Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 12: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và cho biết: Đây là biểu tượng của hiệp hội nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức khu vực này có mục tiêu, cơ chế hoạt động và sự hợp tác như thế nào? Việt Nam có vai trò như thế nào trong tổ chức này?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Hoạt động 1: Mục tiêu của ASEAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và Đọc thông tin và dựa vào kiến thức đã học, hãy: + Trình bày mục tiêu của ASEAN. + So sánh mục tiêu của ASEAN à EU. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. - GV mở rộng kiến thức: + Sau năm 1967, ASEAN tiếp tục kết nạp thêm các thành viên khác là: Bru-nây (năm 1984). Việt Nam (năm 1995), Lào và Mi-an-ma (năm 1997). Cam-pu-chia (năm 1999). Tính đến năm 2020, đã có 10/11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là thành viên của ASEAN. Ngày 11-11-2022, ASEAN đã nhất trí về nguyên tác để kết nạp Ti-mo Lét-xtê là thành viên thứ 11 của hiệp hội. + Mục tiêu chính của ASEAN trong Tuyên bố Băng Cốc năm 1967: · Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hoá trong khu vực, · Thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực. · Thúc đẩy cộng tác giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cần quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kĩ thuật và hành chính để nâng cao mức sống của người dân. · Hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Mục tiêu của ASEAN - Duy trì và thúc đẩy hoà bình, an ninh, ổn định, hướng tới hoà bình trong khu vực. - Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác. - Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hoá xã hội. - Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân trong khu vực. - Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hoá, - Hướng tới một ASEAN hoà bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội. |
Hoạt động 2: Cơ chế hoạt động và một số hợp tác trong kinh tế, văn hoá của ASEAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng phương pháp trò chơi, chia lớp thành 2 nhóm lớn và tổ chức trò chơi “Giải mã ô số bí ẩn": + Số 1: Cấp cao ASEAN. + Số 2: Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN + Số 3: Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN. + Số 4: Hội đồng Điều phối ASEAN. + Số 5: Quỹ ASEAN Đại diện mỗi nhóm sẽ chọn 3 ô số tương ứng trong tổng 5 ô số, liên quan đến nhiệm vụ của các cơ quan trong ASEAN và giải câu đố. Nhóm nào giải đúng sẽ được cộng điểm, nhóm nào giải sai sẽ mất lượt. Nhóm nào có nhiều điểm nhất sau trò chơi sẽ chiến thắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trao đổi và tham gia trò chơi - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm lên tham gia trò chơi. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, công bố kết quả và kết luận. - GV chuyển sang Hoạt động mới. | II. Cơ chế hoạt động và một số hợp tác trong kinh tế, văn hoá của ASEAN 1. Cơ chế hoạt động a) Các cơ quan điều phối của ASEAN - Hội nghị Cấp cao ASEAN: gồm những người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ, là cơ quan hoạch định chính sách tối cao của ASEAN, đưa ra các chỉ đạo và các vấn đề then chốt. - Hội đồng Điều phối ASEAN: gồm Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, có nhiệm vụ chuẩn bị các cuộc họp cấp cao, điều phối việc thực hiện các thoả thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN; xem xét báo cáo của Tổng Thư kí ASEAN về chức năng và hoạt động của Ban Thư kí cũng như của các cơ quan liên quan khác.... - Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN: gồm Hội đồng Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN, Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Hội đồng Cộng đồng Văn hoá - xã hội ASEAN với nhiệm vụ bảo đảm việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN, điều phối các công việc trong lĩnh vực phụ trách và các vấn đề có liên quan tới các Hội đồng Cộng đồng khác... - Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN: hoạt động theo chức năng, quyền hạn đã được xác định; thực hiện các thoả thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN. b) Các nguyên tắc chính trong hoạt động của ASEAN - Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia thành viên; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. - Cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hoà bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực. - Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kì hình thức nào trái với luật pháp quốc tế; giải quyết tranh chấp bằng hoà bình. - Tuân thủ các nguyên tắc thương mại và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN. |
Hoạt động 3: Một số hợp tác trong kinh tế, văn hoá của ASEAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. GV sử dụng kĩ thuật "giao nhiệm vụ” đề chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: + Nhóm chẵn: trình bày một số hợp tác về kinh tế trong ASEAN, + Nhóm lẻ: trình bày một số hợp tác về văn hoá trong ASEAN.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình ảnh, thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ. - GV hướng dẫn HS sử dụng kĩ thuật “sơ đồ tư duy" để trình bày kết quả, sử dụng kĩ thuật “công đoạn” đề các nhóm góp ý cho nhau. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện một số nhóm đã hoàn thành để trình bày kết quả làm việc - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang Hoạt động mới | 3. Một số hợp tác trong kinh tế, văn hoá của ASEAN a) Trong lĩnh vực kinh tế - Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,... - Cộng đồng kinh tế ASEAN: muc tiêu tạo ra một thị trường chung ASEAN, thông qua việc thúc đẩy tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và lao động trong khu vực. - Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP): hướng tới hình thành Hiệp định Thương mại Tự do Đông Á - Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA): tăng cường các kết nối về kinh tế, tạo ra thị trường và quy mô dịch vụ lớn hơn, giảm các rào cản, tăng tính dự báo về thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ; tăng cường hợp tác và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên. b) Trong lĩnh vực văn hoá - Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR): thúc đẩy nhận thức và bảo vệ các quyền con người trong các tầng lớp nhân dân ASEAN, tăng cường hợp tác giữa chính phủ các nước thành viên - Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) nhằm tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và không ngừng nâng cao thành tích, kĩ thuật, chiến thuật các môn thể thao để có cơ sở tham gia các đại hội thể thao - Chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP): nhằm tăng cường mối quan hệ giao lưu, hữu nghị giữa thanh niên các nước ASEAN và thanh niên Nhật Bản. |
Hoạt động 4: Thành tựu và thách thức của ASEAN
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác