Soạn mới giáo án Địa lí 11 cánh diều bài 23: Kinh tế Nhật Bản

Soạn mới Giáo án địa lí 11 cánh diều bài Kinh tế Nhật Bản. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 23: KINH TẾ NHẬT BẢN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải thích được tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.
  • Trình bày được sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế, so sánh được các vùng kinh tế theo những đặc điểm nổi bật.
  • Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét, phân tích được số liệu, tư liệu.
  • Vẽ được biểu đồ, nhận xét.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi, hợp tác cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: chủ động, tích cực, xác định nhiệm vụ; tìm kiếm, hệ thống hóa các thông tin cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực địa lí:

  • Nhận thức nhận thức khoa học địa lí: Trình bày sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế; so sánh được các vùng kinh tế theo những đặc điểm nổi bật; giải thích được tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.
  • Tìm hiểu địa lí: Đọc được bản đồ, rút ra được nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu; liên hệ thực tế, cập nhật thông tin; vẽ được biểu đồ, nhận xét.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, tích cực tìm tỏi, sáng tạo trong học tập.
  • Yêu nước, trách nhiệm: Từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản, liên hệ với tình hình phát triển kinh tế đất nước, từ đó xác định trách nhiệm của bản thân trong học tập, rèn luyện và cống hiến.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Video clip về kinh tế Nhật Bản.
  • Các bản đồ: Bản đồ phân bố một số trung tâm công nghiệp và ngành công nghiệp của Nhật Bản năm 2020; Bản đồ phân bố nông nghiệp của Nhật Bản năm 2020.
  • Các bảng số liệu: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961 – 2020; Cơ cấu GDP của Nhật Bản giai đoạn 2010 – 2020; Trị giá xuất khẩu; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2020; Sản lượng lúa gạo và thịt bò của Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2020.
  • Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế Nhật Bản và phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Địa lí 11

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã có về kinh tế Nhật Bản.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

  1. Nội dung:

- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn cho HS, HS trả lời những câu hỏi liên quan một số sản phẩm, thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản.

  1. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS về trò chơi: Ai nhanh hơn.

  1. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Ai nhanh hơn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn – trả lời các câu hỏi liên quan đến một số sản phẩm, thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản.  

- GV phổ biến luật trò chơi:

+  Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ có “1 phút vàng” tiếp sức lên bảng ghi tên các thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng của Nhật Bản

+  Mỗi một tên thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng của Nhật Bản sẽ được cộng 10 điểm. Cuối trò chơi đội nào tìm được nhiều nhất sẽ được thưởng phần quà bí mật. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và chơi trò chơi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm lên trình bày kết quả nhóm mình.  

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và gợi ý một số thương hiệu, sản phẩm nổi bật: Nhật Bản được biết đến với một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ không kém các cường quốc như Hoa Kỳ, Anh… Nhật Bản là cái nôi xuất khẩu ra nhiều thương hiệu nổi tiếng và ngày nay những thương hiệu, sản phẩm đó đều phổ biến trên thị trường thế giới và nhận được sự ưa chuộng của người tiêu dùng.

      Thương hiệu quần áo Uniqlo nổi tiếng        MUJI nổi tiếng với sự tối giản

      Tập đoàn xe Toyota nổi tiếng                   Tập đoàn công nghiệp Yamaha

Tập đoàn Sony chuyên sản phẩm điện tử tiêu dùng

-  GV dẫn dắt HS vào bài học: Nền kinh tế Nhật Bản phát triển qua nhiều giai đoạn với tốc độ tăng trưởng khác nhau; là nền kinh tế có kĩ thuật, công nghệ và mức độ công nghiệp hóa cao. Vậy nguyên nhân nào đã tác động đến nền kinh tế Nhật Bản? Các ngành kinh tế ở Nhật Bản phát triển và phân bố như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 23: Kinh tế Nhật Bản.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Bảng 23.1, Bảng 23.2, thông tin trong mục I SGK tr. 108, 109 và trả lời câu hỏi:

- Trình bày tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.

- Giải thích tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản và chuẩn kiến thức GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở cho HS (bằng phương pháp đàm thoại): Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản có sự phát triển thần kỳ về mặt kinh tế.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Bảng 23.1, 23.2, thông tin trong mục I  SGK tr.108 - 109 và trả lời câu hỏi (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1):

+ Trình bày tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.

+ Giải thích tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.

- GV trình chiếu thêm cho HS về hình ảnh liên quan đến tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản (Đính kèm ảnh phái dưới Hoạt động 1).

  
 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, bảng, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2  nhóm HS trình bày kết quả thảo luận tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản.

- GV yêu cầu các  1 – 2 nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản là bài học dành cho các nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) trong công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước hiện nay.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tình hình phát triển kinh tế.

- Qúa trình phát triển kinh tế Nhật Bản trải qua nhiều giai đoạn:

Nền kinh tế của Nhật Bản có sự phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau.

+ Từ năm 1955: kinh tế phát triển với tốc độ cao, bình quân 10%/năm.

+ Năm 1968: kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ.

+ Nền kinh tế Nhật Bản chịu tác động của nhiều cuộc khủng hoảng: khủng hoảng dầu mỏ (1970), “bong bóng kinh tế” (1991), khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007 – 2008).

+ Năm 2008: kinh tế Nhật Bản chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh,  cạnh tranh kinh tế, thiếu lao động…. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản thiếu ổn định có xu hướng giảm.

+ Nhật Bản hiện nay vẫn là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.

- Cơ cấu kinh tế:

+ GDP của Nhật Bản đạt 5 040 tỉ USD, chiếm khoảng 6% GDP toàn thế giới (năm 2020).

+ Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế Nhật Bản và chiếm tỉ trọng cao nhất.

- Chiến lược phát triển kinh tế Nhật Bản:

+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tập trung phát triển có trọng điểm các ngành then chốt ở mỗi giai đoạn.

+ Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, xây dựng các ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao, đẩy mạnh đầu tư nước ngoài.

+ Hiện đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình.

+ Xúc tiến các chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính.

+ Con người và truyền thống văn hóa là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.

Bảng 23.1. GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961 – 2020

Năm

Tiêu chí

1961

1970

1990

2000

2010

2019

2020

GDP (tỉ USD)

53,5

212,6

3132,0

4968,4

5759,1

5123,3

5040,1

Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

12,0

2,5

4,8

2,7

4,1

0,3

-4,3

(Nguồn: WB,2022)

Bảng 23.2. Cơ cấu GDP của Nhật Bản giai đoạn 2010 – 2020

(Đơn vị: %)

Năm

GDP

2010

2015

2020

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

1,1

1,0

1,0

Công nghiệp. xây dựng

28,3

28,6

29,1

Dịch vụ

70,5

69,8

69,6

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

0,1

0,6

0,3

(Nguồn: WB, 2022)

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHẬT BẢN

           

Nhật Bản bại trận chịu hậu quả nặng nề sau       Một góc thủ đô Tokyo năm 1964

                        Thế chiến II

        

Sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp xếp hàng dài     Nhật Bản trở thành “con rồng Châu Á”   

hội chợ việc làm trong thời kì “bong bóng kinh tế”

Hoạt động 2: Tìm hiểu công nghiệp

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự phát triển, phân bố ngành công nghiệp.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm theo nhóm nhỏ (4 – 6 người/ nhóm), khai thác Hình 23.1, mục Em có biết, thông tin mục II.1 SGK tr.109 - 111 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:

- Xác định sự phân bố các ngành công nghiệp trên bản đồ.

- Trình bày sự phát triển của ngành công nghiệp Nhật Bản.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở cho HS (bằng phương pháp đàm thoại): Ngành công nghiệp của Nhật Bản là một trong những ngành phát triển và đem lại nguồn thu cho xứ sở hoa anh đào.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ ( 4 – 6 HS/ nhóm), khai thác Hình 23.1, thông tin mục II.1 SGK tr.109 - 111 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:…

Dựa vào Hình 23.1, thông tin mục II.1 SGK tr.109 – 11, hãy hoàn thành thông tin về ngành công nghiệp Nhật Bản:

NGÀNH CÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN

- Đặc điểm chung:……………………………………………..

- Các ngành công nghiệp

Ngành

công nghiệp

Tình hình

phát triển

Phân bố

Điện tử - tin học

 

 

Cơ khí

 

 

Luyện kim

 

 

Hóa chất

 

 

Thực phẩm

 

 

- GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.111: Thành tựu công nghiệp Nhật Bản.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, video, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-  GV mời đại diện 1 – 2  nhóm HS nếu kết quả hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, và kết luận: Ngành công nghiệp là ngành mũi nhọn của Nhật Bản. Hiện nay những sản phẩm công nghiệp của “đất nước mặt trời mọc” phân bố khắp nói trên thế giới như thiết bị điện tử, người máy, tàu biển…

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

II. Các ngành kinh tế

1. Công nghiệp

Kết quả Phiếu học tập số 1 được đính kèm phía dưới Hoạt động 2.

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:…

Dựa vào Hình 23.1, thông tin mục II.1 SGK tr.109 – 11, hãy hoàn thành thông tin về ngành công nghiệp Nhật Bản:

NGÀNH CÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN

- Đặc điểm chung:

+ Công nghiệp là ngành mũi nhọn của nền kinh tế Nhật Bản, chiếm khoảng 29% trong GDP của cả nước (năm 2020) và giữ vị trí cao trong nền kinh tế thế giới.

+ Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng. các ngành công nghiệp chính là: chế tạo điện tử - tin học, luyện kim, hóa chất, công nghiệp thực phẩm….

+ Nhiều lĩnh vực công nghiệp của Nhật Bản có trình độ kĩ thuật và công nghệ cao hàng đầu thế giới như sản xuất kim loại và vật liệu, đóng tàu, điện tử - tin học. ..

- Các ngành công nghiệp:

Ngành công nghiệp

Tình hình phát triển

Phân bố

Điện tử - tin học

- Phát triển với tốc độ nhanh, dẫn đầu thế giới.

- Sản phẩm công nghiệp nổi bật là máy tính và rô – bốt.

Các trung tâm lớn là Tô – ky – ô, Na – ga – xa – ki, Phu – xu – ô – ca.

Cơ khí

- Phát triển mạnh và chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu (năm 2020).

- Nổi bật là ngành sản xuất ô tô và đóng tàu đứng hàng đầu thế giới.

- Ngành này có khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng, áp dụng tối đa các công nghệ tiên tiến và đạt hiệu quả cao.

Các trung tâm công nghiệp chế tạo lớn là Tô – ky – ô, Na – gôi – a, Ô – xa – ca.

Luyện kim

- Dựa vào nguyên liệu nhập từ nước ngoài.

- Tốc độ phát triển nhanh ứng dụng phổ biến kĩ thuật và công nghệ hiện đại.

- Nhật Bản là nước xuất khẩu thép đứng thứ hai thế giới.

Các trung tâm công nghiệp chế tạo lớn là: Tô – ky – ô, I – ô – cô – ha – ma, Na – gôi – a.

Hóa chất

- Là một trong những ngành công nghệ cao của Nhật Bản.

- Các sản phẩm của công nghiệp hóa chất như: nhựa, vật liệu cách nhiệt, cao su tổng hợp… xuất khẩu sang nhiều nước.

Phân bố chủ yếu ở Tô – ky – ô, Na – gôi – a, Cô – chi…

Thực phẩm

- Sản phẩm đa dạng, trình độ phát triển cao, đầu tư ra nước ngoài lớn.

Phân bố chủ yếu ở I – ô – cô – ha – ma, Ky – ô – tô, Mu – rô – ran.

            

     Ngành công nghiệp rô – bốt Nhật Bản    Canon - Ông hoàng sản xuất máy ảnh Nhật Bản

Video: https://www.youtube.com/watch?v=FVtexm-aDD8

Hoạt động 3: Dịch vụ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ Nhật Bản.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Bảng 23.3, thông tin mục II.2 SGK tr.111 - 112 và trả lời câu hỏi: Trình bày sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ Nhật Bản.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, giao nhiệm vụ cụ thể: Khai thác Bảng 23.3, thông tin mục II.2 SGK tr.111 – 112 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ của Nhật Bản (Đính kèm phía dưới Hoạt động 3)

- GV cung cấp thêm cho HS quan sát thêm hình ảnh, video liên quan đến ngành dịch vụ Nhật Bản:

Sân bay quốc tế Han – ne - đa

Ngân hàng Mít – su – bi - shi

Tàu viên đạn Shincansen

Cố đô Ky – ô – tô

https://www.youtube.com/watch?v=OFJTkCsDAKQ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục, sưu tầm thêm thông tin từ sách, báo, internet, trả lời câu hỏi.  

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận về sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ của Nhật Bản.

- GV yêu cầu 1 – 2 HS khác nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận: Với sự đa dạng của các loại hình dịch vụ đã tạo điều kiện phát triển kinh tế Nhật Bản trên các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, du lịch… đem lại nguồn thu nhập khổng lồ cho “con rồng Châu Á”.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

2. Dịch vụ

Là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản, chiếm khoảng 69,6% giá trị GDP (năm 2020). Cơ cấu đa dạng với nhiều lĩnh vực có trình độ phát triển cao.

- Giao thông vận tải: Phát triển hiện đại đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

+ Giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt, với cảng biển lớn và hiện đại là: Tô – ky – ô, Ô – xa – ca…

+ Giao thông hàng không phát triển mạnh với 176 sân bay cùng các hệ thống sân bay như Ha – nê – đa, Na – ri – đa…

+ Hệ thống tàu điện ngầm hiện đại tập trung ở các thành phố lớn.

- Ngành bưu chính viễn thông: phát triển mạnh, đứng thứ năm thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian.

- Du lịch: có nhiều phong cảnh đẹp và di tích lịch sử - văn hóa độc đáo tạo điều kiện phát triển du lịch. Hoạt động du lịch đóng góp hơn 7% vào GDP (năm 2020).

- Thương mại:

+ Ngoại thương: có vai trò đặc biệt trong nền kinh tế Nhật Bản.

·      Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt hơn 1500 tỉ USD (năm 2020).

·      Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị điện tử, sắt thép…

·      Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: nhiên liệu hóa thạch, nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp, ngũ cốc…

·      Các đối tác thương mại là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Đông Nam Á…

+ Nội thương: phát triển lâu đời và có hệ thống rộng khắp, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng. 

- Ngành tài chính ngân hàng: đứng hàng đầu thế giới với hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển. Tô – ky – ô là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản.

Bảng 23.3. Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản

giai đoạn 2000 – 2020

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm

Trị giá

2000

2005

2010

2015

2020

Nhập khẩu

519,9

667,5

859,2

775,0

785,4

Xuất khẩu

452,1

599,8

782,1

799,7

786,2

(Nguồn: WB,2022)

Hoạt động 4: Nông nghiệp

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp Nhật Bản.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, khai thác Bảng 23.4, Hình 23.3, mục Em có biết, thông tin mục II.2 SGK tr.126 – 127 và hoàn thành trả lời câu hỏi:

- Xác định sự phân bố một số nông sản của Nhật Bản trên bản đồ.

- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp Nhật Bản.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở cho HS (bằng phương pháp đàm thoại): Điều kiện địa hình của Nhật Bản tuy không thuận lợi trong canh tác nhưng ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng đối với kinh tế nước này. 

- GV chia HS cả lớp thành các cặp đôi thảo luận.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: khai thác Hình 23.3, Bảng 23.4, thông tin mục II.3 SGK tr.113 - 114 và trả lời câu hỏi (Đính kèm phía dưới Hoạt động 4):

+ Xác định sự phân bố một số nông sản của Nhật Bản trên bản đồ.

+ Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp Nhật Bản.

- GV cung cấp thêm cho HS quan sát thêm hình ảnh liên quan đến ngành nông nghiệp Nhật Bản (Đính kèm phía dưới Hoạt động 4).

- GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.113: Nông nghiệp hiện đại của Nhật Bản.

 https://www.youtube.com/watch?v=6HJrHLBjCi4

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, video, thông tin trong mục, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả xác định sự phân bố và tình hình phát triển của ngành nông nghiệp Nhật Bản.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhận xét, bổ sung (nếu cỏ).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Ngành nông – lâm – thủy sản dù không là ngành mũi nhọn của Nhật Bản nhưng đã góp phần làm phát triển kinh tế đất nước với những mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Nông nghiệp

Nông nghiệp Nhật Bản thu hút khoảng 3% lực lượng lao động và chiếm khoảng 1,0% GDP (năm 2020).

- Nhật Bản có nền nông nghiệp hiện đại, công nghệ tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm cao.

- Hình thức sản xuất là trang trại quy mô vừa và nhỏ.

- Trồng trọt: chiếm hơn 63% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm chủ yếu như lúa gạo, rau, hoa quả tập trung chủ yếu ở đảo Hô  cai – đô, tỉnh Ca – ga – oa, tỉnh A – ki – ta….

- Chăn nuôi: phát triển với các vật nuôi chủ yếu là gà, bò, lợn… Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh, có sản lượng cao tập trung ở Hô – cai – đô.

- Lâm nghiệp: diện tích rừng lớn chiếm khoảng 66% diện tích lãnh thổ. Nhật Bản quan tâm đến việc bảo vệ rừng và tăng diện tích rừng.

- Thủy sản:

+ Đánh bắt thủy sản được hiện đại và áp dụng kĩ thuật số, trí tuệ nhân tạo. Sản lượng đánh bắt hằng năm cao chủ yếu là cá thu, cá ngừ, tôm, cua…

+ Nuôi trồng thủy sản phát triển phân bố rộng rãi với vật nuôi chủ yếu là tôm, rong biển, sò…

Bảng 23.4. Sản lượng lúa gạo và thịt bò của Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2020

(Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

Sản lượng

2000

2010

2020

Lúa gạo

11 863

10 596

9 708

Thịt bò

530

515

477

(Nguồn: FAO, 2022)

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN

                        

         Chăn nuôi bò sữa ở Hô – cai – đô                  Lúa – cây trồng chính ở Nhật Bản

                   

           Ngư dân Nhật dùng lưới bắt cá heo                           Chợ cá Tsukiji, Tokyo

Video: https://www.youtube.com/watch?v=_30JfI9-E84 (từ 0:27 đến 5:41)

Soạn mới giáo án Địa lí 11 cánh diều bài 23: Kinh tế Nhật Bản

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án địa lí 11 cánh diều mới, soạn giáo án địa lí 11 cánh diều bài Kinh tế Nhật Bản, nhập khẩu của Hoa Kỳ, giáo án địa lí 11 cánh diều

Soạn giáo án địa lí 11 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay