Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 6: TRANG PHỤC LỄ HỘI
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù (năng lực mĩ thuật).
Bồi dưỡng lòng yêu nước, đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện như:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS trò chơi “Nhà thông thái”. + GV chia lớp thành 2 đội và chuẩn bị một số hình ảnh về lễ hội, trang phục một số vùng miền.
+ Cách chơi: vận dụng cách chơi tiếp sức, yêu cầu các đội nêu tên và trang phục ở mỗi hình ảnh. Đội nào nêu tên chính xác và nhiều hơn sẽ giành chiến thắng. - GV nhận xét, tổng hợp kết quả: Số tên lễ hội, và trang phục ở mỗi hình ảnh. Đội nào nêu nhiều đáp án đúng đội đó giành chiến thắng. + Ảnh 1: Trang phục của dân tộc Chăm. + Ảnh 2: Trang phục của dân tộc Cơ Tu. + Ảnh 3: Lễ hội cơm mới của dân tộc Gia-rai. + Ảnh 4: Lễ hội mùa xuân của người Thái. + Ảnh 5: Lễ hội múa xòe hoa của dân tộc Thái. + Ảnh 6: Lễ hội múa khèn của người Mông. - GV dẫn dắt vào bài học: Đất nước của chúng ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có nét văn hóa đặc trưng riêng khác nhau. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về nét đặc trưng về lễ hội và trang phục của các dân tộc thông qua Bài 6: Trang phục lễ hội. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nắm được hình dạng, màu sắc, trang trí họa tiết trên trang phục ở hình ảnh quan sát. - Bước đầu tìm hiểu đặc điểm trang phục của một số lễ hội đặc trưng theo vùng miền. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu hình ảnh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi. + Em hãy giới thiệu một số màu sắc có trong trang phục trong mỗi hình ảnh. + Trang phục của nhân vật trong mỗi hình ảnh có hình dạng như thế nào? + Chấm, nét được trang trí trên mỗi trang phục. - GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án và giới thiệu trang phục trong mỗi ảnh: + Hình 1: Trang phục lễ hội Tây Nguyên thường được may bằng vải thổ cẩm, dệt thành các dải đỏ, đen có diện tích to, nhỏ khác nhau. Họa tiết được sử dụng ít, thường được đặt ở khu vực trung tâm hoặc có phần viền tay hoặc gấu áo/váy. + Hình 2: Họa tiết trong trang phục cô dâu trong lễ cưới của người Dao Tiền thường được thêu ở đuôi khăn đội đầu, đường viền tay hoặc gấu áo. Riêng mảnh họa tiết ở gấu váy được in sáp ong và sử dụng các nét thẳng, nét gấp khúc là chủ yếu. + Hình 3: Trang phục múa Bồng được trang trí bằng các dải màu có nhiều màu sắc rực rỡ. Mùa Bồng thường được biểu diễn trong dịp lễ hội làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội). - GV giới thiệu thêm lễ hội và trang phục đặc trưng khác:
Lễ hội Katê Hội Lim - GV bồi dưỡng HS lòng tự hào về quê hương, ý thức giữ gìn, phát huy nét đẹp của trang phục trong đời sống. Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nắm được cách sáng tạo một số mẫu trang phục và trang trí chấm nét (ít- nhiều, dày – thưa) khác nhau. \ - Sáng tạo được mẫu trang phục và trang trí bằng cách thực hành theo ý thích. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1. Hướng dẫn HS thực hành - GV tổ chức cho HS quan sát hình minh họa và cho biết: + Em hãy nêu đồ dùng cần để sáng tạo mẫu, trang trí áo dài nam và chiếc váy. + Em hãy chỉ ra vị trí có nhiều, ít chấm, nét trên hình trang phục áo dài nam và chiếc váy. + Trên mỗi sản phẩm có những kiểu nét nào (thẳng, con, gấp khúc,...)? + Em hãy nêu các bước thực hành, sáng tạo, trang trí áo dài nam và chiếc váy. + Em thích cách thực hành vẽ hay cắt, dán? + Em có thể kết hợp, cắt, vẽ, in trong thực hành tạo mẫu trang phục và trang trí chấm nét không? - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án: + Những đồ dùng cần thiết bao gồm giấy, bút màu, bút chì, màu dạ, kéo,.... + Vị trí các chấm và nét trên các sản phẩm như sau: ● Sản phẩm 1: Các nét, chấm tập trung ở phần gấu của tà áo, thân áo. ● Sản phẩm 2: Các nét, chấm tập trung ở phần chân váy. + Cách sáng tạo, trang trí áo dài nam: ● Bước 1: Gấp đôi tờ giấy, vẽ sát đường gấp hình một nửa chiếc áo dài nam rồi cắt theo nét vẽ. Sau đó, tô và cắt hai ống quần. ● Bước 2: Trang trí các nét vẽ theo sở thích, tô màu và tạo các hoa văn. ● Bước 4: Ghép phần thân áo và ống quần lại để hoàn thiện sản phẩm.
|
- HS tham gia trò chơi. - HS lắng nghe GV phổ biến.
- HS quan sát hình ảnh/tác phẩm.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hành.
.
- HS quan sát, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trưng bày sản phẩm của mình và các bạn để giới thiệu, chia sẻ. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác