Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 15: CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù (năng lực mĩ thuật).
Bồi dưỡng lòng yêu nước, đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện như:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu bài hát “Việt Nam quê hương tôi" của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, yêu cầu HS lắng nghe (có thể hát theo) và giới thiệu những hình ảnh xuất hiện trong lời bài hát. https://www.youtube.com/watch?v=oVY4wt8cj_Q - GV đánh giá kết quả hoạt động và giới thiệu nội dung bài học. - GV dẫn dắt vào bài học: Cả lớp vừa cùng nhau nghe và hát ca khúc “Việt Nam quê hương tôi”. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung đó trong Bài 15: Cảnh đẹp quê hương Việt Nam. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nhận biết được một số cảnh đẹp nổi tiếng trên quê hương, đất nước Việt Nam. - Tạo được sản phẩm cảnh đẹp quê hương theo ý thích. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 (trang 69 SGK) và sản phẩm tranh Hồ Gươm, Lên nương (trang 70 SGK), trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi nội dung quan sát. + Cảnh đẹp trong mỗi hình minh hoạ thuộc vùng miền nào trên quê hương Việt Nam? + Cảnh đẹp đỏ có hình ảnh, màu sắc nào nổi bật? + Em đã từng đến tham quan những nơi này chưa? + Hình thức thực hành của mỗi sản phẩm. + Hình ảnh chính, hình ảnh phụ trên mỗi sản phẩm. + Mỗi sản phẩm có những màu sắc nào? + Em hãy giới thiệu cảnh đẹp ở quê hương mà em thích. - GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chốt kiến thức: + Các cảnh đẹp đến từ nhiều vùng miền của tổ quốc: ruộng bậc thang vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Chùa Cầu ở Hội An, Chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ, Chùa một cột ở Hà Nội,... + Mỗi sản phẩm đều có công dụng riêng: đèn lồng thắp sáng hoặc trang trí, quạt giấy để quạt mát, nón để đội che nắng mưa, gùi và cái âu để đựng đồ... + Cảnh đẹp có màu sắc rực rỡ, có những màu sắc nổi bật như vàng, đỏ, nâu,... + Sản phẩm được thực hiện bởi nhiều cách thức như cắt, xé, dán, vẽ... - GV nhận xét, đánh giá nội dung trả lời, chia sẻ, bổ sung của HS; GV tổng hợp kiến thức (hình ảnh, màu nóng - màu lạnh, độ đậm – nhạt, vị trí xa gần, hình ảnh chính – phụ,...) và tổng kết hoạt động. - GV có thể trình chiếu thêm một số hình cảnh đẹp ở địa phương và ở những vùng miền khác nhau để giúp HS thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Nam. https://www.youtube.com/watch?v=Au6LqK1UH8g - GV sưu tầm một số bức tranh phong cảnh về các địa danh nổi tiếng của các hoạ sĩ Việt Nam để giới thiệu, phân tích nội dung, hình thức, chất liệu.... Bức tranh Dưới chân đồi Bức tranh Nắng Bức tranh Mùa lúa chín Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nắm được cách tạo sản phẩm về cảnh đẹp trên quê hương, đất nước Việt Nam. b. Cách tiến hành
|
- HS lắng nghe và hát theo.
- HS cả lớp cùng hát ca khúc. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS xem video.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát.
- HS thực hiện theo gợi ý.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác