Soạn mới giáo án Địa lí 11 cánh diều bài 15: Thực hành: Viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á

Soạn mới Giáo án địa lí 11 cánh diều bài Thực hành: Viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 15: THỰC HÀNH: VIẾT BÁO CÁO VỀ VẤN ĐỀ DẦU MỎ Ở KHU VỰC TÂY NAM Á

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Viết được báo cáo trình bày một số thông tin nổi bật về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác ở khu vực Tây Nam
  • Khai thác, chọn lọc, thu thập được các tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí khu vực Tây Nam Á
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Năng lực đặc thù: sử dụng các công cụ địa lí, khai thác internet phục vụ môn học, cập nhật thông tin, liên hệ thực tế.
  1. Phẩm chất
  • - Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Thu thập, chọn lọc, hệ thống hoá tư liệu về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác ở khu vực Tây Nam Á
  • Một số website có tư liệu về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác ở khu vực Tây Nam Á.

+ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC); https www opes on

+ Ngân hàng Thế giới (WB) https wwwxdbank

  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã có về vấn đề tài nguyên dầu mỏ và khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật “tia chớp" chỉ định bất kì một số HS nêu hiểu biết của mình về tài nguyên dầu mỏ và khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á hiện nay.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:

Để biết về vấn đề dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 15: Thực hành: Viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Viết được báo cáo trình bày một số thông tin nổi bật về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác ở khu vực Tây Nam
  3. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác ở khu vực Tây Nam
  4. Sản phẩm học tập: Tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác ở khu vực Tây Nam
  5. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 8 nhóm và thực hiện yêu câu:  Viết báo cáo trình bày một số thông tin nổi bật và tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

- GV gợi ý:

·      Tài nguyên dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á.

·      Trữ lượng dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á

·      Phân bố.

·      Khai thác dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á:

·      Phương thức khai thác.

·      Sản lượng khai thác và xuất khẩu

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

BÁO CÁO VỀ VẤN ĐỀ: TÀI NGUYÊN DẦU MỎ VÀ

VIỆC KHAI THÁC DẦU MỎ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á

1. Tài nguyên dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á

- Trữ lượng: Khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới với trữ lượng dầu đã được xác minh năm 2020 là 113,2 tỉ tấn dầu, chiếm 46,3% (gần một nửa) so với trữ lượng dầu mỏ của các mỏ dầu trên toàn thế giới (244,4 tỉ tấn).

- Phân bố: Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á được phát hiện đầu tiên vào năm 1908 tại I-ran, các mỏ dầu tập trung nhiều nhất ở các nước: Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.

2. Việc khai thác dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.

- Phương thức khai thác: Để khai thác dầu mỏ cần khoan những lỗ khoan gọi là giếng dầu. Khi khoan trúng lớp dầu lỏng, thông thường dầu sẽ tự phun lên do áp suất cao của vỉa. Khi lượng dầu giảm thì áp suất cũng giảm đi, phải dùng bơm hút dầu lên hoặc bơm nước hay khí xuống để duy trì áp suất cần thiết. Đa số nước trong khu vực có phần lớn các giếng dầu nằm trên đất liền và tương đối nông. Tuy nhiên tại nhiều khu vực khác các giếng dầu được khoan và khai thác ngoài biển kéo theo chi phí khá cao.

- Sản lượng khai thác: Sản lượng dầu thô các nước khu vực Tây Nam Á đã khai thác được năm 2020 đạt 1297,3 triệu tấn, chiếm 31,1% tổng sản lượng khai thác dầu thô của thế giới với 4165,1 triệu tấn. Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dồi dào, nhiều mỏ dầu lớn nằm gần cảng, hàm lượng các-bon, lưu huỳnh trong dầu thô thấp, giá nhân công rẻ, lợi nhuận cao nên trung bình hàng năm các nước này khai thác được hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm 1/3 sản lượng dầu toàn thế giới.

- Xuất khẩu:

+ Dầu mỏ của khu vực được khai thác và chuyển theo hệ thống ống dẫn tới các cảng để xuất khẩu dưới dạng dầu thô. Lượng dầu thô xuất khẩu của khu vực Tây Nam Á năm 2020 đạt 874,9 triệu tấn, chiếm 41,5% sản lượng dầu thô xuất khẩu của toàn thế giới (2108,6 triệu tấn).

+ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) được ra đời để kiểm soát giá dầu trên toàn thế giới - đây là một tổ chức hùng mạnh trong thương mại quốc tế.

+ Việc khai thác và vận chuyển dầu xuất khẩu tiềm ẩn nhiều nguy cơ tràn dầu gây ô nhiễm môi trường cao.

Soạn mới giáo án Địa lí 11 cánh diều bài 15: Thực hành: Viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án địa lí 11 cánh diều mới, soạn giáo án địa lí 11 cánh diều bài Thực hành: Viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á, giáo án địa lí 11 cánh diều

Soạn giáo án địa lí 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay