Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 7: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM
BÀI 14: NÔNG SẢN QUÊ EM
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù (năng lực mĩ thuật).
Bồi dưỡng lòng yêu nước, đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện như:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức HS trò chơi “ Qủa gì củ gì?” - GV hướng dẫn HS tham gia theo đường link sau: https://quizizz.com/join?gc=408667&source=liveDashboard - GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động, tổng hợp kiến thức. - GV dẫn dắt vào bài học: Các em vừa tham gia trò chơi “Qủa gì củ gì?”. Các em cùng đi vào bài học hôm nay Bài 13: Nông sản quê em. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Kể được một số loại nông sản quen thuộc và mô tả được đặc điểm về hình khởi màu sắc, bề mặt... của các loại nông sản đó. - Bước đầu tìm hiểu tác giả và vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật về đề tài nông sản. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát, thảo luận và cho biết: + Tên mỗi loại nông sản, + Mỗi loại nông sản có hình dạng giống với khối cơ bản nào? + Màu sắc đặc trưng của mỗi loại nông sản. + Quả nào có bề mặt nhẵn, mịn, thô ráp? + Quê hương em có những loại nông sản nào nổi tiếng? + Những loại nông sản nào xuất hiện trong bức tranh “Hoa trái quê hương" của hoạ sĩ Lê Thị Kim Bạch". Những nông sản này có nhiều ở vùng nào? - GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, tổng hợp kiến thức + Các loại nông sản: măng cụt, ổi, na, chuối, bí ngô, lúa, chôm chôm, ngô. + Hình cầu: mãng cầu, ổi, na, bí ngô, chôm chôm. + Hình trụ: chuối, ngô. + Hình ovan: cây lúa. + Măng cụt có vỏ tím đậm, ổi có vỏ xanh, na có mắt màu xanh, chuối xanh có màu xanh khi chín ngả vàng, bí ngô có màu vàng cam, lúa non màu xanh khi chín màu vàng, chôm chôm màu đỏ, ngô màu vàng. + Qủa có bề mặt nhẵn, mịn là: măng cụt, ổi, bí ngô, lúa, ngô, chuối. + Qủa có bề mặt thô ráp: na, chôm chôm. + Những loại nông sản nào xuất hiện trong bức tranh “Hoa trái quê hương" của hoạ sĩ Lê Thị Kim Bạch" là măng cụt, chôm chôm, bòn bon, vú sữa, thanh trà. Các loại quả này có nhiều có nhiều ở vùng Nam Bộ. - GV đánh giá nội dung chia sẻ, trả lời, bổ sung của HS; giới thiệu vài nét về tác phẩm Hoa trải quê hương và hoạ sĩ Lê Thị Kim Bạch. + Năm 1967, Lê Thị Kim Bạch tốt nghiệp khoa Sơn dầu, Trường Đại học Mỹ thuật Quốc gia Kiev (Ukraine). + Sau đó, bà trở về Việt Nam trở thành giảng viên và Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (khoa Cơ bản). + Tranh của bà mang nét về dung dị mà thanh thoát, hồn hậu mà sắc sảo, uyển chuyển mà mạnh mẽ. Từ năm 1990 đến 1999 bà là Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội Mỹ thuật Việt Nam. + Bức tranh Hoa trái quê hương được bà sáng tác trên chất liệu lụa, thể hiện hình ảnh những loại trái cây phổ biến của miền Nam nơi bà sinh ra. + Bức tranh đã được Bộ Thông tin và Truyền thông sử dụng để phát hành bộ tem “Tranh lụa Việt Nam", - GV tóm tắt nội dung quan sát, tổng hợp kiến thức hình dạng (khối nào), màu sắc, đường nét, bề mặt, của mỗi loại nông sản. - GV có thể giới thiệu rõ hơn về mỗi loại nông sản thường có nhiều ở nơi nào, công dụng của chúng và liên hệ với nông sản địa phương. - GV giới thiệu thêm một số loại nông sản đặc trưng ở một số vùng miền và tác dụng của chúng đối với sức khỏe con người, phát triển kinh tế cho người nông dân quê hương, đất nước.
Nhãn lồng (Hưng Yên) Vải Thiều (Bắc Giang)
Nho (Ninh Thuận ) Thanh Long (Quảng trị)
Sầu riêng Dừa sáp (Trà Vinh) - GV tóm tắt nội dung quan sát, sử dụng câu kết luận (trang 66 SGK): Có nhiều loại nông sản khác nhau. Qua sản phẩm mĩ thuật, em có thể giới thiệu, quảng bá về nông sản quê hương. Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nắm được cách tạo kho hình ảnh và cách tạo sản phẩm mĩ thuật đề tài nông sản. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1. Hướng dẫn HS thực hành - GV tổ chức cho HS tạo kho nông sản quê em. - GV sử dụng hình minh họa và yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi: + Có những loại nông sản nào xuất hiện trong hình minh họa? + Các loại nông sản trong hình minh họa được thể hiện bằng chất liệu nào? + Màu sắc của mỗi loại nông sản ở sản phẩm. + Kho hình ảnh cần nhiều hay ít các sản phẩm nhỏ? + Em nhận ra các sản phẩm được tạo nên bằng hình thức thực hành nào? - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án: + Các loại nông sản có trong tranh là dứa. Ngô, lúa, roi, măng cụt, cà tím, khoai, dừa, chuối, cà chua. + Kho hình ảnh có thể được tạo nên từ việc vẽ. + Màu sắc mỗi loại nông sản có sự hài hòa, đúng với màu sắc của các loại quả trong thực tế. + Kho hình ảnh cần nhiều các sản phẩm nhỏ. - GV hướng dẫn HS tạo bộ sưu tập hình ảnh nông sản quê em. - GV sử dụng hình minh hoạ (trang 67 SGK) và yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi.
|
- HS trật tự lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS quan sát, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lưu ý.
- HS thực hiện.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS thảo luận.
- HS trưng bày.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, tha, khảo.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS ghi nhớ, thực hiện.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác