Soạn mới giáo án Lịch sử 11 cánh diều bài: Thực hành chủ đề 5 - Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam

Soạn mới Giáo án lịch sử 11 cánh diều bài Thực hành chủ đề 5 - Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

NỘI DUNG THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 5: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC 1858)

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 5 – Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước 1858).
  • Vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành.
  • Tự đánh giá/đánh giá chéo phần trả lời câu hỏi bài tập của bản thân/bạn bè.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giải quyết vấn đề: thông qua vận dụng được kiến thức về Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước 1858) để giải thích lịch sử qua bài tập vận dụng.
  • Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác: thông qua việc quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin, tư liệu, hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 5 – Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước 1858).
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
  1. Phẩm chất
  • Giáo dục phẩm chất chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 11, Giáo án.
  • Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Nội dung thực Chủ đề 5 – Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước 1858).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài học mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Trong các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858), em ấn tượng nhất với cuộc cải cách nào nhất? Vì sao?
  4. Sản phẩm: HS lựa chọn, lý giải cuộc cải cách ấn tượng nhất trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858).
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh về Hồ Quý Ly, Lê Thánh Thông và Minh Mạng:

   

Hồ Quý Ly

(1336 – 1407)

Lê Thánh Tông

(1442 – 1297)

Minh Mạng

(1791 – 1841)

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Trong các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858), em ấn tượng nhất với cuộc cải cách nào nhất? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoat động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu quan điểm cá nhân về cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước 1858) mà em thấy ấn tượng nhất. Lí giải.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ, cuộc cải cách của vua Lê Thánh Thông và cuộc cải cách của vua Minh Mạng là các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam.

+ Cuộc cải cách kinh tế - chính trị của Hồ Quý Ly và Triều Hồ: Đánh dấu bước phát triển mới của xã hội, trong đó thương nghiệp, tiền tệ đã có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế phong kiến. Cuộc cải cách thất bại do nguyên nhân bên ngoài là chính (sự phá hoại của quân xâm lược nhà Minh), hiệu quả của cuộc cải cách này đã “mở đường” cho nhà Lê sơ hoàn tất và phát huy.

+ Cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông: Kế thừa và phát triển cải cách hành chính của họ Khúc và là tiền đề cho cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng, tạo ra sự đổi mới toàn diện xã hội Việt Nam.

+ Cải cách hành chính của Minh Mạng: đã phát huy được những thành quả của họ Khúc và Lê Thánh Tông. Mặt tích cực là đổi mới và thống nhất được hệ thống hành chính quốc gia, kể cả phân cấp hệ thống hành chính và chế định ngạch, bậc quan lại từ trung ương đến địa phương, nhưng không giải quyết được khủng hoảng toàn diện của xã hội phong kiến suy tàn đang cần chuyển sang một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn.

- GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Nội dung thực hành Chủ đề 5 – Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước 1858).

  1. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Nhiệm vụ 1. Lập bảng thể hiện nội dung chính trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Minh Mạng.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tóm tắt được những nội dung chính trong cải cách của Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Minh Mạng.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm, vận dụng kiến thức đã học về một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) và hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2, 3: Lập bảng thể hiện nội dung chính trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Minh Mạng.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, 2, 3 của 6 nhóm.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

+ Nhóm 1, 2 (Hoàn thành Phiếu học tập số 1): Lập bảng thể hiện nội dung chính trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

CUỘC CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY

Nhóm:………………….

Bối cảnh

 lịch sử

Nội dung chính

Kết quả, ý nghĩa

Bài học có thể rút ra

 

 

 

 

+ Nhóm 3, 4 (Hoàn thành Phiếu học tập số 2): Lập bảng thể hiện nội dung chính trong cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

CUỘC CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG

Nhóm:………………….

Bối cảnh

 lịch sử

Nội dung chính

Kết quả, ý nghĩa

Bài học có thể rút ra

 

 

 

 

+ Nhóm 5, 6 (Hoàn thành Phiếu học tập số 3): Lập bảng thể hiện nội dung chính trong cuộc cải cách của Minh Mạng.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

CUỘC CẢI CÁCH CỦA MINH MẠNG

Nhóm:………………….

Bối cảnh

 lịch sử

Nội dung chính

Kết quả, ý nghĩa

Bài học có thể rút ra

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học về một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) và hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2, 3.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt tóm tắt những nội dung chính trong cải cách của Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Minh Mạng theo Phiếu học tập số 1, 2, 3.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

CUỘC CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY

Bối cảnh lịch sử

Nội dung chính

Kết quả, ý nghĩa

Bài học có thể

rút ra

- Về chính trị:

+ Từ năm 1358, triều Trần khủng hoảng, suy yếu:

·      Vua Trần Dụ Tông  ăn chơi, hưởng lạc, triều chính bị gian thần lũng đoạn, không quan tâm việc nước.

·      Tầng lớp quý tộc suy thoái, không giữ kỉ cương, phép nước.

+ Ở phía nam, nửa sau thế kỉ XIV, Chiêm Thành liên tục đưa quân tấn công Đại Việt.

+ Ở phía bắc, nhà Minh yêu cầu Đại Việt cống nộp thầy thuốc, giống cây, lương thực, voi, ngựa.,...

- Về kinh tế: từ những năm 40 của thế kỉ XIV:

+ Hạn hán, bão, lụt, vỡ đê.....

+ Mất mùa, đói kém.

+ Làng xã xuất hiện tình trạng che giấu, gian dối về ruộng đất và dân đinh.

+ Quý tộc, quan lại, địa chủ chiếm đoạt ruộng đất trên quy mô lớn.

- Về xã hội: từ những năm 40 của thế kỉ XIV, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền.

 

Về chính trị

- Tổ chức chính quyền lập pháp:

+ Đổi tên và đặt thêm các đơn vị hành chính; thành lập nhiều cơ quan, đặt ra nhiều chức quan mới; bãi bỏ nhiều cơ quan, chức quan cũ.

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát quan lại, đặc biệt là ở các cấp địa phương.

+ Định kì mở các khoa thi tuyển chọn quan lại. Khoa cử trở thành phương thức tuyển chọn quan lại.

+ Cải cách nghi lễ của triều đình và y phục của quan lại theo hướng quy củ, thống nhất, chuyên nghiệp.

+ Ban hành quy chế, hình luật mới quốc gia.

- Quân đội, quốc phòng:

+ Tuyển chọn người giỏi võ nghệ làm tướng chỉ huy, không căn cứ vào nguồn gốc tổn thất như trước.

+ Thải hồi binh sĩ già yếu, lấy người khỏe mạnh bổ sung vào quân ngũ.

+ Tăng cường quyển quân quy mô lớn, bổ sung lực lượng hương quân ở địa phương.

+ Xây dựng lại binh chế, đặt lại tổ chức quân đội theo hướng quy củ, chặt chẽ, dưới sự thống nhất của triều đình.

+ Cải tiến vũ khí, tăng cường trang bị quốc phòng, xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia quy mô lớn.

Về kinh tế, xã hội:

- Năm 1396: in và phát hành tiền giấy “Thông bảo hội sao”. Cấm, thu hết tiền đồng, đổi sang tiền giấy.

- Năm 1397: hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn của tư nhân. Quy định mức sở hữu tối đa về ruộng đất.

- Năm 1398: xóa bỏ tình trạng che giấu, gian dối về ruộng đất. Lập sổ ruộng trên cả nước.

- Năm 1401: hạn chế sở hữu gia nô. Chủ gia nô chỉ được có một số nô tì nhất định. Kiểm soát hộ tịch trên cả nước.

- Năm 1402: điều chỉnh thuế khóa, tăng thuế ruộng, hạ thuế bãi dâu, thu theo hạng đất.

Về văn hóa:

- Về tư tưởng:

+ Đề cao Nho giáo trên cơ sở có phê phán, chọn lọc.

+ Từng bước đưa Nho giáo trở thành ý thức hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống chính trị và đời sống cung đình.

- Về tôn giáo:

+ Hạn chế sự phát triển thái quá của Phật giáo và Đạo giáo.

+ Bắt sư tăng chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, 50 tuổi trở lên phải trải qua kì sát hạch, nêu không đạt phải hoàn tục làm dân thường.

- Về chữ viết:

 + Đề cao và khuyến khích sử dụng chữ Nôm.

+ Biên soạn sách chữ Nôm giải thích về Kinh Thi để dạy hậu phi và cung nhân.

- Về giáo dục:

+ Chú trọng giáo dục, chủ trương mở rộng hệ thống trường học.

+ Bổ sung chức học quan ở các địa phương, ban cấp ruộng đất cho trường học.

- Về khoa cử:

+ Sửa đổi nội dung các khoa thi, quy định chặt chẽ phương thức thi.

+ Bổ sung nội dung thi viết, làm tính, định lệ thi Hương và thi Hội theo định kì.

3. Kết quả, ý nghĩa

Kết quả

- Về pháp luật:

+ Xác lập bước đầu thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo đường lối pháp trị, tổ chức thống nhất, chặt chẽ.

+ Sức mạnh nhà nước được tăng cường.

- Về quân đội, quốc phòng:

+ Được củng cố.

+ Vai trò và sức mạnh của nhà nước được tăng cường.

- Về kinh tế:

+ Bước đầu giải quyết được bất cập: sở hữu tài sản, chế độ thuế khóa, hạn chế sở hữu tư nhân quy mô lớn, tình trạng gian dối ruộng đất, bộ phận lớn nô tì được giải phóng.

+ Tăng nguồn thu của nhà nước.

- Về văn hóa:

+ Nho giáo trở thành ý thức hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội Đại Việt.

+ Phật giáo, Đạo giáo suy giảm vai trò, vị trí so với trước.

- Về giáo dục, khoa cử: có bước phát triển mới theo hướng quy củ, chuyên nghiệp.

Ý nghĩa:

- Bước đầu xác lập mô hình phát triển mới của Đại Việt.

- Thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự cường của Hồ Quý Ly, Triều Hồ và tầng lớp lãnh đạo Đại Việt đương thời.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc trị nước. 

- Sự kết hợp giữa nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về thực hiện chính sách thân dân, về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước.

- Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc phải có sự lãnh đạo đúng đắn về chỉ đạo chiến lược, về phương thức tiến hành chiến tranh và chỉ đạo tác chiến phù hợp.

- Bài học về tập hợp sức mạnh toàn dân, thi hành chính sách “thân dân” hợp lòng dân.

- Bài học về tính tất yếu khách quan của sự đổi mới. Cải cách muốn thành công phải phù hợp với thực tiễn đất nước và được đông đảo nhân dân ủng hộ.

- Sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo nhân tài phải gắn liền với thực tiễn cuộc sốn, học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn.

 

 

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

CUỘC CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG

Bối cảnh lịch sử

Nội dung chính

Kết quả, ý nghĩa

Bài học có thể

rút ra

- Về chính trị:

+ Triều Lê sơ bước đầu xây dựng bộ máy nhà nước mới, kế thừa mô hình nhà nước thời Trần, Hồ.

+ Triều đình có nhiều mâu thuẫn và biến động:

·      Xuất hiện phe cánh trong triều.

·      Một bộ phận công thần lộng quyền.

- Về kinh tế:

+ Nền kinh tế sau chiến tranh được phục hồi.

+ Chế độ ruộng đất tồn tại nhiều hạn chế, bất cập:

·      Một bộ phận nông dân thiếu ruộng đất canh tác.

·      Nguồn thu của nhà nước bị ảnh hưởng.

- Về xã hội:

·      Cường hào lộng hành, quan lại tham ô.

·      Tình trạng coi thường pháp luật trở nên phổ biến.

Về tổ chức bộ máy chính quyền:

- Ở trung ương: cải cách theo hướng hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào nhà vua, tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát, hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan.

- Ở địa phương: tổ chức lại hệ thống đơn vị hành chính, thiết lập hệ thống cơ quan, chức quan quản lí từ đạo đến phủ, huyện/châu, xã.

Về luật pháp:

Bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) được hoàn chỉnh, thể hiện một số điểm mới và tiến bộ.

Về quân đội:

- Hệ thống tổ chức quân đội Đại Việt được cải tổ trên quy mô lớn.

- Có chính sách ưu đãi đối với binh lính, nhất là ban cấp ruộng đất công.

- Quy định chặt chẽ: kỉ luật quân đội, huấn luyện, tập trận, thao diễn võ nghệ hằng năm.

Về kinh tế:

- Năm 1477, Lê Thánh Tông ban hành chính sách lộc điền và chính sách quân điền.

- Thực hiện chính sách khuyến khích khai khẩn đồn điền, mở rộng diện tích canh tác trên cả nước.

Về văn hóa:

- Đề cao Nho giáo, đưa Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội.

- Giáo dục - khoa cử được chú trọng và có nhiều đổi mới.

 - Kết quả:

+ Đưa tới sự xác lập của thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mang tính quan liêu theo đường lối pháp trị.

+ Bộ máy nhà nước thời Lê sơ hoàn chỉnh, chặt chẽ.

+ Đời sống kinh tế, xã hội có những biến đổi lớn (sự phát triển của nền kinh tế tiểu nông, sự thống trị của tư tưởng Nho giáo).

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện tinh thần dân tộc của Vương triều Lê sơ.

+ Đưa nhà nước đạt đến giai đoạn phát triển đỉnh cao.

+ Đặt cơ sở cho hệ thống hành chính của Đại Việt nhiều thế kỉ sau đó.

 

- Thực hiện nguyên tắc “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

- Thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”.

- Kết hợp “đức trị” và “pháp trị” trong quản lý nhà nước.

- Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật.

- Tuyển chọn quan lại công khai, minh bạch.

- Kiểm tra, giám sát quan lại.

- Mở rộng diện và đối tượng áp dụng chế độ “hồi tỵ”.

- Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

CUỘC CẢI CÁCH CỦA MINH MẠNG

Bối cảnh lịch sử

Nội dung chính

Kết quả, ý nghĩa

Bài học có thể

rút ra

- Những năm đầu nhà Nguyễn thành lập:

+ Bộ máy chính quyền về cơ bản tiếp tục kế thừa mô hình nhà Lê trung hưng kết hợp một số biện pháp tạm thời.

+ Triều đình trung ương ở Phú Xuân chỉ trực tiếp kiểm soát 4 dinh, 7 trấn từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.

·      Quản lí 11 trấn ở phía bắc là Bắc Thành.

·      Quản lí 5 trấn ở phía nam là Gia Định Thành.

·      Đứng đầu Bắc Thanh, Gia Định Thành là Tổng trấn.

- Bộ máy chính quyền thời Gia Long, những năm đầu thời Minh Mạng: thiếu sự thống nhất, đồng bộ, tập trung.

+ Quyền lực nhà vua, triều đình bị hạn chế, không kiểm soát chặt chẽ được các trấn.

+ An ninh – xã hội ở các địa phương bất ổn.

Về bộ máy chính quyền trung ương

- Hoàn thiện bộ máy chính quyền trung ương. Hệ thống cơ quan chủ chốt của triều đình gồm: Nội các, Đô sát viện, Cơ mật viện, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự, các cơ quan chuyên môn (Nội các, Đô sát viện, Cơ mật viện có vai trò đặc biệt quan trọng). 

- Chế độ giám sát được chú trộng, tăng cường, quyền lực tập trung vào tay nhà vua.

Về bộ máy chính quyền địa phương:

- Bộ máy hành chính cấp tỉnh:

+ Xóa bỏ Bắc Thành và Gia Định, chức Tổng trấn. + Đổi đặt các trấn trên cả nước thành 30 tỉnh, đặt dưới sự quản lí trực tiếp của triều đình trung ương.

- Bộ máy hành chính cấp phủ, huyện/châu, tổng, xã, các quan phụ trách, cơ chế làm việc được hoàn thiện.

- Kết quả:

+ Hệ thống hành chính trên cả nước đã được cấu trúc lại một cách thống nhất, chặt chẽ và tập trung; quyền lực của hoàng đế và triều đình được tăng cường cao độ.

+ Hệ thống cơ quan, chức quan các cấp được hoàn thiện và có sự giám sát, ràng buộc chặt chẽ với nhau.

+ Nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền được xác lập cao độ, mang tính quan liêu.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện tài năng, tâm huyết của nhà vua, nỗ lực của triều Nguyễn.

+ Đặt nền móng cho thể chế chính trị triều Nguyễn nhiều thập ki sau đó.

+ Để lại những di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia thời kì cận - hiện đại.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.

- Hạn chế được tình trạng cục bộ, bè phái, quan lại câu kết với nhau trong những vấn đề nhạy cảm của nền hành chính.

Soạn mới giáo án Lịch sử 11 cánh diều bài: Thực hành chủ đề 5 - Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 11 cánh diều mới, soạn giáo án lịch sử 11 cánh diều bài Thực hành chủ đề 5 - Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam, giáo án lịch sử 11 cánh diều

Soạn giáo án lịch sử 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay