Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3. KHÁI QUÁT VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực tin học:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Khi mua máy tính, máy tính bảng hay điện thoại thông minh, trước khi bắt đầu sử dụng cần kích hoạt chế độ cài đặt. Tại sao cần làm việc này và những gì sẽ được cài đặt vào máy?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời dựa trên trải nghiệm sử dụng các thiết bị số của bản thân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Khi chưa có hệ điều hành, con người phải can thiệp vào hầu hết quá trình hoạt động của máy tính nên hiệu quả khai thác sử dụng máy tính rất thấp. Sự ra đời của hệ điều hành đã giúp khắc phục được tình trạng đó. Việc sử dụng máy tính về cơ bản được thực hiện thông qua hệ điều hành. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về hệ điều hành. Chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 3. Khái quát về hệ điều hành
Hoạt động 1: Hệ điều hành, vai trò và chức năng của hệ điều hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành Hoạt động 1 SGK trang 13: Khi bật máy tính, ta phải chờ một lúc rồi mới có thể bắt đầu công việc. Với điện thoại thông minh có khác biệt gì không? Em hãy trả lời và giải thích rõ thêm - GV cho HS đọc thông tin mục 1 SGK trang 13, 14 và quan sát Hình 1, tìm hiểu về các nội dung sau: + Hệ điều hành là gì? + Mối quan hệ giữa hệ điều hành, phần cứng và phần mềm + Các chức năng cơ bản của hệ điều hành Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc và tìm hiểu thông tin mục 1 SGK trang 13, trả lời Hoạt động 1. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả Hoạt động 1. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Hệ điều hành, vai trò và chức năng của hệ điều hành - Hoạt động 1: Khi bật máy tính, ta phải chờ một lúc rồi mới có thể bắt đầu công việc. Với điện thoại thông minh cũng tương tự như thế. Ta phải chờ một lát để máy khởi động xong, sẵn sàng làm việc, điều khiển và xử lí tạo giao diện trung gian giữa các thiết bị hệ thống với phần mềm ứng dụng, đồng thời quản lí các thiết bị của hệ thống, phân phối tài nguyên và điều khiển các quá trình xử lý hệ thống - Hệ điều hành (Operating System) là tập các chương trình điều khiển và xử lí tạo giao diện trung gian giữa các thiết bị của hệ thống với phần mềm ứng dụng, đồng thời quản lí các thiết bị của hệ thống, phân phối tài nguyên và điều khiển các quá trình xử lí trong hệ thống Hình 1. Mối quan hệ giữa hệ điều hành, phần cứng và phần mềm của máy tính - Các chức năng cơ bản của hệ điều hành: + Quản lí tệp + Quản lí, khai thác các thiết bị của hệ thống + Quản lí tiến trình + Cung cấp phương thức giao tiếp để người dùng điều khiển máy tính bằng câu lệnh hoặc qua giao diện đồ họa hay dùng tiếng nói. + Bảo vệ hệ thống |
Hoạt động 2: Sơ lược lịch sử phát triển của hệ điều hành qua các thế hệ máy tính
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK trang 13 – 14, tìm hiểu sơ lược lịch sử phát triển của hệ điều hành qua các thế hệ máy tính: Hệ điều hành của máy tính thế hệ thứ nhất đến thứ tư Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc và tìm hiểu thông tin mục 2 SGK trang 14 – 15 - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày kết quả thảo luận - Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tuyên dương, sau đó chuyển sang nội dung tiếp theo | 2. Sơ lược lịch sử phát triển của hệ điều hành qua các thế hệ máy tính - Máy tính thế hệ thứ nhất không có hệ điều hành - Hệ điều hành của các máy tính thế hệ thứ hai: tại mỗi thời điểm chỉ cho phép thực hiện một chương trình của người dùng. - Hệ điều hành của máy tính thế hệ thứ ba: theo chế độ đa nhiệm, cho phép tại mỗi thời điểm có nhiều chương trình được thực hiện - Hệ điều hành của máy tính thế hệ thứ tư: có hai khuynh hướng phát triển máy tính: máy tính cá nhân và siêu máy tính, với mỗi loại máy tính có loại
|
Hoạt động 3: Một số hệ điều hành tiêu biểu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận trả lời Hoạt động 2 SGK trang 15: Ngoài hệ điều hành Windows, em có biết hệ điều hành nào khác không? * Hệ điều hành cho máy tính cá nhân - GV cho HS đọc thông tin mục 3.a SGK trang 15 – 16, tìm hiểu Một số hệ điều hành thương mại tiêu biểu: + Các phiên bản Windows đầu tiên chạy trên nền tảng nào? + Từ năm 1995, hai loại hệ điều hành nào được sử dụng rộng rãi trên máy tính cá nhân? + Windows phiên bản nào mới nhất hiện nay? * Hệ điều hành cho máy tính lớn - GV cho HS đọc thông tin mục 3.b SGK trang 16, tìm hiểu hệ điều hành cho máy tính lớn – UNIX: + Hệ điều hành UNIX xuất hiện từ thế hệ máy tính thứ mấy? + UNIX là gì? + Nhờ đâu mà UNIX cho phép máy tính thực hiện các chương trình lớn hơn bộ nhớ của nó? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời Hoạt động 2, đọc thông tin mục 3 SGK trang 15 – 16, thảo luận tìm hiểu một số hệ điều hành tiêu biểu. - HS lắng nghe yêu cầu của GV và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày kết quả Hoạt động 2, kết quả thảo luận tìm hiểu bài - Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tuyên dương, sau đó chuyển sang nội dung tiếp theo | 3. Một số hệ điều hành tiêu biểu Hoạt động 2: Ngoài hệ điều hành Windows, còn có một số hệ điều hành khác như: Android, iOS, Linux a) Hệ điều hành cho máy tính cá nhân Một số hệ điều hành thương mại tiêu biểu: + MS DOS trước đây và Windows ngày nay dùng cho phần lớn máy tính cá nhân + macOS từ trước đến nay đều dùng cho máy Apple b) Hệ điều hành cho máy tính lớn - UNIX là hệ điều hành đa nhiệm, nhiều người dùng dựa trên cơ chế phân chia thời gian, kiểm soát người dùng rất nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cho các chương trình cùng thực hiện đồng thời trên một máy tính - Nhờ có chế độ vận hành bộ nhớ ảo nên UNIX cho phép máy tính thực hiện các chương trình lớn hơn bộ nhớ của nó.
|
Hoạt động 4: Hệ điều hành nguồn mở
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác