Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
-
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 6: LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN , CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG
BÀI 12: VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.
- GV phổ biến luật chơi cho HS:
+ GV đặt câu hỏi liên quan đến chủ đề liên quan đến biển đảo Việt Nam.
+ HS thực hiện nhiệm vụ: Tìm hiểu các ô chữ liên quan đến biển đảo Việt Nam.
- GV lần lượt đọc các gợi ý ô chữ cho HS:
+ Ô chữ số 1 ( (5 chữ cái): Vùng biển đẹp ở miền Trung Việt Nam, được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh trong năm 2006.
+ Ô chữ số 2 (10 chữ cái): Đảo có tiềm năng dầu khí to lớn thuộc vịnh Bắc Bộ, có diện tích 2.5km2 cách đất liền Việt Nam 110 km.
+ Ô chữ số 3 (8 chữ cái): Hệ thống đảo tiền tiêu thuộc tỉnh Khánh Hòa, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Ô chữ số 4 (6 chữ cái): Vùng đảo thiêng liêng của Tổ quốc thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ghi dấu cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của các anh hùng, chiến sĩ trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
+ Ô chữ số 5 (7 chữ cái): Quần đảo ở Việt Nam được xem là một thế giới san hô với hơn 100 loài, tạo thành một phần của vòng cung san hô ngắm dọc bờ biển Đông Nam của lục địa châu Á.
+ Ô chữ số 6 (9 chữ cái): Vịnh nằm ở phía Tây Bắc Biển Đông, phía Tây được bao bọc bởi bờ biển và hải đảo của miền Bắc Việt Nam.
+ Ô chữ số 7 (11 chữ cái): Vịnh nằm ở Việt Nam nằm ở phía Tây Nam của Biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a.
+ Ô chữ số 8 (5 chữ cái): Bãi biển thuộc thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố 20km về hướng Đông Nam.
+ Ô chữ chủ đề (8 chữ cái): Biển duy nhất nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tập của bản thân, tìm ra các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện lần lượt HS đọc đáp án các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
1 | M | Ỹ | K | H | Ê |
|
|
|
|
|
|
2 | B | Ạ | C | H | L | O | N | G | V | Ĩ |
|
3 |
| T | R | Ư | Ờ | N | G | S | A |
|
|
4 |
| C | Ô | N | Đ | Ả | O |
|
|
|
|
5 |
| H | O | À | N | G | S | A |
|
|
|
6 | V | Ị | N | H | B | Ắ | C | B | Ộ |
|
|
7 | V | Ị | N | H | T | H | Á | I | L | A | N |
8 |
| Đ | Ồ | S | Ơ | N |
|
|
|
|
|
Ô chữ chủ đề: BIỂN ĐÔNG.
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về biển, đảo có trong các ô chữ:
Biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) | Đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) |
Đảo Trường Sa (Khánh Hòa) | Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) |
Quần đảo Hoàng Sa (Quảng Nam, Đà Nẵng) | Vịnh Bắc Bộ |
Vịnh Thái Lan | Biển Đồ Sơn (Hải Phòng) |
Biển Đông |
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Biển Đông là một trong những biển lớn và là đường vận chuyển huyết mạch của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Vậy, Biển Đông có vị trí như thế nào? Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược ra sao? Các đảo, quần đảo ở Biển Đông, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có tầm quan trọng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông.
Hoạt động 1. Tìm hiểu về vị trí của Biển Đông
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 2, thông tin mục 1 SGK tr.77, 78 và trả lời câu hỏi: Xác định vị trí của Biển Đông trên bản đồ. - GV cung cấp thêm tư liệu cho HS tham khảo: Bản đồ Biển Đông https://www.youtube.com/watch?v=ySOz3-RVC28 (Từ đầu đến 0s31p). - GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục Em có biết SGK tr.78 và trả lời câu hỏi: Kể tên các vùng và lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác bản đồ, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS xác định vị trí của Biển Đông trên bản đồ. - GV mời đại diện 1 – 2 HS kể tên các vùng và lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. - GV mở rộng kiến thức: Tác động vị trí địa lí đối với việc hình thành các đặc điểm tự nhiên của khu vực Biển Đông: + Biển Đông có cấu trúc địa lí như đảo san hô, bãi cạn, bãi ngầm,… + Khí hậu mang tính chất nhiệt đới với nhiệt độ, lượng mưa theo vĩ độ và mùa. + Là khu vực hình và hoạt động của nhiều áp thấp nhiệt đới, bão, sóng thần. Mỗi năm trung bình có 9 – 10 cơn bão hình thành và hoạt động trên Biển Đông (từ tháng 5 đến hết tháng 10). → Vị trí, địa lí và khí hậu đặc biệt tạo cho vùng Biển Đông sự đa dạng sinh học điển hình trên thế giới về cấu trúc thành phần loài động thực vật, hệ sinh thái và nguồn gen. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Vị trí của Biển Đông - Ví trí của Biển Đông: + Nằm ở rìa tây Thái Bình Dương: · Chiều dài: khoảng 1 900 hải lí (nằm trong khoảng từ 3°N đến 26°B). · Chiều ngang: nơi rộng nhất khoảng 600 hải lí (trong khoảng từ 100°Đ đến 121°Đ). + Là một trong biển lớn của thế giới, diện tích 3,447 triệu km2, rộng từ bờ biển Việt Nam ở phía Tây đến đảo Lu-dông, Pa-lau-oan (Phi-lip-pin), Bô-nê-ô (In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây) ở phía đông và từ bờ biển Trung Quốc ở phía bắc đến các đảo của In-đô-nê-xi-a ở phía nam. - Vùng và lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông: Biển Đông được bao bọc bởi 9 nước: Việt Nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia, một vùng lãnh thổ là Đài Loan.
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu tầm quan trọng của Biển Đông về tuyến giao thông đường biển huyết mạch
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 3, mục Em có biết, thông tin mục 2a SGK tr.78, 79, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi: Trình bày tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông trên tuyến đường giao thông đường biển huyết mạch. Cảng Hồng Kông - GV mở rộng kiến thức, chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), yêu cầu các nhóm thảo luận, kết hợp khai thác thông tin mục Góc mở rộng SGK tr.79 và thực hiện nhiệm vụ: Nêu tầm quan trọng của eo biển Ma-lắc-ca với nhiều quốc gia và nền kinh tế thế giới. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông trên tuyến đường giao thông đường biển huyết mạch. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2.1). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Sự tấp nập, sầm uất của các hải cảng trên Biển Đông, lượng hàng hóa vận chuyển, các eo biển,… cho thấy tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông trên tuyến đường biển huyết mạch. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông a. Tuyến giao thông đường biển huyết mạch * Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông đường biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Á – châu Âu, châu Á – Trung Đông. - Trong lịch sử: + Là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao thương, di cư,…giữa Ấn Độ và Trung Quốc. + Là một phần quan trọng của con đường Tơ lụa trên biển kết nối phương Đông và phương Tây. - Hiện nay: là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới. * Có những eo biển giữ vai trò quan trọng đối với nhiều quốc gia và nền kinh tế thế giới từ xưa đến nay: eo biển Ma-lắc-ca, eo biển Xun-đa, eo biển Lôm-bốc,… → Giao thông trên biển qua các đại dương ngắn lại, tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro. | ||
Trả lời câu hỏi mở rộng: Tầm quan trọng của eo biển Ma-lắc-ca trên Biển Đông với nhiều quốc gia và nền kinh tế thế giới: - Vị trí của eo biển Ma-lắc-ca:
+ Chủ yếu do ba nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Sing-ga-po kiểm soát. Hải quân Sing-ga-po và Ma-lai-xi-a tập trận chung trên eo biển Ma-lắc-ca - Tầm quan trọng về kinh tế của eo biển: + An ninh năng lượng và thương mại giữa các nền kinh tế ở Đông Á và Đông Nam Á phụ thuộc nhiều vào an ninh hàng hải của tuyến đường qua eo biển Ma-lắc-ca và Biển Đông. + Năm 2011 Nhật Bản là nước nhập khẩu nhiên liệu lớn nhất từ Trung Đông với tổng mức nhiên liệu trị giá 116 tỉ USD được vận chuyển qua eo biển; Hàn Quốc và Trung Quốc lần lượt nhập khẩu 76 tỉ USD và 62 tỉ USD giá trị nhiên liệu từ Trung Đông và đi qua eo biển này. + Các nền kinh tế ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc hằng ngày xuất khẩu hàng dệt may, quần áo, đồ điện tử, xe hơi và thực phẩm đều thông qua eo biển. + Mỗi năm có khoảng 50 nghìn tàu thuyền qua lại, bao gồm tàu chở dầu, tàu chở container, tàu đánh cá. Tàu chở hàng qua eo biển Ma-lắc-ca |
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu tầm quan trọng của Biển Đông về địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Khai thác thông tin mục 2b SGK tr.79, 80, kết hợp tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi Giải thích tầm quan trọng chiến lược về kinh tế và chính trị - an ninh của Biển Đông ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. + Nhóm 1, 3: Tìm hiểu tầm quan trọng chiến lược về kinh tế. + Nhóm 2, 4: Tìm hiểu tầm quan trọng chiến lược về chính trị và an ninh. Gian khoan Đại Hùng 01 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Biển Đông https://www.youtube.com/watch?v=yCjyiLf4nzk - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Nêu suy nghĩ của em về nhận định: “Biển Đông được coi là khu vực có vị trí địa – chính trị quan trọng hàng đầu thế giới”. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 nhóm giải thích tầm quan trọng chiến lược về kinh tế, chính trị - an ninh của Biển Đông ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. - GV mời đại diện 1- 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2.2). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Biển Đông là địa bàn chiến lược, có vị trí địa chính trị quan trọng đối với các quốc gia trong khu vực và của thế giới. Ngày nay, sự phụ thuộc của các quốc gia vào các tuyến đường biển đi qua Biển Đông ngày một lớn. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương * Về kinh tế: - Là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. - Nhiều quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á có nền kinh tế gắn liền với các con đường thương mại, hệ thống cảng biển, nguồn tài nguyên trên Biển Đông. - Là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Á. 45% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển phải đi qua Biển Đông. * Về chính trị - an ninh: - Trong lịch sử: + Là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn. + Là nơi diễn ra quá trình giao thoa của một số nền văn hóa. → Tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của thế giới. → Tình trạng tranh chấp chủ quyền biển, đảo xuất hiện từ sớm, phức tạp. - Hiện nay: Biển Đông có vị trí địa – chính trị quan trọng với các quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương. + Sự phụ thuộc của các quốc gia vào các tuyến đường biển qua Biển Đông ngày càng lớn hơn. + An ninh trên Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích an ninh, chính trị, sự thịnh vượng về mặt kinh tế của khu vực. |
Trả lời câu hỏi mở rộng: Biển Đông được coi là khu vực có vị trí địa – chính trị quan trọng hàng đầu thế giới, vì: - Nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu – Châu Á, Trung Đông – Châu Á. Là một phần của tuyến đường biển nối trực tiếp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đóng vai trò quan trọng trong thương mại hàng hải toàn cầu. - Có những eo biển quan trọng đối với nhiều quốc gia, với 4/16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (eo biển Ma-lắc-ca, Lu-dông, Lôm-bốc, Xun-đa,…). - Gồm các đảo, quần đảo ngoài khơi đều nằm ở vị trí trung tâm – một trong những nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua nhất trên thế giới. Các quần đảo đóng vai trò quan trọng là các vị trí phòng thủ chiến lược trọng yếu đối với nhiều quốc gia trong khu vực Biển Đông; là các cơ sở hậu cần phục vụ các hoạt động biển xa, như kiểm soát các tuyến hàng hải đi qua lại trên Biển Đông, dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm ra-đa, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền,… |
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu tầm quan trọng của nguồn tài nguyên thiên nhiên biển
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 4, mục Góc khám phá, thông tin mục 2c SGK tr.80 và trả lời câu hỏi: Giải thích sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên biển của Biển Đông. - GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về nguồn tài nguyên thiên nhiên Biển Đông (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2.3). - GV tổ chức hoạt động nối tiếp, cho HS cả lớp chơi trò chơi Nhà hải dương học - Nhìn biểu tượng và đoán tên các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển. - GV lần lượt trình chiếu hình ảnh:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS giải thích sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên biển của Biển Đông. - GV mời đại diện lần lượt HS nêu đáp án trò chơi:
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là các tài nguyên sinh vật và khoáng sản. - GV chuyển sang nội dung mới. | c. Nguồn tài nguyên thiên nhiên biển - Nguồn tài nguyên sinh vật: + Phong phú và đa dạng với hàng trăm loài, bao gồm cả động vật, thực vật. + Cá và các loài động vật thân mềm như mực, hải sâm,... có trữ lượng lớn. + Nhiều loại thực vật có giá trị như rong biển, tảo biển, rau câu.... - Nguồn tài nguyên khoáng sản: + Nổi bật là dầu mỏ và khí tự nhiên. + Bên cạnh đó, còn có những nguồn tài nguyên khác: năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió; cát và hoá chất trong cát; muối và các loại khoáng chất...
| ||||||||||||
TƯ LIỆU: Biển Đông là nơi cư trú của trên 12 000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 2 040 loài cá, 350 loài san hô, 662 loài rong biển, 12 loài có vú,…Trong khu vực này tập trung 221 loài cây nước mặn tạo nên diện tích rừng ngập mặn tương tức đối lớn. Khu vực thềm lục địa của Biển Đông có tiềm năng dầu khí cao như bồn trũng Bru-nây, Nam Côn Sơn, Hoàng Sa,… (Nguyễn Văn Âu, Địa lí tự nhiên Biển Đông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.33, tr.71 – 72)
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tầm quan trọng chiến lược của các đảo và đảo quần đảo ở Biển Đông
Hoạt động 3.1. Tìm hiểu về vị trí của các đảo và quần đảo ở Biển Đông
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Biển Đông có nhiều đảo và quần đảo, riêng vùng biển Việt Nam rộng hơn 1 triệu km2 đã có khoảng 4 000 đảo lớn, nhỏ. Trong đó, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trên Biển Đông. - GV giới thiệu kiến thức kết hợp cho HS quan sát một số hình ảnh, video: Dựa trên cơ sở vị trí địa lí, điều kiện kinh tế, cư dân sinh sống, hệ thống các đảo và quần đảo Việt Nam được chia thành: + Hệ thống đảo tiền tiêu: Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn,… + Các đảo lớn: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm,… + Các đảo ven bờ: các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ,…. + Hai quần đảo xa bờ: Hoàng Sa và Trường Sa. (Hình ảnh các đảo, quần đảo đính kèm phía dưới Hoạt động 3.1). - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 2, thông tin mục 3a SGK tr.81 và trả lời câu hỏi: Xác định vị trí của các đảo và quần đảo của Việt Nam ở Biển Đông trên bản đồ. - GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về vị trí của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (Đính kèm phía dưới Hoạt động 3.1). - GV hướng dẫn HS khai thác Hình 5, mục Góc mở rộng SGK tr.81 để thấy được các đảo và quần đảo có vị trí quan trọng, phân bố theo chiều dài đất nước, chia thành các hệ thống đảo với chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS xác định vị trí của các đảo và quần đảo của Việt Nam ở Biển Đông trên bản đồ. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Biển Đông có hàng nghìn đảo và quần đảo nằm rải rác với diện tích khác nhau. + Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở trung tâm của Biển Đông và có vị trí chiến lược quan trọng. Địa hình của hai quần đảo này là sự nối tiếp liên tục của lục địa Việt Nam từ đất liền ra biển. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 3. Tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông a. Vị trí của các đảo và quần đảo ở Biển Đông - Quần đảo Hoàng Sa: + Nằm trong khoảng từ 15°45’B đến 17°15’B và từ 111°Đ đến 113°Đ. + Trải dài trên vùng biển có diện tích khoảng 30 000 km2. - Quần đảo Trường Sa: + Các quần đảo Hoàng Sa trên 200 hải lí về phía Đông Nam. + Nằm trong khoảng từ 6°50’B đến 12°B và từ 111°30’Đ đến 117°20’Đ. + Cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lí. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác