Soạn văn 6 ngắn nhất bài: Lượm

Soạn bài: “Lượm” - ngữ văn 6 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Luyện nói về văn miêu tả” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Bài tập 1: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2

Bài thơ kể lại về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ.

Bài tập 2: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2

Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?

Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?

Bài tập 3: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2

Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyên đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?

Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.

Bài tập 4: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2

Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm.

Bài tập 5: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2

“Lượm ơi, còn không?” câu thơ đặt cuối bài như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?

Luyện tập

Bài tập 2: trang 77 sgk Ngữ Văn 6 tập 2

Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm

II. Soạn văn siêu ngắn: Lượm

Bài tập 1: Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú.

Câu chuyện kể: cuộc gặp gỡ của hai chú cháu, sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm.

Bố cục:

  • Phần 1: từ đầu …"cháu đi xa dần..." => Cuộc gặp gỡ ở Huế.
  • Phần 2: “Cháu đi đường cháu” …"hồn bay giữa đồng..." => sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc.
  • Phần 3: còn lại => Lượm sống mãi với non sông đất nước.

Bài tập 2: Trong khổ thứ hai đến khổ thứ năm Lượm đã được miêu tả:

  • Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch => Toát lên vẻ ngây ngô, hồn nhiên của tuổi thiếu niên.
  • Ngoại hình: loắt choắt, như con chim chích nhảy thoăn thoắt, má đỏ bồ quân. => dễ thương, hồn nhiên, nét đẹp khỏe mạnh ở làn da tiếp xúc với nhiều ánh nắng, khí trời.
  • Cử chỉ: Cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, chạy nhảy hoạt bát trên đường, cười híp mí. => hồn nhiên nhanh nhạy
  •  Lời nói: tự nhiên, chân thật

“Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à”

=> lời tâm sự với chú rất vui vẻ, thoải mái, tự hào,  không quan tâm tới những nguy hiểm trong công việc đối mặt thường trực với cái chết này.

* Các yếu tố nghệ thuật trong đoạn thơ là:

  • từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh...
  • vần gieo (choắt - thoắt, nghênh - lệch, vang - vàng...),
  •  hình ảnh so sánh (Như con chim chích...)

=> góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. 

Bài tập 3: Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: mặt trận, đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn.

 - Hi sinh: bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ, tay năm chặt bông mà hồn bay giữa đòng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa.

=> Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.

* Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:

"Ra thế

Lượm ơi !..."

=> Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.

"Thôi rồi, Lượm ơi !"

=>  lời cảm thán, như đang hồi hộp theo dõi chuyến đi của Lượm, tác giả nhìn thấy chớp đỏ từ họng súng kẻ thù và tuyệt vọng biết rằng Lượm không thoát được cái chết.

"Lượm ơi, còn không ?"

=> Một câu thơ được tách thành một khổ,  sự thảng thốt nghẹn ngào, không tin được dù đó là sự thật .

Bài tập 4: Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé.

Quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh.

 Tác giả gọi Lượm là "Chú bé" :  lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.

Tác dụng: khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó, bài thơ vì thế càng thêm cảm động.

Bài tập 5: Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. Ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm:

"Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng"

Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.

Luyện tập

Bài tập 2: Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng

Bài tham khảo

Lượm nhận bức thư thượng khẩn từ tay anh cán bộ rồi xin phép ra về. Ngoài mặt trận súng nổ vang trời, máy bay địch rè rè lượn trên bầu trời. Giữa trưa, đường làng vắng vẻ. Lúa trên đồng xanh mướt, đã bắt đầu trổ bông. Thấp thoáng trên cánh đồng xanh bạt ngàn tít tận chân trời là chiếc ca lô trắng của Lượm. Em băng qua đường, lội qua những cánh đồng đưa lá thư tới tay chỉ huy. Thế nhưng, bất ngờ một quả bom từ máy bay địch thả xuống. Đùng! Lượm ngã xuống. Chiếc ca lô văng ra xa. Khuôn mặt em lấm lem bùn đất, bộ quần áo nhuốm sắc đỏ tươi của máu. Đôi tay em nắm chặt bông lúa non còn thơm mùi sữa. Đôi mắt từ từ nhắm lại....Thôi rồi, Lượm ơi!

III. Soạn văn ngắn nhất: Lượm

Bài tập 1: 

(1) Bài thơ kể bằng lời của người chú.

(2) Nội dung: cuộc gặp gỡ của hai chú cháu, sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm.

(3) Bố cục:

- Phần 1: từ đầu …"cháu đi xa dần..." => Cuộc gặp gỡ ở Huế.

- Phần 2: “Cháu đi đường cháu” …"hồn bay giữa đồng..." => sự hy sinh anh dũng của Lượm.

- Phần 3: còn lại => Lượm sống mãi với non sông đất nước.

- Bài tập 2: Lượm đã được miêu tả:

- Trang phục: “cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch”  (ngây ngô, hồn nhiên của tuổi thiếu niên)

- Ngoại hình: “loắt choắt, như con chim chích nhảy thoăn thoắt, má đỏ bồ quân.” (dễ thương, hồn nhiên, nét đẹp khỏe mạnh)

- Cử chỉ: “Cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang” (hồn nhiên nhanh nhạy)

 Lời nói: “Cháu đi liên lạc / Vui lắm chú à” (lời tâm sự với chú rất vui vẻ, thoải mái, tự hào,  không quan tâm tới những nguy hiểm)

Yếu tố nghệ thuật:

(1) từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh...

(2) vần gieo (choắt - thoắt, nghênh - lệch, vang - vàng...),

(3) hình ảnh so sánh (Như con chim chích...)

Tác dụng: hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. 

Bài tập 3: Chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn (mặt trận, đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn.)

Hi sinh: bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ, tay nắm chặt bông mà hồn bay giữa đòng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa. => Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.

 *Khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:

"Ra thế

Lượm ơi !..."

=>  sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.

"Thôi rồi, Lượm ơi !"

=>  lời cảm thán, tác giả nhìn thấy chớp đỏ từ họng súng kẻ thù và tuyệt vọng biết rằng Lượm không thoát được cái chết.

"Lượm ơi, còn không ?" => Một câu thơ được tách thành một khổ,  sự thảng thốt nghẹn ngào, không tin được dù đó là sự thật .

Bài tập 4: Xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. => Quan hệ  vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh.

 Gọi Lượm là "Chú bé" :  lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả, là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước. => tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó.

Bài tập 5: Sự lập lại: khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. Tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.

Luyện tập

Bài tập 2: Đoạn văn khoảng 10 dòng

Bài tham khảo

Anh cán bộ giao cho  Lượm  bức thư thượng khẩn rồi Lượm xin phép ra về. Ngoài mặt trận súng nổ vang trời, máy bay địch rè rè lượn trên bầu trời. Giữa trưa, đường làng vắng vẻ. Lúa trên đồng xanh mướt, đã bắt đầu trổ bông. Thấp thoáng trên cánh đồng xanh bạt ngàn tít tận chân trời là chiếc ca lô trắng của Lượm. Em băng qua đường, lội qua những cánh đồng đưa lá thư tới tay chỉ huy. Thế nhưng, bất ngờ một quả bom từ máy bay địch thả xuống. Đùng! Lượm ngã xuống. Chiếc ca lô văng ra xa. Khuôn mặt em lấm lem bùn đất, bộ quần áo nhuốm sắc đỏ tươi của máu. Đôi tay em nắm chặt bông lúa non còn thơm mùi sữa. Đôi mắt từ từ nhắm lại....Thôi rồi, Lượm ơi!

IV. Soạn văn cực ngắn: Lượm

Bài tập 1: 

- Bài thơ kể bằng lời của người chú.

- Nội dung: cuộc gặp gỡ của hai chú cháu, sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm.

Bố cục:

- Phần 1: từ đầu …"cháu đi xa dần..." 

- Phần 2: “Cháu đi đường cháu” …"hồn bay giữa đồng..." 

- Phần 3: còn lại 

Bài tập 2: Lượm đã được miêu tả:

- Trang phục: “cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch”  => ngây ngô, hồn nhiên của tuổi thiếu niên

- Ngoại hình: “loắt choắt, như con chim chích nhảy thoăn thoắt, má đỏ bồ quân.” => dễ thương, hồn nhiên, nét đẹp khỏe mạnh

- Cử chỉ: “Cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang” =>hồn nhiên nhanh nhạy

- Lời nói: “Cháu đi liên lạc / Vui lắm chú à”=> rất vui vẻ, thoải mái, tự hào,  không quan tâm tới những nguy hiểm.

Yếu tố nghệ thuật: từ láy, vần, so sánh 

=> Lượm hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. 

Bài tập 3: 

(1) Chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm:  rất nguy hiểm, khó khăn.

(2) Hi sinh: bọn giặc đã giết hại Lượm, bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ, tay nắm chặt bông mà hồn bay giữa đòng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa. 

=> Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.

 *Khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:

"Ra thế

Lượm ơi !..."

=>  sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.

"Thôi rồi, Lượm ơi !"

=>  lời cảm thán, tác giả tuyệt vọng.

"Lượm ơi, còn không ?" 

=> sự thảng thốt nghẹn ngào, không tin được dù đó là sự thật .

Bài tập 4: Xưng hô: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. 

=> Quan hệ  vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh.

 Gọi Lượm là "Chú bé" :  lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả, là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước. => tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó.

Bài tập 5: Sự lập lại: khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. Tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.

Luyện tập

Bài tập 2: Đoạn văn khoảng 10 dòng

Bài tham khảo

Anh cán bộ giao cho  Lượm  bức thư thượng khẩn rồi Lượm xin phép ra về. Ngoài mặt trận súng nổ vang trời, máy bay địch rè rè lượn trên bầu trời. Giữa trưa, đường làng vắng vẻ. Lúa trên đồng xanh mướt, đã bắt đầu trổ bông. Thấp thoáng trên cánh đồng xanh bạt ngàn tít tận chân trời là chiếc ca lô trắng của Lượm. Em băng qua đường, lội qua những cánh đồng đưa lá thư tới tay chỉ huy. Thế nhưng, bất ngờ một quả bom từ máy bay địch thả xuống. Đùng! Lượm ngã xuống. Chiếc ca lô văng ra xa. Khuôn mặt em lấm lem bùn đất, bộ quần áo nhuốm sắc đỏ tươi của máu. Đôi tay em nắm chặt bông lúa non còn thơm mùi sữa. Đôi mắt từ từ nhắm lại....Thôi rồi, Lượm ơi!

 

Tìm kiếm google: ước dẫn soạn bài lượm, lượm ngữ văn 6 tập 2

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 tập 2 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net