Soạn mới giáo án Hóa học 11 cánh diều bài 11: Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ

Soạn mới Giáo án hóa học 11 cánh diều bài Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 11: CẤU TẠO HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ
  • Giải thích được hiện tượng đồng phân trong hóa học hữu cơ
  • Nêu được khái niệm chất đồng đẳng và dãy đồng trong hóa học hữu cơ
  • Viết được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản (công thức cấu tạo đầy đủ và công thức cấu tạo thu gọn)
  • Nêu được chất đồng đẳng và chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể của các hợp chất hữu cơ
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về cấu tạo hợp chất hữu cơ.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề đồng đẳng, đồng phân trong hóa học hữu cơ.

Năng lực hóa học:

  • Năng lực nhận thức hóa học: Trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hóa học hữu cơ; Nêu được khái niệm chất đồng đẳng và dãy đồng đẳng
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Giải thích được hiện tượng đồng phân trong hóa học hữu cơ; Nêu được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể các hợp chất hữu cơ
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân loại được hợp chất hữu cơ (hydrocarbon và dẫn xuất) thường gặp trong cuộc sống
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS theo ý kiến cá nhân
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

 Ethanol và dimethyl ether có cùng công thức phân tử là C2H6O. Tuy nhiên, dimethyl ether hầu như không tan trong nước và sôi – 24,9 oC, còn ethanol tan vô hạn trong nước và sôi ở 78,3 oC; dimethyl ether không tác dụng với sodium, trong khi ethanol tác dụng với sodium giải phóng hydrogen,... Điều gì gây ra sự khác biệt về tính chất của hai hợp chất có cùng công thức phân tử này?  

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Ngay từ khi hóa học hữu cơ mới ra đời, các nhà hóa học đã nỗ lực nghiệm cứu vấn đề của các nguyên tử trong phân tử, người ta gọi đó là cấu tạo hóa học. Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ được biểu diễn như thế nào? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 11 : Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu thuyết cấu tạo hóa học

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc hiểu mục I SGK trang 67 – 68, thực hiện nhiệm vụ GV giao.
  3. Sản phẩm học tập: Nội dung thuyết cấu tạo hóa học.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS đọc thông tin mục I SGK trang 67 – 68, tìm hiểu và thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo trật tự như thế nào? Trật tự liên kết đó được gọi là gì? Nếu thay đổi trật tự liên kết đó có tạo ra hợp chất khác không?

+ Trong hợp chất hữu cơ, carbon có hóa trị mấy? Mạch carbon là gì? Kể tên các loại mạch carbon

+ Đọc và trình bày lại Ví dụ 1 SGK trang 68

+ Tính chất của các chất phụ thuộc vào gì?   

+ Đọc và trình bày lại Ví dụ 2 SGK trang 68.

- GV hướng dẫn HS rút ra các kết luận về thuyết cấu tạo hóa học.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc hiểu mục I SGK trang 67 – 68, thảo luận thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về thuyết cấu tạo hóa học

I. Thuyết cấu tạo hóa học

Nội dung thuyết cấu tạo hóa học:

a) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một trật tự nhất định. Trật tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi trật tự liên kết, tức là thay đổi cấu tạo hóa học, sẽ tạo ra hợp chất khác.

b) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, carbon có hóa trị IV. Không chỉ liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác, các nguyên tử carbon còn có thể liên kết với nhau tạo thành mạch carbon: mạch hở (mạch hở không nhánh, mạch hở phân nhánh) hoặc mạch vòng

Ví dụ 1 (SGK trang 68)

c) Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (loại nguyên tố, số lượng nguyên tử) và cấu tạo hóa học (trật tự liên kết của các nguyên tử với nhau)

Ví dụ 2 (SGK trang 68)

Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức cấu tạo

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết được CTCT
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc hiểu mục II SGK trang 68 – 69, trả lời Câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 68 – 69.
  3. Sản phẩm học tập: Đặc điểm về CTCT của chất hữu cơ; Câu trả lời Câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 68 – 69.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục II SGK trang 68 – 69 và nêu các khái niệm:
+ Công thức cấu tạo đầy đủ là gì?

+ Công thức cấu tạo thu gọn là gì?

+ Công thức khung phân tử là gì?

- GV hướng dẫn HS lấy ví dụ về các dạng công thức cấu tạo qua chất methyl methacrylate:

a) Công thức cấu tạo đầy đủ

 

b) Công thức cấu tạo thu gọn

 c) Công thức khung phân tử

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời Câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 68 – 69:

1. Acetic acid và methyl formate có cấu tạo hóa học như sau:

Acetic acid

Methyl formate

Giải thích vì sao mặc dù cùng có công thức phân tử C2H4O2 nhưng acetic acid có tính chất khác với methyl formate.

2. Có những loại công thức cấu tạo nào thường được dùng để biểu diễn cấu tạo hóa học của một chất hữu cơ?

3. Viết công thức cấu tạo đầy đủ và công thức khung phân tử của các chất sau: CH3CH3, CH3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận tìm hiểu công thức cấu tạo của chất hữu cơ; trả lời Câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 68 – 69.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, câu trả lời Câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 68 – 69.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về công thức cấu tạo của  chất hữu cơ.

II. Công thức cấu tạo

- Công thức cấu tạo đầy đủ là công thức cấu tạo biểu diễn tất cả các nguyên tử và liên kết trong phân tử.

- Công thức cấu tạo thu gọn:  viết gộp carbon và các nguyên tử liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon đó thành một nhóm nguyên tử

- Công thức khung phân tử (công thức cấu tạo thu gọn nhất): chỉ viết khung carbon và nhóm chức 

Trả lời Câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 68 – 69:

1. Mặc dù cùng công thức phân tử C2H4O2 nhưng acetic acid có tính chất khác với methyl formate do cấu tạo hóa học khác nhau.

2. Các loại công thức cấu tạo thường dùng để biểu diễn cấu tạo của một chất hữu cơ là:

- Công thức cấu tạo đầy đủ

- Công thức cấu tạo thu gọn

- Công thức khung phân tử

3.

Chất

CTCT đầy đủ

CT khung phân tử

CH3CH3

 

 

CH3CH2OH

 

 

CH3CHO

 

 

CH3COOH

  

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về chất đồng phân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được hiện tượng đồng phân trong hóa học hữu cơ; nêu được chất đồng phân dựa vào CTCT cụ thể
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc mục III SGK, trả lời Câu hỏi 4 – 6 SGK trang 69 – 70.
  3. Sản phẩm học tập: Khái niệm, phân loại chất đồng phân; Câu trả lời cho Câu hỏi 4 – 6 SGK trang 69 – 70.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Khái niệm

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm tìm hiểu mục II.1 SGK trang 69 và thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nêu khái niệm các chất đồng phân

+ Trình bày lại Ví dụ 3 SGK trang 69

+ Trả lời Câu hỏi 4 SGK trang 69: Ethane (C2H6) và methanal (CH2O) đều có phân tử khối là 30. Hai chất này có là đồng phân của nhau không? Vì sao?

* Phân loại

- GV cho HS thảo luận tìm hiểu nội dung mục II.2 SGK trang 69 – 70 và trả lời câu hỏi:

Hãy nêu các loại đồng phân cấu tạo và lấy ví dụ minh họa từng loại.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời Câu hỏi 5, 6 SGK trang 69:

5. Phân tử các chất (C) và (D) ở Bảng 11.1 chứa nhóm chức gì? Cho biết thế nào là đồng phân về nhóm chức.

6. Đánh số vị trí các nguyên tử carbon liên tục từ một đầu bất kì của mạch carbon đến cuối mạch đối với các chất (E) và (F) ở Bảng 11.1. Nhóm – OH trong phân tử các chất này có thể gắn với carbon ở vị trí nào trong mạch carbon của chúng? Vì sao (E) và (F) lại được gọi là các đồng phân về vị trí nhóm chức?

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận tìm hiểu về chất đồng phân, trả lời Câu hỏi 4 – 6 SGK trang 69.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận; Câu trả lời về Câu hỏi 4 – 6 SGK trang 69.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về chất đồng phân

III. Chất đồng phân

1. Khái niệm

Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau

Ví dụ 3 (SGK trang 69)

Trả lời Câu hỏi 4 SGK trang 69:

 Ethane (C2H6) và methanal (CH2O) khác nhau về công thức phân tử nên hai chất này không phải là đồng phân của nhau.

2. Phân loại

 Đồng phân cấu tạo được chia làm các loại:

- Đồng phân về mạch carbon

Ví dụ:

CH3CH2CH2CH2–NH2

 

- Đồng phân về nhóm chức

Ví dụ:

CH3–COOH

H–COOCH3

- Đồng phân về vị trí nhóm chức

Ví dụ:

CH3CH2CH2CH2–OH

 

Trả lời Câu hỏi 5, 6 SGK trang 69:

5.

- Phân tử chất (C) chứa nhóm chức – COOH (nhóm chức carboxylic); phân tử chất (D) chứa nhóm chức – COO – (nhóm chức ester)

- Nhóm chức là nhóm đặc trưng cho tính chất hóa học của hợp chất. Đồng phân về nhóm chức hữu cơ là đồng phân tạo ra các nhóm chức khác nhau của hợp chất có cùng thành phần

6.

- Đánh số carbon trên chất (E):

Nhóm – OH của phân tử chất này có thể gắn vào carbon ở vị trí số 1, 2, 3.

- Đánh số carbon trên chất (F):

 Nhóm – OH của phân tử chất này có thể gắn vào carbon ở vị trí số 1, 3, 4.

- (E) và (F) được gọi là các đồng phân về vị trí nhóm chức do hai chất này có cùng công thức phân tử, có cùng nhóm chức, chỉ khác nhau về vị trí cyar nhóm chức trên mạch carbon.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về đồng đẳng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được chất đồng đẳng và dãy đồng đẳng trong hóa học hữu cơ.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK mục IV, trả lời Câu hỏi 7, 8 SGK trang 70

c. Sản phẩm học tập: Dãy đồng đẳng trong hóa học hữu cơ; Câu trả lời về Câu hỏi 7, 8 SGK trang 70.

Soạn mới giáo án Hóa học 11 cánh diều bài 11: Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án hóa học 11 cánh diều mới, soạn giáo án hóa học 11 cánh diều bài Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ, giáo án hóa học 11 cánh diều

Soạn giáo án hóa học 11 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay