Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
BÀI 25: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ XÃ HỘI CỦA TRUNG QUỐC
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Cung cấp thông tin, tạo kết nối những hiểu biết của HS về Trung Quốc với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS trò chơi: Ô chữ bí mật – trả lời các câu hỏi có liên quan đến đất nước Trung Quốc.
- GV phổ biến luật trò chơi:
+ Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ giành quyền trả lời ô chữ ở hàng ngang.
+ Nếu trả lời đúng thì đội đó được 10 điểm, nếu trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội còn lại.
- GV lần lượt nêu câu hỏi:
Câu 1 (11 chữ cái): Người lãnh đạo cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là ai?
Câu 2 (16 chữ cái): Hình ảnh dưới đây gợi đến địa danh nổi tiếng nào trên thế giới?
Câu 3 (7 chữ cái): Một trong những tác phẩm kinh điển của tác giả Ngô Thừa Ân thuật lại chuyến đi đến Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang đi lấy kinh?
Câu 4 (7 chữ cái): Ai là người sáng lập Nho giáo?
Câu 5 (11 chữ cái): Con sông nào dài nhất Châu Á?
Câu 6 (21 chữ cái): Hình ảnh dưới đây gợi đến địa điểm nổi tiếng nào?
Câu 7 (5 chữ cái): Nhà thơ nào được mệnh danh là “Thi thánh” của nền văn học Trung Hoa?
Câu 8 (12 chữ cái): Ai là người sáng lập nước Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?
Câu 9 (7 chữ cái): Hình ảnh dưới đây gợi đến địa điểm nổi tiếng nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và chơi trò chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trả lời 9 ô chữ hàng ngang và hàng dọc.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Câu 1: Tôn Trung Sơn.
Câu 2: Vạn Lý Trường Thành.
Câu 3: Tây du ký.
Câu 4: Khổng Tử.
Câu 5: Trường Giang.
Câu 6: Quảng trường Thiên An Môn.
Câu 7: Đỗ Phủ.
Câu 8: Mao Trạch Đông.
Câu 9: Tử Cấm Thành.
Ô CHỮ BÍ MẬT
| T | Ô | N | T | R | U | N | G | S | Ơ | N |
| |||||||||||||||||||||||||||
| V | Ạ | N | L | Ý | T | R | Ư | Ờ | N | G | T | H | À | N | H |
| ||||||||||||||||||||||
| T | Â | Y | D | U | K | Ý |
| |||||||||||||||||||||||||||||||
| K | H | Ổ | N | G | T | Ử |
| |||||||||||||||||||||||||||||||
| T | R | Ư | Ờ | N | G | G | I | A | N | G |
| |||||||||||||||||||||||||||
| Q | U | Ả | N | G | T | R | Ư | Ờ | N | G | ||||||||||||||||||||||||||||
| Đ | Ỗ | P | H | U |
| |||||||||||||||||||||||||||||||||
M | A | O | T | R | Ạ | C | H | Đ | Ô | N | G |
| |||||||||||||||||||||||||||
| T | Ử | C | Ấ | M | T | H | À | N | H |
| ||||||||||||||||||||||||||||
- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn, thiên nhiên đa dạng, tài nguyên phong phú. Đây là quốc gia có dân số đứng đầu thế giới, nhiều dân tộc, với nền văn hóa lâu đời…Vậy những đặc điểm của tự nhiên, dân cư và xã hội có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc. Chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc.
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Trình bày vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc.
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 25.1 SGK tr.118 và trả lời câu hỏi: Trình bày vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK tr.118 và trả lời câu hỏi: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm và ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Vị trí địa lý của Trung Quốc là một trong những điều kiện để phát triển nền kinh tế tổng hợp nhưng đồng thời cũng gặp khó khăn trong việc bảo vệ quản lý hành chính. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ - Đặc điểm phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí của Trung Quốc: + Lãnh thổ trải dài theo vĩ tuyến từ khoảng 20°B tới 53°B và theo chiều kinh tuyến từ khoảng 73°Đ đến 135°Đ. + Tiếp giáp với 14 quốc gia ở phía bắc, phía tây và phía nam; phía đông Trung Quốc tiếp giáp các biển thuộc Thái Bình Dương. - Ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội: + Lãnh thổ rộng lớn nên Trung Quốc có thiên nhiên đa dạng, phân hóa theo chiều bắc – nam, đông – tây. → Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế đa dạng, tạo sự khác biệt giữa các vùng. + Vị trí thuận lợi để Trung Quốc mở rộng giao lưu, đầu tư, liên kết kinh tế - thương mại, phát triển nhiều ngành kinh tế. + Vị trí địa lí của Trung Quốc nằm trong khu vực có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán… + Lãnh thổ rộng lớn, địa hình phức tạp. → Gây trở ngại cho tổ chức lãnh thổ sản xuất và quản lí. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Trình bày điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc.
- Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác Hình 25.1, thông tin mục II SGK tr.119 - 120 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: + Nhóm 1, 2: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của địa hình và đất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc. + Nhóm 3, 4: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của khí hậu và sông, hồ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc. + Nhóm 5, 6: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của sinh vật, khoáng sản và biển đối với sự phát triển kinh tế – xã hội Trung Quốc.
- GV cung cấp thêm cho HS quan sát thêm hình ảnh, video liên quan đến điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). - GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.120: Đất hiếm Trung Quốc. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trong nhóm làm việc độc lập, ghi phần trình bày của mình ra giấy nháp trong vòng 8 phút. - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục, sưu tầm thêm thông tin từ sách, báo, internet, hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 1. - GV yêu cầu 3 nhóm còn lại nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc phong phú và đa dạng đồng thời là điều kiện giúp phát triển các ngành kinh tế khẳng định vị thế của đất nước này trên bản đồ kinh tế. - GV chuyển sang nội dung mới. | II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 2. | ||||||||||||||||||||||
HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Sơn nguyên Tây Tạng Dãy núi Himalaya
Sa mạc Tac – la Ma can Cao nguyên Hoàng Thổ
Sông Trường Giang Hồ Động Đình
Bãi biển Vịnh Á Long Tam Á Gấu trúc – Quốc bảo của Trung Quốc
Mỏ than ở Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây Mỏ Bayan Obo – mỏ đất hiểm ở Nội Mông Cổ Video: https://www.youtube.com/watch?v=0vcMAN99gJ8&t=102s (từ 8:01 đến 10:35) | |||||||||||||||||||||||
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu dân cư
- Trình bày đặc điểm dân cư của Trung Quốc.
- Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu cho HS quan sát ảnh:
- Sau khi quan sát các ảnh, GV đặt câu hỏi cho HS: Sau khi em những bức hình trên, em có nhận xét gì về dân cư Trung Quốc? Gợi ý: + Quy mô dân số của Trung Quốc đông, luôn đứng thứ nhất trong các bảng xếp hạng các quốc gia. + Dân số đông đem lại nguồn lao động và thị trường tiêu thụ khổng lồ cho đất nước tỷ dân. + Đồng thời, gây ra sức ép lớn về vấn đề giáo dục, môi trường… nên Trung Quốc có thi hành “chính sách một con”. - GV chia lớp thành các cặp đôi, giao nhiệm vụ cụ thể: Khai thác Hình 25.2, Bảng 25.1, 25.2, thông tin mục III.1 SGK tr.121 - 122 và trả lời câu hỏi: + Trình bày đặc điểm dân cư của Trung Quốc. + Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc. (Đính kèm Hình dưới Hoạt động 3) - GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh liên quan đến dân cư Trung Quốc (Đính kèm hình ảnh phía dưới Hoạt động 3). - GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS đọc thêm mục Em có biết SGK tr.122: Văn minh Trung Quốc.
La bàn Kỹ thuật làm giấy
Thuốc súng Kĩ thuật in ấn Tứ đại phát minh của Trung Quốc Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS phân tích đặc điểm, tác động của dân cư Trung Quốc. - GV mời đại diện các nhóm HS còn lại nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hiện tại dân số Trung Quốc đang có xu hướng giảm tuy nhiên không đáng báo động. Nhưng chính quyền nước này phải đối mặt với thách thức vì tỉ lệ sinh đang giảm dù được khuyến khích mỗi gia đình được đẻ hai hoặc ba con. - GV chuyển sang nội dung mới. | III. Dân cư và xã hội 1. Dân cư - Dân số: + Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, phần lớn dân số Trung Quốc nằm trong độ tuổi lao động. → Thị trường tiêu thụ lớn, lực lượng lao động dồi dào, nguồn bổ sung lao động hằng năm lớn. + Dân số đông. → Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các vấn đề phức tạp như: giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao mức sống cho người dân. - Mật độ dân số: + Mật độ dân số trung bình của Trung Quốc khoảng 150 người/ km2 (2020). + Dân cư phân bố chênh lệch, tập trung chủ yếu ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây. → Tạo nên sự khác nhau trong phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền và ảnh hưởng tới việc khai thác tài nguyên ở miền Tây. + Trung Quốc có 56 dân tộc, trong đó người Hán đông nhất. Mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng, có kinh nghiệm và phương thức sản xuất khác nhau. → Tạo nên nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc song cũng nảy sinh một số vấn đề xã hội và quản lí cần giải quyết. - Đô thị hóa: phát triển và tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh và có nhiều đô thị đông dân như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán…
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác