Soạn mới giáo án Khoa học máy tính 11 cánh diều Chủ đề D Bài: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hoá trên mạng

Soạn mới Giáo án khoa học máy tính 11 cánh diều bài Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hoá trên mạng. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ D: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

PHÒNG TRÁNH LỪA ĐẢO VÀ ỨNG XỬ VĂN HÓA TRÊN MẠNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số dạng lừa đảo phổ biến trên mạng và những biến pháp phòng tránh.
  • Giao tiếp được trên mạng qua email, chat, mạng xã hội,... và môi trường số một cách văn minh, phù hợp với văn hóa ứng xử
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực tin học:

  • Nhận biết các hình thức lừa đảo trên Internet và cách phòng tránh
  • Nâng cao khả năng tự học và ý thức học tập
  • Tự giải quyết vấn đề có sáng tạo
  1. Phẩm chất
  • Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì và cẩn thận.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án;
  • Máy tính và máy chiếu;
  • Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tính (tivi, điện thoại,...) (nếu có).
  1. Đối với học sinh: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho HS trước khi vào bài học mới; kích thích sự tò mò cho người học.
  3. Nội dung: GV cho HS liên hệ thực tế đến việc sử dụng các thiết bị số của bản thân để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Theo em, lừa đảo trên không gian mạng dễ gặp hay hiếm thấy? Dễ tránh hay khó tránh? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời dựa trên hiểu biết của bản thân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Mạng Internet mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần cùng nhiều rủi ro như mất thông tin cá nhân, lừa đảo chiếm tiền,... Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta nhận biết những dấu hiệu lừa đảo, cách phòng ngừa và văn hóa ứng xử trên mạng. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nayChủ đề D - Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Lừa đảo qua mạng

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được một số dạng lừa đảo, dấu hiệu lừa đảo, cách phòng ngừa và hạn chế thiệt hại.
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS đọc thông tin mục 1, thảo luận nhóm và xây dựng kiến thức mới, trả lời Hoạt động 1 SGK trang 42.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời Hoạt động 1 SGK trang 42; Một số dạng lừa đảo, dấu hiệu lừa đảo, cách phòng ngừa và hạn chế thiệt hại.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Một số dạng lừa đảo

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, hoàn thành Hoạt động 1 SGK trang 42:

Em hãy sử dụng máy tìm kiếm để tìm cụm từ “dạng lừa đảo phổ biến trên mạng” và trả lời các câu hỏi sau:

1) Số kết quả trả về là nhiều hay ít?

2) Có thể tính được có bao nhiêu dạng lừa đảo hay không?

- GV lưu ý HS: Cảnh giác đề phòng lừa đảo trên mạng: thận trọng với email, tin nhắn khác thường; không vội vã, cần kiểm tra để tránh trang web giả mạo trước khi nhập thông tin cá nhân hay chuyển tiền.

* Dấu hiệu lừa đảo và lời khuyên phòng ngừa

 - GV giới thiệu thuật ngữ “phishing”, yêu cầu HS tìm hiểu mục 1b SGK trang 43 và thực hiện nhiệm vụ: Nêu các dấu hiệu lừa đảo và cách đề phòng để tự bảo vệ, tránh bị lừa.  

* Nguyên tắc để hạn chế thiệt hại

- GV cho HS tìm hiểu mục 1c SGK trang 44, yêu cầu HS thảo luận tìm hiểu nguyên tắc để hạn chế thiệt hại và thực hiện nhiệm vụ sau:

Nêu việc cần làm ngay nếu:

+ những tài khoản giao tiếp qua mạng bị ảnh hưởng

+ tài khoản bị ảnh hưởng có liên quan đến nhà trường hay một cơ quan, tổ chức.

+ lỡ chia sẻ thông tin về thẻ tín dụng, tài khoản cá nhân

+ đã bị thiệt hại  

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận trả lời Hoạt động 1 SGK trang 42, tìm hiểu một số dạng lừa đảo, dấu hiệu và lời khuyên phòng ngừa, nguyên tắc để hạn chế thiệt hại.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời Hoạt động 1, kết quả thảo luận nhóm. 

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Lừa đảo qua mạng

a) Một số dạng lừa đảo

- Hoạt động 1:

1) Số kết quả trả về là nhiều

2) Một số dạng lừa đảo qua mạng:

+ Lừa đảo trúng thưởng, tặng quà để lấy tiền phí vận chuyển

+ Lừa đảo chiếm tiền đặt cọc hoặc bán hàng giả

+ Lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân

b) Dấu hiệu lừa đảo và lời khuyên phòng ngừa

- Email, trang web có lỗi chính tả, lỗi hành văn thì đó có thể là lừa đảo.

 Chú ý nhận biết những cách viết sai chính tả trong tên miền. Ví dụ, thay chữ “o” bằng số 0, “m” bằng “r” và “n”.

- Trỏ chuột vào một liên kết nhưng không nháy chuột sẽ nhìn thấy địa chỉ thực sự mà liên kết sẽ mở ra. Nếu nó không khớp với địa chỉ hiển thị mời nháy chuột thì đó là dấu hiệu lừa đảo.

 Truy cập địa chỉ trang web in trên các tài liệu chính thức.

- Cảnh giác với email tin nhắn người lạ, với cách xưng hô chung chung hoặc đột xuất bất ngờ từ người quen cũ ít liên hệ.

 Gọi điện thoại trực tiếp.

c) Nguyên tắc để hạn chế thiệt hại

- Lập tức thay đổi mật khẩu cho những tài khoản giao tiếp qua mạng bị ảnh hưởng. Thiết lập xác minh hai bước cho những tài khoản quan trọng

- Thông báo ngay cho người có trách nhiệm nếu tài khoản bị ảnh hưởng có liên quan đến nhà trường hay cơ quan, tổ chức.

- Báo ngay cho ngân hàng nếu lỡ chia sẻ thông tin về thẻ tín dụng, tài khoản cá nhân

- Báo ngay cho cơ quan chức năng nếu đã bị thiệt hại.

 

Hoạt động 2: Văn hóa ứng xử trên mạng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS giao tiếp được trên mạng qua email, chat, mạng xã hội,... và trong môi trường số một cách văn minh, phù hợp với văn hóa ứng xử.
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện Hoạt động 2 SGK trang 44, đọc hiểu thông tin mục 2 SGK và xây dựng kiến thức mới.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời Hoạt động 2 SGK trang 44; Ứng xử văn hóa trên mạng.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thảo luận trả lời Hoạt động 2 SGK trang 44:

1) Theo em, cụm từ “anh hùng bàn phím” có hàm ý gì? Em hãy nêu vài ví dụ cụ thể về “anh hùng bàn phím”

2) Nếu em là người có nhiều fan hâm mộ trên mạng xã hội, em nên làm gì và tránh những gì?

* Quy tắc nền tảng: Thế giới ảo, cuộc sống thực

- GV lưu ý HS: Các tiêu chuẩn về hành xử có đạo đức, có văn hóa, tuân thủ pháp luật trên không gian mạng cũng như trong cuộc sống.

- GV cho HS quan sát Hình 1 SGK trang 44, tìm hiểu thông tin mục 2a và cho biết: Tại sao một số người hành xử trên mạng theo cách khác hẳn so với khi đối mặt trực tiếp? (vì họ cho rằng trên không gian mạng thì yêu cầu thấp hơn về mặt đạo đức, văn hóa trong hành xử).

* Một số nguyên tắc ứng xử trên mạng

- GV cho HS tìm hiểu thông tin mục 2b SGK trang 45, quan sát Hình 2, yêu cầu HS trình bày một số nguyên tắc ứng xử trên mạng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, trả lời Hoạt động 2 SGK trang 44, tìm hiểu thảo luận thông tin mục 2.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày câu trả lời Hoạt động 2 SGK trang 44; Kết quả thảo luận.

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tuyên dương, sau đó chuyển sang nội dung tiếp theo

2. Văn hóa ứng xử trên mạng

- Hoạt động 2:

1) “Anh hùng bàn phím” là cụm từ chỉ những người dùng mạng đưa ra các ý kiến, thái độ hay nhận xét mãnh liệt trên mạng, thoải mái đưa ý kiến của mình mà không quan tâm đúng sai, không đi cùng với hành động của bản thân.

2) Nếu em là người có nhiều fan hâm mộ trên mạng xã hội, em:

Nên làm:

- Tuyên truyền và tham gia hướng dẫn sử dụng mạng xã hội an toàn, có văn hóa

- Chia sẻ thông tin chính thống, tích cực

- Quảng bá hình ảnh tốt đẹp con người Việt Nam

Tránh những việc:

- Đăng tải nội dung vi phạm pháp luật

- Sử dụng từ ngữ gây thù hận kích động, ngôn ngữ phản cảm.

- Tung tin sai sự thật hoặc xúc phạm cá nhân, tổ chức.

a) Quy tắc nền tảng: Thế giới ảo, cuộc sống thực

 Trên không gian mạng, các tiêu chuẩn về hành xử có đạo đức, có văn hóa, tuân thủ pháp luật cũng như trong cuộc sống thực.

b) Một số nguyên tắc về ứng xử trên mạng

- Đặt mình vào vị trí người khác

- Rộng lượng với người khác, không gây chiến trên mạng

- Tôn trọng “văn hóa nhóm”

- Tôn trọng thời gian và công sức của người khác.

- Tôn trọng quyền riêng tư của người khác

- Không lợi dụng vị thế của mình để làm việc xấu

Soạn mới giáo án Khoa học máy tính 11 cánh diều Chủ đề D Bài: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hoá trên mạng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học máy tính 11 cánh diều mới, soạn giáo án khoa học máy tính 11 cánh diều bài Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hoá trên mạng, giáo án khoa học máy tính 11 cánh diều

Soạn giáo án khoa học máy tính 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay