Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực hóa học:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt vấn đề:
Trong cây mía có saccharose (C12H22O11); trong thạch cao có calcium sulfate (CaSO4); trong gỗ có cellulose ((C6H10O5)n); trong thủy tinh có silicon dioxide (SiO2); trong thành phần của nhiều loại thuốc kháng viêm, giảm đau có aspirin (hay acetylsalicylic acid, C9H8O4); trong thành phần của khí đốt (gas) có propane (C3H8). Trong số các chất trên, những chất nào là chất hữu cơ, những chất nào là chất vô cơ?
Cho biết một số ứng dụng của các chất hữu cơ trong đời sống
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học – Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ * Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ - GV cho HS đọc thông tin mục I SGK trang 51, tìm hiểu và cho biết: + Hợp chất hữu cơ là gì? + Ngành hóa học nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ được - GV yêu cầu HS: Xác định các chất hữu cơ trong các chất sau: C6H12O6, C12H22O11, C2H2, CO2, CaCO3 (Các hợp chất hữu cơ gồm: C6H12O6, C12H22O11, C2H2) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận tìm hiểu thông tin mục I SGK trang 51 - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện báo cáo kết quả thảo luận - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ | I. Khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ - Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon, trừ một số hợp chất vô cơ như CO, CO2, muối carbonate, các cyanide, các carbide,... - Ngành hóa học nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ được gọi là hóa học hữu cơ.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm tìm hiểu về đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ về: + Thành phần nguyên tố (Ngoài carbon, trong thành phần của các hợp chất hữu cơ thường có thêm các nguyên tố nào?) + Đặc điểm cấu tạo (Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau chủ yếu bằng liên kết nào?) + Tính chất vật lí (Độ tan, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng cháy như thế nào?) + Tính chất hóa học (Xảy ra nhanh hay chậm và theo chiều hướng nào? Lấy ví dụ) - GV yêu cầu HS trả lời Câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 52: 1. Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố C, H, O, N và P, giải thích vì sao liên kết giữa nguyên tử của các nguyên tố này với nhau lại là liên kết cộng hóa trị 2. Sự kết hợp của bốn nguyên tử carbon với nhau có thể hình thành các loại mạch carbon như dưới đây: CH3 – CH2 – CH2 – CH3 (1) (2) (3) (4) Hãy chỉ ra chất nào có mạch carbon hở phân nhánh và chất nào có mạch vòng 3. Cho phản ứng đốt cháy 1 mol ethanol (C2H6O): C2H6O(l) + 3O2(g) 2CO2(g) + 3H2O(g) = - 1 300 kJ Phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Dự đoán về mặt năng lượng, phản ứng trên xảy ra thuận lợi hay không Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận tìm hiểu đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ; trả lời Câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 52. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, câu trả lời Câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 52 - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ. | II. Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ 1. Thành phần nguyên tố - Ngoài carbon, trong thành phần của các hợp chất hữu cơ thường có thêm một hoặc một vài nguyên tố khác như hydrogen, oxygen, nitrogen; ít gặp hơn là phosphorus, halogen, sulfur,... 2. Đặc điểm cấu tạo - Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau chủ yếu bằng liên kết cộng hóa trị. - Các nguyên tử carbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch carbon ở dạng mạch hở không phân nhánh, mạch hở phân nhánh hoặc mạch vòng 3. Tính chất vật lí - Các hợp chất hữu cơ ít tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ - Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp (dễ bay hơi). 4. Tính chất hóa học - Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau, tạo thành hỗn hợp các sản phẩm. Ví dụ: - Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy Trả lời Câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 52: 1. Do các nguyên tố C, H, N, P có độ âm điện khác nhau không nhiều nên liên kết giữa nguyên tử của các nguyên tố này với nhau lại là liên kết cộng hóa trị 2. - Chất có mạch carbon hở không phân nhánh là (1) - Chất có mạch carbon hở phân nhánh là (3) - Chất có mạch vòng là (2) và (4) 3. = - 1 300 kJ nên phản ứng trên là tỏa nhiệt Nhiệt lượng tỏa ra là 1 300 kJ nên dễ dàng thấy được phản ứng trên xảy ra thuận lợi. Hay ethanol dễ cháy, khi cháy tỏa nhiều nhiệt. |
-------------------Còn tiếp--------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác