Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 24: THỰC HÀNH – VIẾT BÁO CÁO VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã có về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát video liên quan đến việc hoạt động đầu tư doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=l9yyJIGga2M
- Sau khi xem xong video, GV sử dụng kĩ thuật “tia chớp” chỉ định bất kì một số học sinh và trả lời câu hỏi: Nêu những hiểu biết về hoạt động kinh tế đối ngoại đầu tư doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu hiểu biết về hoạt động kinh tế đối ngoại đầu tư doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ: Hiện nay Việt Nam đang xếp thứ hai trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ mà các doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư chỉ sau Hoa Kỳ. Việc các Nhật Bản doanh nghiệp mở rộng đầu tư tại Việt Nam thể hiện sự gắn bó hữu nghị giữa hai nước đồng thời khẳng định Việt Nam là một thị trường đầu tư hấp dẫn.
Cầu Nhật Tân – cầu hữu nghị Việt – Nhật Acecook Việt Nam
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn được Nhật Bản đầu tư 9 tỉ USD
- GV dẫn dắt vào bài học: Kinh tế đối ngoại là một trong những hoạt động giúp Nhật Bản đem lại nguồn thu vốn và chứng minh được sức mạnh nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới của mình. Thông qua các mặt hàng xuất khẩu và các dự án đầu tư nước ngoài Nhật Bản đã chứng minh được sức hút và sự thành công trong việc phát triển kinh tế đối ngoại ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 24: Thực hành – Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm). - GV yêu cầu các nhóm HS dựng đề viết báo cáo theo mẫu gợi ý. - GV hướng dẫn HS mẫu báo cáo tham khảo:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin và thực hiện bản báo cáo. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trình bày Báo cáo: Hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét cách thức làm việc, sản phẩm bài báo cáo của HS. - GV chuyển sang nội dung mới. | Thực hành viết báo cáo hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản. (Bài báo cáo được đính kèm phía dưới Hoạt động Thực hành)
| |
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN 1. Hợp tác khoa học và chuyển giao công nghệ - Hợp tác khoa học + Chương trình Đối tác Phát triển của JiCA (chương trình hợp tác kỹ thuật cấp cơ sở) là chương trình thực hiện với mục đích hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội dân sự, trường đại học, chính quyền địa phương, các tổ chức pháp nhân công …của Nhật Bản thực hiện nguyện vọng triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế. + Chương trình được triển khai trong nhiều lĩnh vực giúp cải thiện cuộc sống và sinh kế của người dân địa phương khoảng 90 quốc gia trên toàn thế giới. - Chuyển giao công nghệ + Các hoạt động chuyển giao công nghệ chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản…), giáo dục, giao thông, sản xuất công nghiệp. + Việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ được xem là một trong nội dung quan trọng của công nghiệp Việt Nam – Nhật Bản. + Một số công nghệ được chuyển giao phải kể đến như công nghệ CAS (bảo quản nông, thủy sản), KPI lái xe, vắc – xin… Vải thiều Việt Nam được bảo quản bằng công nghệ CAS vẫn giữ được sự tươi ngon 2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) của Nhật Bản - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) + Nhật Bản là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI). + Các lĩnh vực mà các công ty Nhật Bản thường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bao gồm sản xuất, dịch vụ tài chính, bất động sản và năng lượng. + Các công ty Nhật Bản tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực khởi nghiệp và các công nghệ mới. + Các thị trường đầu tư của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hàn Quốc, các quốc gia Âu và Mỹ La – tinh. + Ý nghĩa: là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh của công ty Nhật Bản khi giúp mở rộng thị trường, tăng cường sự cạnh tranh và đóng góp vào sự phát triển kinh tế toàn cầu. Diễn biến nguồn vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2021 Video: https://www.youtube.com/watch?v=EO6Z_IplxTQ - Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) của Nhật Bản + Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) của Nhật Bản bao gồm các khoản hỗ trợ tài chính và kĩ thuật cho các quốc gia đang phát triển. + Chính phủ cam kết cung cấp hỗ trợ ODA cho hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. + ODA của Nhật Bản được chia làm nhiều loại, bao gồm các chương trình hợp tác kĩ thuật, giáo dục, y tế và phát triển kinh tế. + Nhật Bản cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp để giúp các quốc gia đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nền kinh tế.
Cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) Nhà ga T2 của sân bay Nội Bài |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác