Soạn mới giáo án Khoa học máy tính 11 cánh diều Chủ đề F Bài 6: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ (tiếp theo)

Soạn mới Giáo án khoa học máy tính 11 cánh diều bài Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ (tiếp theo). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6. TRUY VẤN TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ (tiếp theo)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đưa ra được một vài ví dụ minh họa cho việc dùng truy vấn để tổng hợp, tìm kiếm dữ liệu trên một số bảng
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực tin học:

  • Hình thành, phát triển năng lực tin học giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông
  • Khả năng tư duy logic và mô hình hóa
  • Nâng cao khả năng tự học
  1. Phẩm chất
  • Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận, chăm chỉ trong học tập và công việc.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án;
  • Máy tính và máy chiếu;
  • Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tính (tivi, điện thoại,...) (nếu có).
  1. Đối với học sinh: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho HS trước khi vào bài học mới; kích thích sự tò mò cho người học.
  3. Nội dung: GV cho HS liên hệ thực tế đến việc sử dụng các thiết bị số của bản thân để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Theo em, việc khai báo liên kết giữa một số bảng trong một CSDL quan hệ có ý nghĩa gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời dựa trên trải nghiệm sử dụng các thiết bị số của bản thân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Liên kết giữa các bảng thể hiện mối quan hệ tham chiếu từ bảng này đến bảng khác, một mục dữ liệu ở bảng tham chiếu sẽ được giải thích đầy đủ hơn ở bảng được tham chiếu. Nhờ có liên kết giữa các bảng mà ta kết nối được các bản ghi ở hai bảng có được thông tin đầy đủ hơn. Nếu không khai báo liên kết giữa các bảng thì hệ quản trị CSDL không kiểm soát được ràng buộc khóa ngoài và không thực hiện được kết nối đúng bản ghi có liên kết với nhau. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu loại câu truy vấn truy xuất dữ liệu từ nhiều bảng. Chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 6. Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Câu lệnh truy vấn SQL với liên kết các bảng

  1. Mục tiêu: HS trình bày được câu lệnh truy vấn SQL với liên kết các bảng
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS trả lời Hoạt động 1 SGK trang 71, đọc và tìm hiểu thông tin mục 1 SGK trang 71 – 73 và thực hiện các nhiệm vụ được giao.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời Hoạt động SGK trang 71; Câu lệnh truy vấn SQL với liên kết các bảng.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời Hoạt động 1 SGK trang 71:

Xét CSDL được mô tả như ở Hình 1. Nếu cần biết tên quyển sách mà người có thẻ thư viện “HS-001” đã mượn vào ngày “02/10/2022”, ta có thể dùng câu truy vấn trên một bảng được không? Nếu tìm thông tin này bằng cách tra cứu thủ công (không dùng máy tính) thì em sẽ làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung mục 1 SGK trang 72, quan sát Hình 2 và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:

+ Để tìm “Mã sách” của những quyển sách mà học sinh “Trần Văn An” đã mượn, hệ quản trị CSDL cần kết hợp dữ liệu ở hai bảng nào? (bảng NGƯỜI ĐỌC với bảng MƯỢN-TRẢ)

+ Điều kiện kết nối hai bản ghi đó là gì? (Số thẻ TV của hai bản ghi đó phải trùng nhau)

- GV giới thiệu câu lệnh SQL dùng INNER JOIN.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 3, đọc và trình bày lại Ví dụ mục 1 SGK trang 73.

- GV lưu ý HS: Từ khóa INNER JOIN nằm giữa tên hai bảng nguồn cho kết nối và từ khóa ON đứng ngay trước điều kiện kết nối.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời Hoạt động 1 SGK trang 71, đọc và tìm hiểu thông tin mục 1 SGK trang 71 – 73 và thực hiện các nhiệm vụ GV giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả về Hoạt động 1 SGK trang 71; trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Câu lệnh truy vấn SQL với liên kết các bảng

- Hoạt động 1:

+ Nếu cần biết tên quyển sách mà người có thẻ thư viện “HS-001” đã mượn vào ngày “02/10/2022”, ta không thể dùng câu truy vấn trên một bảng được. Vì thông tin làm căn cứ để tìm gồm Số thẻ TV “HS-001” và ngày mượn “02/10/2022”, đều là dữ liệu trong bảng MƯỢN-TRẢ, thông tin này cho biết điều kiện để tìm (điều kiện này được viết thành biểu thức logic sau từ khóa WHERE). Nhưng dữ liệu cần tìm lại thuộc bảng SÁCH, trong bảng SÁCH không có đủ dữ liệu để thể hiện điều kiện cần tìm

+ Nếu tra cứu thủ công để tìm thông tin nói trên, có thể làm như sau: Tìm trong bảng MƯỢN-TRẢ bản ghi thỏa mãn điều kiện: Số thẻ TV là “HS-001” và ngày mượn là “02/10/2022”. Với bản ghi là kết quả tìm được, ta có Mã sách của bản ghi đó là “AN-01”. Tiếp tục tra cứu trong bảng SÁCH để tìm bản ghi có Mã sách “AN-01” để từ đó có được tên cuốn sách cần tìm.  

- Để trích rút dữ liệu trong một CSDL quan hệ, có những truy vấn đòi hỏi phải thực hiện kết nối dữ liệu của các bảng

- Mệnh đề FROM có thể chứa từ ngữ khóa chỉ định kiểu JOIN để thực hiện kết nối các bản ghi ở các bảng khác nhau. INNER JOIN là một kiểu kết nối phổ biến

FROM bảng1 INNER JOIN bảng2 ON bảng1.TrườngA  bảng2.TrườngB

Điều kiện kết nối hai bản ghi

 Trong mẫu nêu trên, kí hiệu  để chỉ bất cứ toán tử so sánh nào: =, <, >, <=, < >, >, >= (trong đó kí hiệu < > thể hiện toán tử so sánh khác).

- Ví dụ (SGK trang 73)

Hoạt động 2: Kết xuất thông tin bằng báo cáo

  1. Mục tiêu: HS biết được chức năng của báo cáo và phân biệt được với truy vấn và biểu mẫu
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS trả lời Hoạt động 2 SGK trang 73; đọc hiểu thông tin mục 2 SGK trang 73 – 75 và thực hiện các nhiệm vụ được giao.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời Hoạt động 2 SGK trang 73; Chức năng của báo cáo.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời Hoạt động 2 SGK trang 73:

Em có biết, có thể truy vấn CSDL Quản lí học tập 11 để có được thông tin về kết quả học tập của học sinh lớp 11 ở một số môn học. Theo em, với công cụ truy vấn, ta có được dữ liệu trình bày như ở Hình 4 hay không?

- GV cho HS đọc hiểu nội dung mục 2 SGK trang 74 và nêu định nghĩa báo cáo CSDL.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 4 và Hình 5, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

+ Hình 4, dữ liệu báo cáo được lấy từ đâu? (từ CSDL của một trường trung học phổ thông) Có thể dùng truy vấn để có được dữ liệu đó không? (có thể) So với kết quả truy vấn là dạng một bảng con của bảng nguồn, báo cáo có hình thức ra sao, nhấn mạnh thông tin gì và có dễ hiểu với người xem không? (dùng hình thức báo cáo thì việc trình bày những thông tin kết xuất được sẽ đạt hiệu quả cao hơn, phù hợp với người cần những thông tin này).

+ Hình 5, người xem có dễ dàng so sánh thực tế mua bán giữa các mặt hàng không? (có) Vì sao? (vì dữ liệu về mỗi mặt hàng được tổng hợp ở số lượng đã bán và tiền thu được) Báo cáo có hữu ích với người xem không? (rất hữu ích với người làm kinh doanh khi sắp xếp các mặt hàng trong báo cáo theo thứ tự giảm dần của tổng tiền thu được).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời Hoạt động 2 SGK trang 73; đọc hiểu thông tin mục 2 SGK trang 73 – 75 và thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời về Hoạt động 2 SGK trang 73; trình bày kết quả thảo luận.

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tuyên dương, sau đó chuyển sang nội dung tiếp theo

2. Kết xuất thông tin bằng báo cáo

- Hoạt động 2:

 Mặc dù truy vấn tìm kiếm được dữ liệu nhưng kết quả trả ra không được trình bày thuận lợi cho người xem thông tin, không đẹp và không làm nổi bật được thông tin cần nhấn mạnh.

-   Báo cáo CSDL là một văn bản trình bày thông tin kết xuất từ CSDL, có thể xem trực tiếp trên màn hình hoặc in ra.

- Báo cáo trình bày dữ liệu trực quan, làm nổi bật những mục quan trọng và thường theo mẫu quy định.

Soạn mới giáo án Khoa học máy tính 11 cánh diều Chủ đề F Bài 6: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ (tiếp theo)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học máy tính 11 cánh diều mới, soạn giáo án khoa học máy tính 11 cánh diều bài Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ (tiếp theo), giáo án khoa học máy tính 11 cánh diều

Soạn giáo án khoa học máy tính 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay