Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 22. HYDROGEN HALIDE. MUỐI HALIDE
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận xét và giải thích được xu hướng biến dổi nhiệt độ sôi của các hydrogen halide từ HCl tới HI. Giải thích được sự bất thường về nhiệt độ sôi của HF so với HX khác.
- Trình bày được xu hướng biến đổi tính acid của dãy hydrohalic acid.
- Thực hiện được thí nghiệm phân biệt các ion F-, Cl-, Br-, I- bằng thuốc thử là Silver nitrate.
- Trình bày được tính khử của các ion halide(Cl-, Br-, I-) thông qua phản ứng với chất oxi hóa là axit sulfric acid đặc.
- Nêu được một số ứng dụng của một số hydrogen halide.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về phản ứng oxi hóa – khử, các ứng dụng và vai trò của phản ứng oxi hóa – khử.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm giải thích được sự bất thường nhiệt sôi HF so với các HX khác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức hóa học:
+ Một số tính chất vật lí của Hydrogen halide.
+ Xu hướng biến đổi nhiệt độ sôi của các hydrogen halide. Giải thích.
+ Trình bày được tính khử của các ion halide(Cl-, Br-, I-) thông qua phản ứng với chất oxi hóa là axit sulfric acid đặc.
+ Trình bày được xu hướng biến đổi tính acid của dãy hydrohalic acid.
- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát thí nghiệm nhìn ra được hiện tượng thí nghiệm.
- Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải thích được sự bất thường về nhiệt độ sôi của HF so với HX khác.
- Phẩm chất
- Cẩn trọng, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc học tập.
- Tham gia tích cực hoạt động cặp đôi hay hoạt động nhóm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, dụng cụ thí nghiệm
- Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS vừa liên hệ kiến thức vừa kết nối vào nội dung chính của bài mới.
- b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học.
- c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giới thiệu về một số ứng dụng của HCl: Hydrochloric acid được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, điển hình là dùng để đánh sạch bề mặt kim loại trước khi gia công, sơn, hàn, mạ điện… Trong công đoạn này, thép được đưa qua các bể chứa dung dịch HCl(được gọi là để Picking) để tẩy bỏ lớp rỉ sét, sau đó rửa sạch bằng nước trước khi qua các công đoạn tiếp theo. Vậy các ứng dụng trên dựa vào tính chất quan trọng của hydrochloric acid?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và dự đoán đáp án.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài mới: Để biết được chính xác đáp án câu hỏi trên chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài mới: Bài 22. hydrogen halide, muối halide
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo phân tử
- Mục tiêu:
- HS viết được CTCT, CTPT của HX.
- Rút ra nhận xét về sự biến đổi về năng lượng liên kết và độ dài liên kết của HX.
- b) Nội dung: HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi và hình thành nên kiến thức.
- c) Sản phẩm: Cấc tạo phân tử của hydrogen halide
- d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS viết công thức lewis và mô hình liên kết của hydrogen halide và lên bảng trình bày.
GV: cho HS quan sát bảng 22.1 SGK Một số đặc điểm về hydrogen Halolide và yêu cấu rút HS ra nhận xét sự biến đổi về độ dài liên kết và năng lượng liên kết. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. - HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Hydrogen halide 1. Cấu tạo phân tử - CTPT: HX - CTCT: H . + Cl à H : Cl hoặc H – Cl - Mô hình liên kết .
- HX là hợp chất cộng hóa trị phân cực và độ phân cực giảm dần từ HF đến HI. - Độ dài liên kết tăng dần nhưng năng lượng liên kết giảm dần từ HF đến HI |
------------ Còn tiếp --------------