảnh để trang trí bàn học. Em cần làm gì để cây luôn tươi đẹp? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Cần phải thực hiện biện pháp chăm sóc cây cảnh như cung cấp ánh sáng, tưới nước, bón phân, lau lá, cắt tỉa,... - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 7 – Trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ trong chậu Hoạt động 1: Tìm hiểu các vật liệu, vật dụng và dụng cụ dùng để trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ trong chậu a. Mục tiêu: HS biết lựa chọn đầy đủ các vật liệu, vật dụng và dụng cụ cần thiết để trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ trong chậu. b. Cách tiến hành - GV đề nghị HS quan sát các hình ở trang 34, 35 SGK và thực hiện yêu cầu: + Kể tên của các vật liệu, vật dụng, dụng cụ để trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ trong chậu có trong hình.
- GV mời 1 – 2 HS lên bảng chỉ và kể tên từng loại. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho nhóm bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các vật liệu, vật dụng, dụng cụ để trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ trong chậu là:
Hoạt động 2: Các thao tác trồng cây lưỡi hổ trong chậu a. Mục tiêu: HS mô tả được các công việc chủ yếu để trồng cây lưỡi hổ trong chậu. b. Cách tiến hành - GV đề nghị HS quan sát hình ở trang 35, 36 SGK, đọc thông tin trong hình của 7 thao tác trồng cây lưỡi hổ trong chậu và thực hiện yêu cầu: + Mô tả từng thao tác theo trình tự. - GV mời 1 – 2 HS mô tả trình tự. Cả lớp lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các thao tác trồng cây lưỡi hổ trong chậu là: 1. Dùng xẻng nhỏ xúc sỏi dăm đổ xuống đáy chậu. 2. Dùng xẻng nhỏ xúc giá thể đổ vào chậu một lượng vừa đủ. 3. Đặt cây lưỡi hổ đứng thẳng giữa chậu. 4. Dùng xẻng nhỏ xúc giá thể đổ vào ngang miệng chậu. 5. Dùng hai tay ấn nhẹ giá thể xung quanh gốc cây cho chắc chắn. 6. Rải sỏi dăm xung quanh gốc cây sao cho che kín giá thể. 7. Tưới nước đủ ẩm xung quanh gốc cây. - GV trình chiếu cho HS quan sát video về cách trồng cây lưỡi hổ: https://youtu.be/6gJwg1AmTBQ Hoạt động 3: Các thao tác chăm sóc cây lưỡi hổ trong chậu a. Mục tiêu: HS mô tả được các công việc chủ yếu để chăm sóc cây lưỡi hổ trong chậu. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát hình, đọc thông tin trong hình ở Mục “Cung cấp ánh sáng” ở trang 36 SGKvà trả lời câu hỏi: + Vì sao cần cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây lưỡi hổ? - GV mời 1 – 2 HS trình bày. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Cần cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây lưỡi hổ vì nếu không có ánh sáng cây sẽ bị yếu. - GV yêu cầu HS quan sát hình, đọc thông tin trong hình ở Mục “Tưới nước” ở trang 37 SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: + Em thấy bạn An hay bạn Bình làm đúng? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Bạn Bình làm đúng do cây lưỡi hổ chịu hạn rất tốt nên không cần phải tưới nhiều và không cần tưới thường xuyên. - GV tiếp tục yêu cầu HS quan sát hình, đọc thông tin trong hình ở Mục “Bón phân” ở trang 37 SGK và thực hiện: + Mô tả công việc bón phân cho cây lưỡi hổ trồng trong chậu. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày mô tả. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Công việc bón phân cho cây lưỡi hổ trồng trong chậu là: 1. Nhặt sỏi trên bề mặt giá thể để vào khay. 2. Lấy khoảng 2 thìa cà phê phân bón rắc đều xung quanh gốc cây. 3. Dùng xẻng nhỏ trộn đều phân bón với lớp giá thể phía trên và lấp kín phân bón. 4. Rải lại sỏi lên trên che kín giá thể. - GV tiếp tục yêu cầu HS quan sát hình, đọc thông tin trong hình ở Mục “Lau lá” ở trang 38 SGK và thực hiện: + Mô tả công việc lau lá cho cây lưỡi hổ trồng trong chậu. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày mô tả. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Lau lá cây lưỡi hổ trồng trong chậu là: 1. Làm ướt khăn mềm bằng nước sạch. 2. Dùng khăn mềm và ướt, lau lá nhẹ nhàng từ trên xuống dưới cho sạch bụi bẩn giúp lá bóng đẹp. - GV lưu ý cho HS: Khi lau lá, phải dùng khăn sạch, mềm và ẩm, lau một chiều từ trong ra ngoài lá, lau nhẹ nhàng tránh làm xước lá. - GV đề nghị HS quan sát hình, đọc thông tin trong hình ở Mục “Cắt tỉa” ở trang 38 SGK và thực hiện:
|
- HS chia thành các nhóm. - Các nhóm lắng nghe và thảo luận.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát video.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện theo cặp.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe lưu ý.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện theo cặp.
- HS lắng nghe hướng dẫn.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS thực hiện theo yêu cầu. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác