Soạn mới giáo án Địa lí 11 cánh diều bài 29: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cữ xã hội của Cộng hòa Nam Phi

Soạn mới Giáo án địa lí 11 cánh diều bài Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cữ xã hội của Cộng hòa Nam Phi. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CỘNG HÒA NAM PHI

BÀI 29: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ, XÃ HỘI CỘNG HÒA NAM PHI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế.
  • Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi, hợp tác cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: chủ động, tích cực, xác định nhiệm vụ, tìm kiếm, hệ thống hóa các thông tin cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực địa lí:

  • Nhận thức khoa học địa lí: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế; phân tích tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội.
  • Tìm hiểu Địa lí: Đọc được bản đồ, quan sát tranh ảnh, liên hệ thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập.
  • Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt về đặc điểm dân cư, dân tộc, xã hội một quốc gia.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Video clip về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội Cộng hòa Nam Phi.
  • Các bản đồ: Bản đồ tự nhiên Cộng hòa Nam Phi; Bản đồ mật độ dân số và một số đô thị của Cộng hòa Nam Phi năm 2020.
  • Bảng số liệu số dân và tỉ lệ gia tăng dân số của Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 2000 – 2020.
  • Một số tranh ảnh về thiên nhiên và con người đất nước Cộng hòa Nam Phi.
  • Phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Địa lí 11

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tò mò cho học sinh nhằm hướng học sinh tìm hiểu các vấn đề của Cộng hòa Nam Phi trong bài học.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát hình và các từ khóa để đoán tên quốc gia và nêu hiểu biết của HS về những từ khóa liên quan đến quốc gia đó.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS hiểu biết về Cộng hòa Nam Phi.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cung cấp cho HS những bức hình liên quan đến các vấn đề nổi trội của đất nước Nam Phi và các từ khóa để HS đoán tên quốc gia và nêu hiểu biết của HS về những từ khóa được nêu.

- GV cung cấp hình và từ khóa:

                                       

Hình 1: Biểu tình xóa chế độ phân biệt chủng tộc      Hình 2: Nelson Mandela

                                

 Hình 3: Mũi Hảo Vọng                                               Hình 4: Đại dịch AIDS

- Sau khi cung cấp các hình cùng từ khóa, GV đặt câu hỏi cho HS: “Dựa vào những hình ảnh và từ khóa được cung cấp, em hãy đoán tên quốc gia được nhắc đến và nêu hiểu biết của bản thân về những từ khóa được nêu trên”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi và nêu hiểu biết của bản thân.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những hình ảnh và từ khóa được cung cấp trên gợi đến đất nước CỘNG HÒA NAM PHI.

+ Hình 1: Chế độ phân biệt chủng tộc được bắt nguồn từ lịch sử đất nước Nam Phi khi người da trắng mua người da đen làm nô lệ và tạo nên một chế độ tàn bạo nhất trong lịch sử.

+ Hình 2: Nelson Mandela là tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi đồng thời là anh hùng chấm dứt cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc.

+ Hình 3: Mũi Hảo Vọng là điểm du lịch nổi tiếng thế giới khi là nơi giao hòa giữa hai đại dương của thế giới: Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

+ Hình 4: Nam Phi là nước có số người nhiễm HIV cao nhất khoảng 6 triệu người chiếm 10% dân số nước này.

- GV dẫn dắt HS vào bài mới: Cộng hòa Nam Phi nằm ở phía nam của châu Phi, ba mặt giáp đại dương có thiên nhiên đa dạng và phong phú, là quốc gia đa văn hóa với nhiều ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau…Những đặc điểm đó tác động như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 29: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Cộng hòa Nam Phi.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 29.1, mục Em có biết, thông tin mục I SGK tr.137 và trả lời câu hỏi:

- Trình bày vị trí địa lí của Cộng hòa Nam Phi.

- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Nam Phi.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm và ảnh hưởng của vị trí địa lí của Cộng hòa Nam Phi và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 29.1 SGK tr.137 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Trình bày vị trí địa lí của Cộng hòa Nam Phi.

+ Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Nam Phi.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK tr.137 và trả lời câu hỏi: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Nam Phi. 

- GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.137: Mũi Hảo Vọng  

https://www.youtube.com/watch?v=IggSv-NkZp0

  
 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm và ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Nam Phi.  

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Nam Phi – quốc gia có nhiều thủ đô nhất thế giới đồng thời chung biên giới với nhiều nước đã tạo nên nét đặc sắc và  điều kiện thuận lợi cho “quốc gia cầu vồng”.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Vị trí địa lí

- Đặc điểm vị trí:

+ Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam, là vùng đất cuối cùng phía nam châu Phi.

+ Chung biên giới với sáu quốc gia là Na – mi – bi – a, Bốt – xoa – na, Dim – ba – bu – ê, Mô – dăm – bích, E – xoa – ti – ni, Lê – xô – thô; tiếp giáp hai đại dương là Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

+ Lãnh thổ trải dài theo chiều vĩ tuyến từ khoảng 22°N đến 35°N và theo chiều kinh tuyến từ khoảng 17°Đ đến 33°Đ.

+ Ấn ngữ con đường biển quan trọng giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

- Ảnh hưởng phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội: thuận lợi để phát triển kinh tế biển, giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới đồng thời là cửa ngõ ra thế giới của một số nước châu Phi.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm, khai thác Hình 29.1, thông tin mục II SGK tr.138 - 140 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:

- Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Cộng hòa Nam Phi.

- Phân tích tác động của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế Cộng hòa Nam Phi.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Khai thác Hình 29.1, thông tin mục II SGK tr.138 - 140 và hoàn thành Phiếu học tập số 1 (Đính kèm hình phía dưới Hoạt động 2):

+ Nhóm 1, 2: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của địa hình và đất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Nam Phi.

+ Nhóm 3, 4: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của khí hậu và sông, hồ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Nam Phi.

+ Nhóm 5, 6: Trình bày đặc điểm và phân tích ảnh hưởng của sinh vật, khoáng sản và biển đối với sự phát triển kinh tế – xã hội Cộng hòa Nam Phi

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:…

Dựa vào Hình 29.1, thông tin mục II SGK tr.138 - 140, hoàn thành thông tin về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Cộng hòa Nam Phi vào bảng sau:

ĐẶC ĐIỂM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN

 TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN CỦA CỘNG HÒA NAM PHI 

Thành phần tự nhiên

Đặc điểm

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội

1. Địa hình và đất

 

 

2. Khí hậu

 

 

3. Sông hồ

 

 

4. Sinh vật

 

 

5. Khoáng sản

 

 

6. Biển

 

 

- GV cung cấp thêm cho HS quan sát thêm hình ảnh, video liên quan đến điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Cộng hòa Nam Phi (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trong nhóm làm việc độc lập, ghi phần trình bày của mình ra giấy nháp trong vòng 8 phút.

- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân,  HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục, sưu tầm thêm thông tin từ sách, báo, internet, hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu 3 nhóm còn lại nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nam Phi đã tạo nên một xứ sở thần tiên giữa đời thực với những khung cảnh thiên nhiên lay động lòng người. Nam Phi là một trong 17 quốc gia trên thế giới được coi là đa dạng về sinh thái và tài nguyên thiên nhiên góp phần đóng góp có giá trị đến nền kinh tế nước này.

- GV chuyển sang nội dung mới.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN CỘNG HÒA NAM PHI

              

                   Dãy núi Đrê – ken – béc                                    Sông Lim – pô – pô

                

Mỏ Kimblerley – mỏ kim cương khổng lồ            Mỏ vàng Mponeng – mỏ vàng sâu nhất

Video: https://www.youtube.com/watch?v=g2uBzVIhQB8

                  

        Một góc cảnh quan hoang sơ của                              Công viên Núi Bàn

             công viên Ka – ru - giơ

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:….

Dựa vào Hình 29.1, thông tin mục II SGK tr.138 - 140, hoàn thành thông tin về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Cộng hòa Nam Phi vào bảng sau:

ĐẶC ĐIỂM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN CỦA CỘNG HÒA NAM PHI 

Điều kiện tự nhiên 

Đặc điểm

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội

1. Địa hình và đất đai

 Địa hình Cộng hòa Nam Phi chủ yếu là núi, cao nguyên và đồi; đồng bằng.

+ Cao nguyên Trung tâm nằm ở nội địa, rộng lớn, cao ở phía đông thoải dần về phía tây, nam và tây nam. Phía đông nam cao nguyên là một gờ núi dạng vòng cung, có dãy núi Đrê – ken – béc kéo dài khoảng 1000 km với một số đỉnh núi cao trên 3000m.

+ Vùng đồi núi thấp nằm ở phía đông bắc và tây nam cao nguyên, ở phía đông nam Đrê – ken – béc là vùng chuyển tiếp từ núi, cao nguyên xuống đồng bằng ven biển, có độ cao giảm dần về tây nam.

+ Dãy núi Kếp gồm các dải núi thấp chạy song song phân cách bằng các thung lũng.

+ Đồng bằng ven biển nằm ở tây nam và đông nam, nhỏ hẹp chạy dài theo bờ của hai đại dương.

+ Quần đảo Prin Ét – uốt nằm ở cận Nam Cực.

- Khu vực cao nguyên Trung tâm nội địa thuận lợi cho quần cư và phát triển kinh tế.

- Khu vực vùng đồi thấp thuận lợi cho quần cư và phát triển sản xuất.

- Dãy núi Kếp có đất đai khá màu mỡ, thuận lợi cho trồng cây ăn quả (nho, cam, chanh…)

- Đồng bằng ven biển có đất phù sông thuận lợi cho trồng các cây hàng năm (lúa mì, ngô, lạc…)

- Quần đảo Prin Ét – uốt có tiềm năng về du lịch và là cơ sở cho đánh cá biển xa bờ.

2. Khí hậu

Nằm trong các đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt nhưng có sự phân hóa rõ rệt giữa các vùng. Phía tây có khí hậu nhiệt đới lục địa khô hạn, phía đông có khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều. Phía nam và tây nam có khí hậu cận nhiệt địa trung hải.   

Phía tây khó khăn cho sản xuất và đời sống, phía đông thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Phía nam và tây nam thích hợp cho phát triển các loại cây trồng cận nhiệt.   

3. Sông, hồ

- Mạng lưới sông, hồ khá thưa thớt, hầu hết là sông nhỏ và dốc, hai sông quan trọng là O – ran – giơ và Lim – pô – pô.

- Sông O – ran – giơ với phần lớn chiều dài chảy qua cao nguyên và vùng núi, đổ ra Đại Tây Dương. Sông Lim – pô – pô đổ ra Ấn Độ Dương.

Các sông có giá trị về thủy điện đồng thời là nguồn cung cấp nước ngọt.   

4. Sinh vật

- Diện tích rừng nhỏ, thảm thực vật chủ yếu là có thảo nguyên.

- Có nhiều gỗ quý như: lim, thông đen và nhiều loài thú như: sư tử, báo, voi, tê giác…

- Nam Phi là quốc gia giàu đa dạng với hơn 20 000 loài thực vật.

- Đất nước có hơn 290 khu bảo tồn thiên nhiên như Công viên Ka – ru – giơ, Công viên quốc gia Núi Bàn.     

Cung cấp nguồn gen và nguyên liệu có giá trị cho sản xuất và đời sống của người dân, tạo lợi thế để phát triển các hoạt động du lịch.   

5. Khoáng sản

- Tài nguyên khoáng sản phong phú, có trữ lượng lớn: kim cương, vàng, quặng sắt, bạch kim…

- Phân bố chủ yếu ở khu vực nội địa.     

Khoáng sản là nguồn xuất khẩu quan trọng và nguyên liệu cho công nghiệp Cộng hòa Nam Phi.

6. Biển

- Cộng hòa Nam Phi án ngữ vùng biển rộng lớn ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và nơi gặp nhau của hai đại dương ở phía nam mũi Hảo Vọng.

- Đường bờ biển dài, có nhiều bãi biển đẹp, vùng biển ven bờ có nhiều san hô và tảo biển… thích hợp phát triển du lịch biển.

Phát triển hoạt động đánh bắt hải sản, đồng thời thuận lợi cho giao thông hàng hải.  

Hoạt động 3: Tìm hiểu dân cư

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, khai thác Hình 29.3, Bảng 29, thông tin mục III.1 SGK tr.140 - 142 và trả lời câu hỏi:

- Trình bày đặc điểm dân cư của Cộng hòa Nam Phi.

- Phân tích tác động của các đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Nam Phi.  

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm; ảnh hưởng của dân cư Cộng hòa Nam Phi và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở cho HS (bằng phương pháp đàm thoại): Nam Phi được coi là một quốc gia đa sắc tộc với sự xuất hiện của nhiều cộng đồng người và có 11 ngôn ngữ chính thức.

- GV chia HS cả lớp thành các cặp đôi.  

- GV giao nhiệm cụ thể: Khai thác Hình 29.3, Bảng 29, thông tin mục III.1 SGK tr.140 - 142 và trả lời câu hỏi:

+ Trình bày đặc điểm dân cư của Cộng hòa Nam Phi.

+ Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội Cộng hóa Nam Phi.

(Đính kèm ảnh và bảng phía dưới Hoạt động 3)

- GV cung cấp thêm cho HS quan sát thêm hình ảnh, video liên quan đến dân cư Cộng hòa Nam Phi:

Người da đen, da trắng và da màu sống trên lãnh thổ

Nam Phi

Một cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc Nam Phi

Video: https://www.youtube.com/watch?v=7VK9eike2VY

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2  nhóm HS phân tích đặc điểm, tác động của dân cư Cộng hòa Nam Phi. 

- GV mời đại diện các nhóm HS còn lại nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Cộng hòa Nam Phi là quốc gia đa sắc tộc với cộng đồng người da trắng, người da đen, da màu đã tạo nên một nền văn hóa đặc sắc và tạo điều kiện giúp Nam Phi có 11 ngôn ngữ chính thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

III. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

- Số dân

+ Số dân khá động, 59,3 triệu người.

+ Dân số tự nhiên vẫn còn khá cao.  

Lực lượng lao động dồi, gây ra nhiều sức ép về vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.  

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số trung bình khoảng 49 triệu người/ km².

+ Dân cư phân bố bố không đều: phân bố tập trung đông ở phía đông, đông bắc và các vùng duyên hải phía nam; các vùng còn lại thưa thớt.

Ảnh hưởng lớn tới sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.

- Thành phần dân tộc: quốc gia đa sắc tộc, người da đen chiếm tỉ lệ cao nhất. Nạn phân biệt chủng tộc nặng nề nhất thế giới.

Việc chống nạn phân biệt chủng tộc đã mang lại nhiều kết quả, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài.  

- Đô thị hóa: Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh. Đô thị hóa gắn liền với sự phát triển công nghiệp khai khoáng và nhiều đô thị thu hút lực lượng lao động.

Phát triển một số thành phố lớn là những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa quan trọng của đất nước  như Prê – tô – ri – a, Kếp – tao….

Bảng 29. Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số của Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 2000 – 2020

Năm

Tiêu chí

2000

2005

2010

2015

2020

Số dân (triệu người)

44,9

47,9

51,2

55,4

59,3

Tỉ lệ gia tăng dân số (%)

1,4

1,2

1,5

1,5

1,2

(Nguồn: WB, 2022)

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu dân cư

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được tác động của các đặc điểm xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục III.2 SGK tr.143 và trả lời câu hỏi:

- Trình bày đặc điểm xã hội của Cộng hòa Nam Phi.

- Phân tích tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Nam Phi.   

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm; ảnh hưởng của xã hội Cộng hòa Nam Phi và chuẩn kiến thức của GV.
Soạn mới giáo án Địa lí 11 cánh diều bài 29: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cữ xã hội của Cộng hòa Nam Phi

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án địa lí 11 cánh diều mới, soạn giáo án địa lí 11 cánh diều bài Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cữ xã hội của Cộng hòa Nam Phi, giáo án địa lí 11 cánh diều

Soạn giáo án địa lí 11 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay