Soạn mới giáo án Hóa học 10 KNTT bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác vander waals (3 tiết)

Soạn mới giáo án hóa học 10 kết nối tri thức bài Liên kết hydrogen và tương tác vander waals (3 tiết). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 13. LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠN TÁC VANDER WAALS

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Trình bày được khái niệm liên kết hydrogen. Vận dụng để giải thích được sự xuất hiện liên kết hydrogen (với nguyên tố có độ aamm điện lớn: N, O, F).
  • Nêu được vai trò, ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lí của nước.
  • Nêu được khái niệm về tương tác van der waals và ảnh hưởng của tương tác này tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất khác.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về các loại lực liên kết phân tử, qua đó hiểu và giải thích được tính chất vật lí của các chất.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về sự hình thành liên kết hydrogen; tương tác van der Waals; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả đúng theo yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực riêng:
  • Năng lực nhận thức hóa học: HS thấy được tầm quan trọng của các loại lực liên kết phân tử trong sự tồn tại của thế giới cung quanh.
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Hóa học giúp con người khám phá, hiểu biết và tiến đến chinh phục tự nhiên.
  • Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được tính chất vật lí của các chất và so sánh được tính chất vật lí giữa các chất với nhau.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  • Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  3. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mở đầu.
  3. a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS vừa liên hệ kiến thức vừa kết nối vào nội dung chính của bài mới.
  4. b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học.
  5. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu.
  6. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu:

 

Tính chất vật lí của các chất có liên kết cộng hóa trị được quyết định bởi lực tương tác giữa các phân tử, hình dạng của phân tử và mức phân cực của liên kết cộng hóa trị trong phân tử. Keo dán là một ví dụ về việc sử dụng lực tương tác giữa các phân tử để gắn các vật với nhau. Em hãy lấy thêm một vài ví dụ khác về ứng dụng lực tương tác giữa các phân tử trong đời sống mà em biết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

Đáp án:

  • Bong bóng xà phòng tạo thành màng mỏng, giữ được không khí bên trong để bay lên.
  • Con nhện nước có thể di chuyển trên mặt nước mà không bị chìm nhờ liên kết giữa các phân tử nước tạo sức căng bề mặt…

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài mới: Những tương tác giữa các phân tử thường có mặt liên kết hydrogen và một số liên kết khác. Để tìm hiểu về các loại liên kết này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài mới: Bài 11. Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu liên kết hydrogen

  1. a) Mục tiêu: HS trình bày bản chất của liên kết hydrogen, nêu được vai trò và ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lí của nước.
  2. b) Nội dung: HS làm việc nhóm, trả lời các câu hỏi trong sgk và hình thành nên kiến thức.
  3. c) Sản phẩm: Khái niệm liên kết hydrogen và đáp án phiếu học tập số 1
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, đọc thông tin trong sgk và hoàn thành phiếu học tập số 1:

Phiếu học tập số 1:

*Xét các phân tử HF, H2O và NH3 cho câu 1, câu 2.

Câu 1: Em hãy so sánh độ âm điện của F, O, N với H. Trong phân, cặp electron chung sẽ lệch về bên nguyên tử nào? Tại sao?

Câu 2:  Hãy mô tả quá trình hình thành liên kết hydrogen trong các phân tử trên.

Câu 3: Trả lời câu hỏi 1, 2 sgk trang 66

Câu 4: Nêu điều kiện cần và đủ để tạo thành liên kết hydrogen.

Câu 5: Liên kết hydro ảnh hưởng đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước như thế nào?

Câu 6: Đọc phân em có biết, giải thích ngắn gọn nguyên nhân tại sao nước đóng băng, thể tích lại tăng lên so với nước lỏng và băng có thể nổi trên mặt nước.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi và trình bày vào bảng nhóm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV đưa ra đáp án chính xác.

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát, kết luận lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Liên kết hydrogen

1. Bản chất của liên kết hydrogen

Câu 1: Độ âm điện của F (3,98), O (3,44), N ( 3,04) lớn hơn độ âm điện của H (2,2). Sự chệnh lệch độ âm điện lớn làm cặp electron dùng chung bị lệch về phía F, O, N.

Câu 2: Quá trình hình thành liên kết hydro:

Trong phân tử liên kết cộng hóa trị, các cặp electron lệch về phía các nguyên tử F, O, N tạo thành khu vực có điện tích âm (δ-). Nguyên tử hydrogen trong các phân tử này thường khá linh động, có điện tích dương (δ+) lớn , có thể hút cặp electron hóa trị chưa liên kết trên nguyên tử F, O hoặc N (của phân tử khác) tạo nên liên kết hydrogen.

Câu 3:

- Trả lời câu hỏi 1 sgk trang 66:

a, Hai phân tử HF:

b, Hai phân tử HF và NH3:

Hoặc

 

- Trả lời câu hỏi 2 sgk trang 66:

Câu tạo phân tử enthanol:

Những nguyên tử H liên kết với nguyên tử C không tham gia liên kết hydrogen, vì độ âm điện của nguyên tử C nhỏ nên sức hút cặp electron chung về phía mình yếu, dẫ đến những nguyên tử H đó mang một phần điện tích dương (δ+) nhỏ và kém linh động.

Câu 4: Điều kiện cần và đủ để tạo thành liên kết hydrogen:

·        Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn như F, O, N…

·        Nguyên tử F, O, N,… phải liên két hydrogen phải có ít nhất một cặp electron hóa trị chưa liên kết.

Kết luận: Liên kết hydrogen được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.

2. Vai trò và ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lí của nước.

Câu 6: Liên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước.

Câu 7: Nhờ liên kết hydrogen, nước đá sẽ tạo thành các cấu trúc tứ diện. Cấu trúc này khá rỗng nên nước đá có thể tích lớn hơn nước lỏng với cùng khối lượng. Khối lượng riêng (D= m/V) của nước đá nhỏ hơn nước lỏng nên băng có thể nổi trên mặt nước.

=> Kết luận: Liên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của nước.

------------- Còn tiếp --------------

Tìm kiếm google: giáo án hóa học 10 kết nối mới, soạn giáo án hóa học 10 mới KNTT bài Liên kết hydrogen và tương tác vander waals (3 tiết), giáo án soạn mới hóa học 10 kết nối

Nội dung khác trong bài

Xem thêm các môn học

Soạn mới giáo án Hóa học 10 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net