Soạn mới giáo án Mĩ thuật 4 Cánh diều bài 7: Đường em đến trường

Soạn mới Giáo án mĩ thuật 4 cánh diều bài Đường em đến trường. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 4: LÀM QUEN VỚI KHÔNG GIAN XA, GẦN

BÀI 7: ĐƯỜNG EM ĐẾN TRƯỜNG

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được vị trí xa gần của một số hình ảnh trong cuộc sống, trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và vận dụng vào thực hành, sáng tạo sản phẩm đề tài đường em đến trường.
  • Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực đặc thù như: ngôn ngữ, khoa học, tính toán… thông qua: trao đổi, chia sẻ.
  • Vận dụng một số kĩ thuật tạo hình phù hợp với hình thức, chất liệu trong thực hành, sáng tạo sản phẩm.
  • Xác định vị trí cho một số hình ảnh để tạo không gian xa, gần ở sản phẩm.

Năng lực đặc thù (năng lực mĩ thuật).

  • Nhận biết vị trí xa, gần của một số hình ảnh ở đối tượng quan sát, liên hệ với các hình ảnh ở trên đường đi học; bước đầu tìm hiểu tác giả, vẻ đẹp của tác phẩm có biểu hiện của không gian xa, gần..
  • Tạo được sản phẩm tranh đề tài đường em đến trường có vị trí xa, gần của một số hình ảnh và trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo.
  • Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm (nội dung, vị trí xa gần của hình ảnh, màu đậm, nhạt,...) và trao đổi, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
  1. Phẩm chất

Bồi dưỡng lòng yêu nước, đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện như:

  • Có ý thức chuẩn bị đồ dùng, họa phẩm để thực hành sáng tạo sản phẩm.
  • Tôn trọng sự sáng tạo của bạn bè, người khác.
  • Giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành, sáng tạo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 4.
  • Một số tư liệu, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật về trang phục lễ hội quê hương.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 4.
  • Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bút chì, bút màu, giấy thủ công, giấy báo,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS nghe và đọc lời bài hát “Bài ca đi học” của nhạc sĩ Phan Trần Bảng:

https://www.youtube.com/watch?v=7kbEExOEqMo

- GV trình chiếu lời bài hát:

- GV yêu cầu HS kể tên một số hình ảnh có trong bài hát và giới thiệu vị trí của hình ảnh đó.

- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Đàn bướm phơi phới bay trên cành hoa.

+ Trường em xa xa khuất sau hàng cây cao cao.

- GV tổ chức cho HS cùng hát bài hát trước khi giới thiệu vào bài học.

- GV dẫn dắt vào bài học: Mọi sự vật, sự đều có những khoảng cách xa hay gần khác nhau so với vị trí và điểm nhìn của chúng ta. Để phân biệt và xác định những sự vật, sự việc ấy có khoảng cách như thế nào đối với chúng ta các em cùng đi vào bài học hôm nay Bài 7: Đường em đến trường.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nhận biết được khoảng cách, vị trí các hình ảnh trên đối tượng quan sát.

- Bước đầu tìm hiểu tác giả, vẻ đẹp tác phẩm, tác phẩm mĩ thuật với một số hình ảnh có vị trí xa gần.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu hình ảnh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi.

+ Hình 1: Cây nào có vị trí gần, xa em nhất? Cây vị trí gần em cao hơn hay thấp hơn cây vị trí ở xa?

+ Hình 2: Đôi bạn cùng đi chung một xe đạp có vị trí gần em hay xa em nhất?

+ Hình 3: Em hãy giới thiệu một số hình ảnh nhân vật ở vị trí gần và xa em. Ngôi nhà ở vị trí gần em to hay bé hơn ngôi nhà ở xa em?

- GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án và giới thiệu trang phục trong mỗi ảnh:

+  Hình 1: Cây màu đỏ có vị trí gần em nhất. Cây màu vàng có vị trí xa em nhất. Cây vị trí gần em cao hơn so với cây ở xa.

+ Hình 2: Đôi bạn cùng đi chung một xe đạp gần em nhất.

+ Hình 3:

●     Một số nhận vật ở vị trí gần em: Cây cối, ngôi nhà sàn có người đang bước xuống cầu thang, những người ở phía trước ngôi nhà sàn có người đang bước xuống.

●     Một số nhân vật ở vị trí xa em: những ngôi nhà sàn lấp ló phía sau, đoàn người đang cưỡi ngựa đi về phía xa.

●     Ngôi nhà ở vị trí gần em to hơn ngôi nhà ở vị trí xa em.

- GV đánh giá nội dung chia sẻ, giới thiệu vị trí xa gần của một số hình ảnh ở các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật số 1 ,2 , 3 và họa sĩ Nguyễn Thụ:

+ Tác phẩm Ghé qua bản (1970) là tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ, có kích thước 45x62 cm.

+ Nguyễn Thụ là một trong những họa sĩ đầu tiên phát triển nghệ thuật tranh lụa Việt Nam

+ Ông là phó giáo sư đầu tiên của Việt Nam giảng dạy về tranh lụa ở nước ngoài; cụ thể là tại Đại học Mỹ thuật Quốc tế Paris.

+ Đa số tác phẩm của ông hướng tới việc thể hiện hình tượng Bác Hồ, phong cảnh sinh hoạt và cuộc sống ở vùng núi phía Bắc.

Tác phẩm Phong cảnh Tây Bắc

Tác phẩm Bác Hồ đi công tác

- GV gợi mở HS giới thiệu, mô tả một số hình ảnh thường gặp trên đường đi học và vị trí, khoảng cách của các hình đó.

- GV giới thiệu một số hình ảnh trong thực tế (phong cảnh, con đường, dòng sông...) và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có vị trí xa gần của hình ảnh phương tiện giao thông, con người,...

Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nắm được cách tạo sản phẩm có vị trí, khoảng cách xa, gần của một số hình ảnh.

- Tạo được sản phẩm có vị trí xa, gần của một số hình ảnh về tranh đề tài đường em đến trường.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1. Hướng dẫn HS thực hành

- GV tổ chức cho HS quan sát hình minh họa và cho biết:

+ Sản phẩm em cùng bạn đi học: Hình ảnh các bạn trong tranh có vị trí bằng nhau hay khác nhau? Em hãy chỉ ra hình bạn ở gần em nhất, bạn ở xa em nhất.Màu ở phần mặt đất đậm hơn hay nhạt hơn màu ở phần bầu trời, đám mây? Em hãy nêu các bước thực hành tạo bức tranh này.

+ Sản phẩm tham gia giao thông an toàn: Em hãy nêu một số chất liệu, vật liệu sử dụng để sáng tạo các hình ảnh: cây, người, ô tô, đèn tín hiệu giao thông,... và chỉ ra vị trí khác nhau của các hình ảnh đó ở sản phẩm. Hình ảnh nào gần em nhất, hình ảnh nào xa em nhất? Em hãy nêu các bước thực hành sáng tạo sản phẩm này.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án:

+ Sản phẩm em cùng bạn đi học:

●     Hình ảnh các bạn trong tranh có vị trí khác nhau.

●     Bạn gần nhất là hai bạn nam. Bạn xa nhất là bạn nữ mặc váy hoa.

●     Màu ở mặt đất đậm hơn màu bầu trời và đám mây.

●     Các bước thực hành vẽ bức tranh: Bước 1: vẽ phác thảo các bạn có vị trí xa gần khác nhau. Bước 2: tô màu và trang trí họa tiết quần áo cho từng bạn. Bước 3: tô màu cho toàn bộ bức tranh với các màu sắc đậm, nhạt khác nhau.

+ Sản phẩm tham gia giao thông an toàn:

●     Các chất liệu, vật liệu sử dụng để sáng tạo các hình ảnh: cây, người, ô tô, đèn tín hiệu giao thông,...là đất nặn, giấy màu thủ công.

●     Vị trí của các sự vật: Ô tô, bạn nhỏ qua đường, đèn giao thông dọc có vị trí gần nhất. Cây cối, cột đèn giao thông ngang có vị trí xa nhất.

●     Các bước sáng tạo sản phẩm: Bước 1: Nặn hình bạn nhỏ đi học, chiếc xe ô tô và chân các cột đèn giao thông và gốc cây. Bước 2: cắt, dán, xé các tán cây, thân cây bằng giấy màu thủ công. Bước 3: ghép các bộ phận cột đèn, thân vây với các gốc đã chuẩn bị để làm cây đứng được. Bước 4: sắp xếp lại vị trí các sự vật cho hợp lí.

 

 

 

 

 

- HS trật tự và lắng nghe.

 

 

- HS quan sát và nhẩm theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS cả lớp cùng hát ca khúc.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hành.

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

- HS thực hành theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS trưng bày sản phẩm.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

Soạn mới giáo án Mĩ thuật 4 Cánh diều bài 7: Đường em đến trường

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án mĩ thuật 4 cánh diều mới, soạn giáo án mĩ thuật 4 mới cánh diều bài Đường em đến trường, giáo án soạn mới mĩ thuật 4 cánh diều

Soạn mới giáo án Mĩ thuật 4 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay