Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2. BẢNG VÀ KHÓA CHÍNH TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực tin học:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Hồ sơ học sinh một lớp được tổ chức theo dạng bảng: mỗi hàng chứa dữ liệu về một học sinh, mỗi cột chứa dữ liệu về một thuộc tính của học sinh như: Họ và tên, Ngày sinh,... Theo em, cách tổ chức như vậy có ưu điểm gì trong việc quản lí thông tin học sinh của lớp?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời dựa trên trải nghiệm sử dụng các thiết bị số của bản thân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong bài trước các em đã biết khái niệm CSDL. Có nhiều mô hình CSDL khác nhau. Trong đó có mô hình CSDL quan hệ được dùng phổ biến nhất, nó xuất hiện trong hầu khắp các ứng dụng quản lí, kể cả trong các ứng dụng thư tín điện tử, mạng xã hội,... Vậy mô hình CSDL quan hệ là gì? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình này. Chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 2. Bảng và khóa chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ
Hoạt động 1: Tổ chức dữ liệu trong CSDL quan hệ và các thao tác trên dữ liệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * CSDL quan hệ - GV cho HS đọc thông tin mục 1a SGK trang 52 và quan sát Bảng 1, yêu cầu HS tìm hiểu và trình bày về khái niệm “CSDL quan hệ”, các thuật ngữ “bản ghi”, “trường”. - GV: Một bản ghi là một bộ các giá trị phản ánh các thuộc tính của cùng một đối tượng được quản lí (ví dụ một cuốn sách, một hóa đơn mua hàng,...), như vậy các giá trị đó có quan hệ đến nhau (cùng phản ánh một đối tượng). Bảng gồm các bản ghi nên người ta còn gọi bảng là một quan hệ và tập hợp các bảng dữ liệu có liên quan đến nhau được gọi là CSDL quan hệ. * Cập nhật dữ liệu trong CSDL quan hệ - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1b, thảo luận và cho biết các thao tác cập nhật dữ liệu của một bảng. - GV đặt câu hỏi: Cập nhật dữ liệu của một bảng có làm thay đổi cấu trúc của bảng không? (Không) * Truy vấn trong CSDL quan hệ - GV cho HS đọc nội dung 1c, yêu cầu HS: Em hãy cho biết thế nào là truy vấn CSDL? * Các ràng buộc dữ liệu trong CSDL quan hệ - GV cho HS hoạt động nhóm, tìm hiểu nội dung mục 1d rồi thảo luận trả lời Hoạt động SGK trang 53: Theo em, mỗi học sinh cần phải có riêng một Mã định danh để đưa vào hồ sơ quản lí hay không? Vì sao? - GV gợi ý HS trả lời hoạt động: Nếu không có mã định danh mà chỉ có các thuộc tính như họ tên, ngày sinh, địa chỉ,... thì điều gì xảy ra? (có thể bị trùng dữ liệu) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc và tìm hiểu thông tin mục 1 SGK trang 52 – 53, trả lời Hoạt động SGK trang 53. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, kết quả Hoạt động SGK trang 52 – 53. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Tổ chức dữ liệu trong CSDL quan hệ và các thao tác trên dữ liệu a) CSDL quan hệ - CSDL quan hệ là một tập hợp các bảng dữ liệu có liên quan đến nhau. - Mỗi một hàng trong bảng của CSDL quan hệ được gọi là một bản ghi - Mỗi cột của bảng được gọi là một trường b) Cập nhật dữ liệu trong CSDL quan hệ - Cập nhật dữ liệu của một bảng bao gồm các thao tác thêm, sửa và xóa dữ liệu của bảng. c) Truy vấn trong CSDL quan hệ - Khai thác một CSDL là tìm kiếm dữ liệu và kết xuất ra thông tin cần tìm, công việc này còn được gọi là truy vấn CSDL. d) Các ràng buộc dữ liệu trong CSDL quan hệ - Hoạt động: Theo em, mỗi học sinh cần phải có riêng một Mã định danh để đưa vào hồ sơ quản lí, vì một số ràng buộc dữ liệu: + Trong một bảng, không có hia bản ghi nào giống nhau hoàn toàn + Trong một bảng, mỗi trường có một tên phân biệt với tất cả các trường khác + Mỗi bảng có một tên phân biệt với các bảng khác cùng CSDL + Mỗi ô của bảng chỉ chứa một giá trị.
|
Hoạt động 2: Khóa của một bảng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cùng HS phân tích ví dụ bảng HỌC SINH 11 trong Hình 1 SGK trang 52 để hiểu tính chất xác định một bản ghi duy nhất trong bảng và ví dụ ở Hình 2. - GV yêu cầu HS thảo luận tìm hiểu thông tin mục 2 SGK trang 53, 54, thực hiện các nhiệm vụ sau: + Nêu khái niệm khóa của một bảng? + Thế nào là khóa chính? Chọn khóa chính như thế nào? + Thế nào là ràng buộc khóa? - GV lưu ý HS: + Dựa vào ý nghĩa của các trường (phản ánh thuộc tính nào của đối tượng cần quản lí) để xác định khóa chứ không phải dựa và dữ liệu đang có trong bảng để xác định khóa. Ví dụ: Từ ý nghĩa của Số căn cước công dân mà ta biết đó là khóa của bảng NHÂN VIÊN; hiện tại bảng này có thể không có hai người có họ và tên trùng nhau nhưng không chọn trường Họ và tên làm khóa được vì khi cập nhật dữ liệu rất có thể trong một cơ quan có hai người trùng họ và tên. + Để tiện lợi cho quản lí, khóa phải ít thuộc tính nên ở một số bảng cần nhiều hơn một thuộc tính để xác định duy nhất một bản ghi thì thường thêm một trường dùng để xác định duy nhất một bản ghi trong bảng Ví dụ: Bảng MƯỢN – TRẢ chứa dữ liệu về mỗi lần một bạn đọc mượn một cuốn sách. Đáng lẽ bảng này có khóa là tập hợp {Số thẻ TV, Mã sách}, nhưng người ta thêm một trường cho bảng là ID (coi là một cách đánh số thứ tự các bản ghi trong bảng), ID là khóa nhưng chỉ là một trường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc hiểu thông tin mục 2 SGK trang 53, 54 và thực hiện các nhiệm vụ GV giao - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận - Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tuyên dương, sau đó chuyển sang nội dung tiếp theo | 2. Khóa của một bảng - Khóa của một bảng: tập hợp các trường (có thể chỉ là một trường) mà mỗi bộ giá trị của nó xác định duy nhất một bản ghi ở trong bản và ta không thể bỏ đi trường nào mà tập hợp các trường còn lại vẫn còn có tính chất xác định duy nhất một bản ghi trong bảng. - Khi bảng có hơn một khóa, thường chọn một khóa làm khóa chính, ưu tiên chọn khóa gồm ít trường nhất, tốt nhất nếu chọn được khóa chỉ là một trường. - Ràng buộc khóa là yêu cầu không làm xuất hiện hai bản ghi có giá trị khóa giống nhau. |
Hoạt động 3: Hệ quản trị CSDL đảm bảo ràng buộc khóa
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 3 SGK trang 55 và trả lời các câu hỏi sau: + Mọi hệ quản trị CSDL có cơ chế nào đối với ràng buộc khóa? + Để thực hiện được điều đó, phần mềm yêu cầu người tạo lập CSDL phải làm gì? - GV lưu ý HS: Nếu có nhiều khóa để chọn khóa chính, người ta thường chọn khóa gồm các trường có sẵn dữ liệu (tránh trường hợp một đối tượng nào đó không có dữ liệu ở những thuộc tính này) và tập hợp khóa càng “nhỏ” (ít thuộc tính) càng tốt. Hệ quản trị Access sẽ tự động thêm trường số thứ tự (các bản ghi) làm khóa chính nếu người tạo lập cấu trúc bảng không chỉ định khóa chính. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc hiểu thông tin mục 3 SGK trang 55 và thực hiện nhiệm vụ GV giao. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày nội dung thảo luận - Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tuyên dương, sau đó chuyển sang nội dung tiếp theo | 3. Hệ quản trị CSDL đảm bảo ràng buộc khóa - Hệ quản trị CSDL có cơ chế kiểm soát, ngăn chặn những vi phạm ràng buộc khóa đối với việc cập nhật dữ liệu - Để thực hiện điều đó, phần mềm yêu cầu người tạo lập CSDL chỉ định trường làm khóa chính.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác