Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
BÀI 9: EU – MỘT LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC LỚN. VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
+ Tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các nguồn tin cậy để phân tích được vị thế của EU, một số biểu hiện về hợp tác và liên kết của EU.
+ Đọc được bản đồ, sơ đồ, bảng số liệu,... để xác định quy mô, tổ chức, vị thế của EU.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và hoàn thành bảng KWL:
K (Em đã biết gì về liên minh châu Âu EU) | W (Em muốn biết gì về liên minh châu Âu EU) | L (Em đã học được gì về liên minh châu Âu EU) |
|
|
|
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Liên minh châu Âu (EU) được xem như là một tổ chức liên kết khu vực lớn, tương đối chặt chẽ và thống nhất; là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn hàng đầu thế giới; có vị thế ngày càng cao và vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Vậy EU có quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động như thế nào? EU có vị thế ra sao trong nền kinh tế thế giới?, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: EU – Một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.
Hoạt động 1: Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động
- Xác định được quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU.
- Đọc được bản đồ, bảng số liệu... để xác định quy mô của EU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân kết hợp SGK, hãy nêu khái quát quy mô của EU. - GV đọc thông tin, yêu cầu HS nêu mục tiêu nào của EU. - GV đưa ra tình huống: Có một doanh nghiệp Việt Nam muốn hợp tác với EU và gặp em để nhờ tư vấn về các cơ quan thể chế của EU. Em sẽ trình bày gì về các cơ quan thể chế của EU đề doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và hoạt động của từng cơ quan. - GV chia nhóm ngẫu nhiên, mỗi nhóm 4 – 5 HS. HS đọc SGK, lựa chọn thêm thông tin và viết ra giấy vai trò, nhiệm vụ, hoạt động của cơ quan thể chế nhóm mình tìm hiểu. Các nhóm cùng nhiệm vụ trao đổi với nhau và thống nhất nội dung. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, tự viết ra 1 câu khái quát về quy mô của EU. - GV có thể yêu cầu HS chuẩn bị trước các nội dung này; HS đưa ra thông tin, các HS khác trong lớp xác định thông tin đó thể hiện mục tiêu nào. - HS lắng nghe các thông tin và xác định mục tiêu - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. - GV có thể giảng giải các khái niệm, thuật ngữ trong bài học. GV yêu cầu HS trình bày lại theo cách hiểu của mình, triển khai thành các ý cụ thể hơn hoặc lấy thêm các ví dụ.... Khi đó mới chứng tỏ HS đã xác định được mục tiêu và thể chế hoạt động của EU. - Về mục tiêu của EU, GV cần nhắc cho HS xác định mục tiêu theo Hiệp ước Li-xbon, là mục tiêu hiện nay của EU. Mục tiêu theo Hiệp ước Ma-xtrích là mục tiêu từ khi thành lập. - GV mở rộng kiến thức: https://www.youtube.com/watch?v=ZzTE-ZrOz9o Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. - Một vài HS trình bày câu trả lời của mình. Các HS khác nhận xét. - GV mở rộng: + Tính đến năm 2019, EU có 28 quốc gia thành viên. Ngày 23-6-2016, nước Anh tiến hành trưng cầu dân ý về việc Anh rời khỏi EU. Sau nhiều thoả thuận, nước Anh đã chính thức rời khỏi EU vào ngày 31-12-2020. Vì vậy, đến năm 2021. EU có 27 quốc gia thành viên. + Mục tiêu của EU được mở rộng trong Điều 3 của Hiệp ước Lít-xbon: · Thúc đẩy sự đoàn kết, hoà bình, an ninh, tự do, công lí và hạnh phúc của công dân. · Thiết lập một thị trường nội khối và liên minh kinh tế, tiền tệ. · Đạt được sự phát triển bền vững dựa trên tăng trưởng kinh tế cân bằng, có tính cạnh tranh cao và tiến bộ xã hội. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động của EU - Quy mô: Năm 1993, với Hiệp ước Ma-xtrich, Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU). Tính đến năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên, chiếm 3,1 % diện tích và 5,7 % dân số thế giới - Mục tiêu: xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó, hàng hoá, dịch vụ, con người, được tự do lưu thông giữa các nước thành viên; tăng cường hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, an ninh và đối ngoại nhằm thúc đẩy sự thống nhất châu Âu và góp phần vào việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới - Thể chế hoạt động: EU thiết lập một thể chế hoạt động gồm: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban Liên minh châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Toà Kiểm toán châu Âu, Toà án Công lí EU. => Mọi vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị do các cơ quan đầu não này của EU quyết định.
|
Hoạt động 2: Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
- Phân tích được vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.
- Phân tích được số liệu, tư liệu về vị thế của EU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc theo 3 nhóm lớn. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm kết hợp kĩ thuật “khăn trải bàn” hoàn thành nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh, bảng số liệu, đọc thông tin và trả lời: + Nhóm 1: phân tích vị thế của EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế + Nhóm 2: phân tích vị thế của EU là trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới + Nhóm 3: phân tích vị thế của EU là trung tâm khoa học – công nghệ hàng đầu thế giới. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các thành viên mỗi nhóm ngồi theo vị trí như sau:
+ HS trong nhóm làm việc độc lập, ghi lại câu trả lời hoặc ý kiến cá nhân vào ô mang số của HS + Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời và viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0). - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang Hoạt động mới. | II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới 1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế - Năm 2021, EU đóng góp khoảng 17,8 % tỉ trọng GDP của thế giới. - Trong số 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới thì có ba nước thuộc EU là: Cộng hoà Liên bang Đức, Pháp, I-ta-li-a 2. Trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới - EU là nhà xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ lớn nhất thế giới. + Các mặt hàng EU nhập khẩu nhiều nhất là: dầu mỏ, khí tự nhiên, u-ra-ni-um... + Các mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới của EU là: ô tô, máy bay, điện tử, dược phẩm, nông sản,... + EU áp dụng một mức thuế chung từ bên ngoài đối với tất cả hàng hoá vào thị trường, đặt ra mức phạt thuế quan đối với các mặt hàng nhập vào EU có giá rẻ hơn so với mức giá ở nước xuất khẩu. - EU là một trung tâm tài chính lớn của thế giới. + Các thành phố lớn đồng thời là các trung tâm tài chính lớn của khu vực và thế giới như: Phran-phuốc (Cộng hoà Liên bang Đức), Pa-ri (Pháp), Lúc-xăm-bua (Lúc-xăm-bua), Am-xtéc-đam (Hà Lan). + Các hoạt động thương mại và tài chính quốc tế của EU có ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của thế giới. 3. Trung tâm khoa học – công nghệ hàng đầu thế giới. - Các nước EU “xây dựng Liên minh châu Âu thành một nền kinh tế tri thức có sức cạnh tranh và năng động hàng đầu thế giới”. - Khoa học công nghệ của EU được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực như: nông nghiệp và an ninh lương thực, môi trường, biến đổi khí hậu, đổi mới và tăng trưởng... - Những nước có tiềm lực mạnh về khoa học công nghệ là: Cộng hoà Liên bang Đức. Thụy Sĩ, Hà Lan, Phần Lan, Thụy Điển, |
Hoạt động 3: Hợp tác và liên kết trong khu vực
- Phân tích một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực của EU.
- Tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các nguồn tin cậy để phân tích biểu hiện hợp tác của EU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đưa ra tình huống: Có ý kiến cho rằng "Sức mạnh của EU đến từ sự thống nhất và hợp tác của Liên minh”. Em có đồng ý với nhận định trên không? Hãy lấy ví dụ chứng minh cho quan điểm của mình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân tìm kiếm các dẫn chứng để củng cố quan điểm của mình. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện một số HS đã hoàn thành để trình bày kết quả làm việc - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. - GV mở rộng: Tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt là một trong những hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới do Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Anh sáng lập; có trụ sở ở Tu-lu-dơ (Pháp). Các nước có sự hợp tác chặt chẽ trong quá trình sản xuất máy bay. E-bớt sử dụng khoảng 63 000 công nhân tại nhiều nhà máy sản xuất ở 3 quốc gia của EU (Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Tây Ban Nha) và Anh. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập. | III. Hợp tác và liên kết trong khu vực 1. Xây dựng một thị trường chung EU thống nhất, bền vững – Hàng hoá: Được đảm bảo di chuyển tự do trong biên giới của EU, đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn cao cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường – Dịch vụ: Tự do đối với các dịch vụ như vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch,... - Tiền vốn: Cho phép di chuyển các khoản đầu tư như mua tài sản và mua cổ phần giữa các quốc gia, mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối... – Con người: Công dân EU có thể di chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên để sinh sống, làm việc, học tập hoặc nghỉ hưu. 2. Thiết lập hệ thống tiền tệ bằng đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô) - Khu vực đồng Ơ-rô bao gồm 19 quốc gia thành viên EU, sử dụng đồng (-rô như một loại tiền tệ duy nhất. - Đồng Ơ-rô có vị trí cao trong giao dịch quốc tế, là đồng tiền dự trữ chính thức quốc tế. => Đồng Ơ-rô góp phần hoàn thiện thị trường chung châu Âu, gỡ bỏ những hàng rào phi thuế quan và có tác động tích cực đến hoạt động kinh tế, tài chính, đầu tư, tiết kiệm chi phí hành chính. 3. Hợp tác trong phát triển ngành hàng không vũ trụ - Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) có 17 thành viên, đã đưa hàng trăm vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ để thực hiện các nhiệm vụ về khoa học, quan sát Trái Đất, quan sát quỹ đạo, khí tượng và vật lí không gian. - Ngoài ra, các nước còn hợp tác trong việc phát triển và sản xuất máy bay dân dụng và quân sự, máy bay trực thăng, máy bay không người lái, động cơ hàng không.... => Quá trình hợp tác đã thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của EU nói chung và các nước thành viên nói riêng. Các công ty hàng không vũ trụ lớn ở EU giữ vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ toàn cầu. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác