Soạn mới giáo án Khoa học máy tính 11 cánh diều Chủ đề F Bài 5: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ

Soạn mới Giáo án khoa học máy tính 11 cánh diều bài Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5. TRUY VẤN TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Diễn đạt được khái niệm truy vấn CSDL
  • Giải thích được cấu trúc cơ bản ..FROM...WHERE... của câu lệnh SQL
  • Nêu được một vài ví dụ minh họa việc dùng truy vấn để tổng hợp, tìm kiếm dữ liệu trên một bảng
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực tin học:

  • Hình thành, phát triển năng lực tin học giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông
  • Khả năng tư duy logic và mô hình hóa
  • Nâng cao khả năng tự học
  1. Phẩm chất
  • Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận, chăm chỉ trong học tập và công việc.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án;
  • Máy tính và máy chiếu;
  • Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tính (tivi, điện thoại,...) (nếu có).
  1. Đối với học sinh: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho HS trước khi vào bài học mới; kích thích sự tò mò cho người học.
  3. Nội dung: GV cho HS liên hệ thực tế đến việc sử dụng các thiết bị số của bản thân để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu một vài ví dụ cụ thể về khai thác thông tin trong một CSDL mà em biết

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời dựa trên trải nghiệm sử dụng các thiết bị số của bản thân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Các tổ chức đều có các hệ CSDL phục vụ cho hoạt động của mình vì cần lưu trữ dữ liệu và có như cầu lớn về khai thác những dữ liệu đã được lưu trữ. Vậy truy vấn CSDL là gì? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này. Chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 5. Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái niệm truy vấn CSDL

  1. Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm truy vấn CSDL.
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS đọc và tìm hiểu thông tin mục 1 SGK trang 67, thực hiện các nhiệm vụ được giao
  3. Sản phẩm học tập: Khái niệm truy vấn CSDL.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đọc thông tin mục 1 SGK trang 67, yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Em hãy cho biết truy vấn CSDL là gì?

+ Ngôn ngữ truy vấn phổ biến nhất và nổi tiếng nhất đối với hệ quản trị CSDL là gì?

- GV lưu ý HS: Truy vấn có thể là yêu cầu cập nhật dữ liệu, tuy nhiên bài học này chúng ta tập trung vào truy vấn tìm và trích rút dữ liệu bằng ngôn ngữ phổ biến nhất là SQL. Như vậy, cũng có thể dùng câu lệnh SQL để yêu cầu thêm, xóa, sửa bản ghi trong bảng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc và tìm hiểu thông tin mục 1 SGK trang 67, thực hiện các nhiệm vụ được giao

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Khái niệm truy vấn CSDL

- Truy vấn CSDL (Query) là một phát biểu thể hiện yêu cầu của người dùng đối với CSDL.

- Đối với hệ quản trị CSDL quan hệ, ngôn ngữ truy vấn phổ biến nhất và nổi tiếng nhất cho đến nay là SQL (Structured Query Language)

 

Hoạt động 2: Khai thác CSDL bằng câu truy vấn SQL đơn giản

  1. Mục tiêu: HS giải thích được cấu trúc cơ bản SELECT...FROM...WHERE... của câu lệnh SQL
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS đọc hiểu thông tin mục 2 SGK trang 68, trả lời Hoạt động SGK trang 68 và thực hiện các nhiệm vụ GV giao.
  3. Sản phẩm học tập: Trả lời Hoạt động mục 2 SGK trang 68; Lời giải thích cấu trúc cơ bản SELECT...FROM...WHERE... của câu lệnh SQL
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đọc thông tin mục 2 rồi thảo luận trả lời Hoạt động SGK trang 68:

Em hãy quan sát mẫu câu truy vấn ở Hình 1a dùng để tìm dữ liệu trong CSDL và một ví dụ truy vấn ở Hình 1b. Muốn tìm Họ và tên, Ngày sinh, điểm môn Toán và điểm môn Ngữ văn của những học sinh có điểm môn Toán trên 7.0 thì em sẽ dùng câu truy vấn SQL như thế nào?

- GV yêu cầu HS tìm hiểu và giải thích cấu trúc cơ bản SELECT...FROM...WHERE... của câu lệnh SQL

- GV lưu ý HS: Khi thực hiện các câu truy vấn, hệ quản trị CSDL sẽ coi tên trường là biến trong chương trình xử lí. Do vậy, nếu tên trường có chứa dấu cách thì cần phải dùng các dấu [ ] để đánh dấu bắt đầu và kết thúc tên trường

- GV yêu cầu HS quan sát các Hình 2, Hình 3, đọc và trình bày lại Ví dụ 1 SGK trang 68

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc hiểu thông tin mục 2, trả lời Hoạt động SGK trang 68 và thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tuyên dương, sau đó chuyển sang nội dung tiếp theo

2. Khai thác CSDL bằng câu truy vấn SQL đơn giản

- Hoạt động:

+ SELECT (HỌ TÊN, ĐIỂM TOÁN, NGỮ VĂN)

+ FROM [HOCSINH]

+ WHERE [NGỮ VĂN]>=7  

- Để có kết quả của câu truy vấn, hệ quản trị CSDL sẽ truy cập vào các bảng dữ liệu có tên được chỉ ra sau FROM. Các bản ghi thỏa mãn điều kiện tìm kiếm đứng sau WHERE sẽ được lựa chọn. Kết quả câu truy vấn là những bản ghi đã được lựa chọn và chỉ giá trị của những trường có tên đứng sau SELECT mới được hiển thị.

- Ví dụ 1 (SGK trang 68)

Hoạt động 3: Ngôn ngữ truy vấn QBE

  1. Mục tiêu: HS trình bày được ngôn ngữ truy vấn QBE.
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS đọc hiểu thông tin mục 3 SGK trang 69 và thực hiện nhiệm vụ được giao.
  3. Sản phẩm học tập: Ngôn ngữ truy vấn QBE
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 3 SGK trang 69 và trình bày về ngôn ngữ truy vấn QBE.

- GV lưu ý HS: Mặc dù hệ quản trị CSDL Access cho phép truy vấn trên bảng QBE nhưng Access cũng tự động chuyển bảng QBE sang câu truy vấn SQL tương đương và ngược lại.

- GV cho HS quan sát Hình 4, đọc và tìm hiểu Ví dụ 2 SGK trang 69

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc hiểu thông tin mục 3 SGK trang 69 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày nội dung thảo luận

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tuyên dương, sau đó chuyển sang nội dung tiếp theo

3. Ngôn ngữ truy vấn QBE

- Có những hệ quản trị CSDL cho phép truy vấn bằng cách điền vào chỗ trống trong một bảng, như thể hiện một ví dụ về kết quả cần nhận được (nên ngôn ngữ truy vấn này là QBE (Query By Example))

- Ví dụ 2 (SGK trang 69)

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập trắc nghiệm và bài luyện tập
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận, trả lời câu hỏi trắc nghiệm và Luyện tập 1, 2 SGK trang 69
  4. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập trắc nghiệm; Câu trả lời Luyện tập 1, 2 SGK trang 69.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về truy vấn CSDL (Query)?

  1. Truy vấn CSDL có thể là yêu cầu thao tác xóa bản ghi trên dữ liệu
  2. Truy vấn CSDL có thể yêu cầu khai thác CSDL
  3. Truy vấn CSDL không thể là yêu cầu thao tác thêm trên dữ liệu
  4. Truy vấn CSDL là một phát biểu thể hiện yêu cầu của người dùng đối với CSDL

Câu 2. Ngôn ngữ truy vấn phổ biến nhất và nổi tiếng nhất đối với hệ quản trị CSDL là

  1. SQL
  2. QLS
  3. SLQ
  4. SOL

Câu 3. Chọn đáp án thích hợp điền vào chỗ chấm

“Các bản ghi thỏa mãn điều kiện tìm kiếm đứng sau ... sẽ được lựa chọn”

  1. QBE
  2. FROM
  3. SELECT
  4. WHERE

Câu 4. Chọn đáp án thích hợp điền vào chỗ chấm

“Kết quả câu truy vấn là những bản ghi đã được lựa chọn và chỉ giá trị của những trường có tên đứng sau ... mới được hiển thị”

  1. SQL
  2. SELECT
  3. FROM
  4. WHERE

Câu 5. Chọn đáp án thích hợp điền vào chỗ chấm

“Để có kết quả của câu truy vấn, hệ quản trị CSDL sẽ truy cập vào các bảng dữ liệu có tên được chỉ ra sau ...”

  1. WHERE
  2. SELECT
  3. FROM
  4. QBE

- GV yêu cầu HS hoàn thành Luyện tập 1, 2 SGK trang 69:

Câu 1. Em hãy viết câu truy vấn SQL để tìm điểm môn “Ngữ văn” của những học sinh là “Đoàn viên” trong bảng HỌC SINH 11 (Hình 2). Kết quả của câu truy vấn là gì?

Câu 2. Hình bên là một câu truy vấn SQL để tìm dữ liệu trong CSDL Thư viện (Hình 2 Bài 3). Theo em, người viết truy vấn đó muốn tìm biết gì?

SELECT [Mã sách], [Tên sách], [Số trang]

FROM SÁCH

WHERE [Tác giả] = “Nguyễn Nhật Ánh

Soạn mới giáo án Khoa học máy tính 11 cánh diều Chủ đề F Bài 5: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học máy tính 11 cánh diều mới, soạn giáo án khoa học máy tính 11 cánh diều bài Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ, giáo án khoa học máy tính 11 cánh diều

Soạn giáo án khoa học máy tính 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay