Soạn văn 6 ngắn nhất bài: Bài học đường đời đầu tiên

Soạn bài: “Bài học đường đời đầu tiên” - ngữ văn 6 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Bài học đường đời đầu tiên” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Bài tập 1: Trang 10 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

Kể tóm tắt đoạn trích và cho biết:

a) Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào?

b) Bài văn chia làm mấy đoạn, nội dung chính của mỗi đoạn?

Bài tập 2: Trang 10 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

Hãy đọc kĩ đoạn văn từ đầu bài đến sắp đứng đầu thiên hạ rồi sau đó:

a) Ghi lại những chi tiết miêu tả, ngoại hình và hành động của Dế Mèn. Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn?

b) Tìm những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn trong đoạn văn. Thay thế một số từ ấy bằng những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa rồi rút ra nhận xét về cách dùng từ của tác giả.

c) Nhận xét về tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn này?

Bài tập 3: Trang 11 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

Nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt (biểu hiện qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu…).

Bài tập 4: Trang 11 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

Nêu diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.

Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì?

Bài tập 5: Trang 11 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có giống với chúng trong thực tế không? Có đặc điểm nào của con người được gán cho chúng? Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện này?

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Trang 11 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

Ở đoạn cuối truyện, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời Dế Mèn?

II. Soạn bài siêu ngắn: Bài học đường đời đầu tiên

Bài tập 1:

a) Truyện được kể bằng lời của nhân vật chính là Dế Mèn.

b) Đối với đoạn trích này, chúng ta có thể chia làm hai đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “…không thể làm lại được”: Bức chân dung tự họa của Dế Mèn.
  • Đoạn 2: Đoạn còn lại: Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Bài tập 2: a) Những chi tiết miêu tả ngoại hình Dế Mèn:

 - Một thanh niên Dế Mèn cường tráng:

  • Càng: Mẫm bóng
  • Vuốt: cứng, nhọn hoắt
  • Cánh: dài tận chấm đuôi một màu nâu bóng mỡ.
  • Đầu: tò, nổi từng tảng rấy bướng…
  • Răng: đen nhánh
  • Râu: dài, cong.

* Những chi tiết miêu tả hành động:

  • Đạp phanh phách
  • Vũ lên phành phạch
  • Nhai ngoàm ngoạm
  • Trịnh trọng vuốt râu
  • Đi đứng oai vệ…dún dẩy (khoeo), rung…(râu)
  • Cà khịa (với hàng xóm)
  • Quát nạt (cào cào)
  • Đá ghẹo (gọng vó)

=> Tác giả miêu tả từ khái quát đến cụ thể, miêu tả ngoại hình kết hợp với miêu tả hành động, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nhân vật.

b) Tính từ miêu tả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn và từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa để thay thế nó:

  • Mẫm bóng = to mập, nhẵn bóng
  • Nhọn hoắt = nhọn như mũi giáo
  • Ngắn hủn hoắt = ngắn tun ngủn, ngắn cũn
  • Đen nhánh = rất đen, đen muột
  • Hùng dũng = oai vệ, hùng hô
  • Bóng mỡ= bóng nhẩy
  • Bướng = cứng đầu

=>Cách dùng từ của tác giả rất chính xác, sinh động, giàu sức gợi cảm, những từ đồng nghĩa mà ta tìm để thay thế không thể nào bằng được, làm mất đi sự hấp dẫn của câu văn.

c) Tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn này:

- Dũng mãnh, vừa thể hiện sự kiêu căng tự phụ của một kẻ tưởng mình đứng đầu thiên hạ, có tính xốc nổi của tuổi trẻ và hay ảo tưởng về bản thân.

Bài tập 3: Nhận xét:

 - Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt rất khó chịu, vừa thể hiện sự trịch thượng kẻ cả(xưng hô mày tao mặc dù cả 2 bằng tuổi), kiêu ngạo(miêu tả  Dế Choắt thê thảm xấu xí), vừa thể hiện sự ích kỉ(chê bai nhà Dế Choắt), khinh thường (Dế Choắt xin đào giúp 1 ngách qua nhà Dế Mèn khinh khỉnh, ích kỉ không cho và nói những lời phỉ báng.)

Bài tập 4: Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.

 *Diễn biến tâm lí của Dế Mèn có nhiều sự thay đổi khác nhau:

  • Lúc bắt đầu trêu: kiêu ngạo (“Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !.” / “Giương mắt ra mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này.”)
  • Lúc trêu xong: sợ hãi, hèn nhát.
  • Lúc Dế Choắt bị chị Cốc đánh chết: Thì khóc thảm thiết hốt hoảng ăn năn, hối hận.

 - Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình “không được kiêu căng, tự phụ. Không được cậy vào sức khỏe của mình mà hung hăng làm bậy. Nếu không suy nghĩ cẩn thận trước khi làm sẽ mang họa vào thân.”

Bài tập 5: 

- Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện rất giống với chúng ta trong cuộc sống.

- Tô Hoài đã nhân hóa con vật, gán cho chúng những đặc điểm của con người.

  • Về hình dáng: người ốm người mập cũng như ở đây Dế Mèn to khỏe, mập mạp còn Dế Choắt gầy gò ốm yếu.
  • Về tính cách: người hiền lành, yếu ớt nhưng cũng có người mạnh mẽ, hung hăng…

- Tác phẩm tương tự: 

  • Đeo nhạc cho mèo (truyện ngụ ngôn)
  • Chú đất nung (Nguyễn Kiên)

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng theo lời Dế Mèn:

Bài mẫu tham khảo

Tôi thực sự cảm thấy có lỗi nhiều lắm Dế Choắt ạ. Chỉ vì tính ngông cuồng và thích thể hiện của mình mà tôi đã tự đánh mất đi một người bạn tốt trong cuộc đời của mình. Nghĩ lại những lời anh nói, tôi càng thấy thấm thía hơn. Có phải đã quá muộn để nhận ra những lỗi lầm ấy hay không. Đừng oán trách tôi nhé. Có lẽ, người đáng bị trừng phạt và nằm nơi đây chính là tôi chứ không phải một người tốt như anh. Tôi cảm thấy ân hận về hành động của mình nhiều lắm. Tôi quá ngu ngốc khi luôn cho mình là “bậc trên” của thiên hạ, cứ tưởng mình giỏi giang, mình ghê gớm lắm nào ngờ suy cho cùng tôi cũng chỉ “ếch ngồi đáy giếng” mà thôi. Tôi đã thực sự thấm, tôi sẽ sửa đổi tính cách của mình, không còn dám huênh hoang và kiêu ngạo nữa. Cái chết của anh đã làm tôi thức tỉnh tất cả.

III. Soạn bài ngắn nhất: Bài học đường đời đầu tiên

Bài tập 1:

a) Tác giả đã dùng lời của nhân vật chính (Dế Mèn) để kể lại câu chuyện

b) Bài được chia 2 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “…không thể làm lại được”. (Bức chân dung tự họa của Dế Mèn)
  • Đoạn 2: Đoạn còn lại. (Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn).

Bài tập 2: 

a) Miêu tả ngoại hình Dế Mèn: Cường tráng (càng mẫm bóng / Vuốt cứng, nhọn hoắt/ Cánh dài tận chấm đuôi một màu nâu bóng mỡ/ Đầu tò, nổi từng tảng rấy bướng…/ Răng đen nhánh, râu dài, cong).

* Miêu tả hành động:Đạp phanh phách/ vũ lên phành phạch/ nhai ngoàm ngoạm/ trịnh trọng vuốt râu/  đi đứng oai vệ…dún dẩy (khoeo)/ rung…(râu)/ cà khịa (với hàng xóm)/ quát nạt (cào cào)/ đá ghẹo (gọng vó)/

*Nhận xét: Miêu tả từ khái quát đến cụ thể, miêu tả ngoại hình kết hợp với miêu tả hành động, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nhân vật.

b) Tính từ miêu tả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn và từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa để thay thế nó:

  • Mẫm bóng = to mập, nhẵn bóng
  • Nhọn hoắt = nhọn như mũi giáo
  • Ngắn hủn hoắt = ngắn tun ngủn, ngắn cũn
  • Đen nhánh = rất đen, đen muột
  • Hùng dũng = oai vệ, hùng hô
  • Bóng mỡ= bóng nhẩy
  • Bướng = cứng đầu

=>Những từ đồng nghĩa mà ta tìm để thay thế không thể nào bằng được, làm mất đi sự hấp dẫn của câu văn. Tác giả dùng từ rất chính xác, sinh động, giàu sức gợi cảm.

c) Tính cách của Dế Mèn : dũng mãnh, kiêu căng tự phụ của một kẻ tưởng mình đứng đầu thiên hạ, có tính xốc nổi của tuổi trẻ và hay ảo tưởng về bản thân.

Bài tập 3: Nhận xét thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt: khó chịu, vừa thể hiện sự trịch thượng kẻ cả, kiêu ngạo, ích kỉ, khinh thường

Bài tập 4: Diễn biến tâm lí của Dế Mèn có nhiều sự thay đổi khác nhau: lúc bắt đầu trêu kiêu ngạo, lúc trêu xong sợ hãi, hèn nhát, lúc Dế Choắt bị chị Cốc đánh chết thì khóc thảm thiết hốt hoảng ăn năn, hối hận.

=>Bài học đường đời đầu tiên: không được cậy vào sức khỏe của mình mà hung hăng làm bậy, không được kiêu căng, tự phụ, nếu không suy nghĩ cẩn thận trước khi làm sẽ mang họa vào thân.

Bài tập 5:  Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện rất giống với chúng ta trong cuộc sống.

- Tác giả đã gán cho chúng những đặc điểm của con người.

  • Hình dáng: Dế Mèn to khỏe, mập mạp còn Dế Choắt gầy gò ốm yếu 
  • Tính cách: người hiền lành, yếu ớt nhưng cũng có người mạnh mẽ, hung hăng…

VD: Đeo nhạc cho mèo (truyện ngụ ngôn), Chú đất nung (Nguyễn Kiên)

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng theo lời Dế Mèn:

Bài mẫu tham khảo

Tôi thực sự cảm thấy có lỗi nhiều lắm Dế Choắt ạ. Chỉ vì tính ngông cuồng và thích thể hiện của mình mà tôi đã tự đánh mất đi một người bạn tốt trong cuộc đời của mình. Nghĩ lại những lời anh nói, tôi càng thấy thấm thía hơn. Có phải đã quá muộn để nhận ra những lỗi lầm ấy hay không. Đừng oán trách tôi nhé. Có lẽ, người đáng bị trừng phạt và nằm nơi đây chính là tôi chứ không phải một người tốt như anh. Tôi cảm thấy ân hận về hành động của mình nhiều lắm. Tôi quá ngu ngốc khi luôn cho mình là “bậc trên” của thiên hạ, cứ tưởng mình giỏi giang, mình ghê gớm lắm nào ngờ suy cho cùng tôi cũng chỉ “ếch ngồi đáy giếng” mà thôi. Tôi đã thực sự thấm, tôi sẽ sửa đổi tính cách của mình, không còn dám huênh hoang và kiêu ngạo nữa. Cái chết của anh đã làm tôi thức tỉnh tất cả.

IV.Soạn bài cực ngắn: Bài học đường đời đầu tiên

Bài tập 1:

a) Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật chính (Dế Mèn).

b) Ta có thể chia làm hai đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “…không thể làm lại được”

=>Bức chân dung tự họa của Dế Mèn.

  • Đoạn 2: Đoạn còn lại

=>Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Bài tập 2: a) Chi tiết miêu tả ngoại hình Dế Mèn cường tráng: Càng mẫm bóng; vuốt cứng, nhọn hoắt; cánh dài tận chấm đuôi một màu nâu bóng mỡ; đầu tò, nổi từng tảng rấy bướng…; răng: đen nhánh, râu dài, cong.

* Những chi tiết miêu tả hành động: Đạp phanh phách; vũ lên phành phạch; nhai ngoàm ngoạm, trịnh trọng vuốt râu, đi đứng oai vệ…dún dẩy (khoeo), rung…(râu), cà khịa (với hàng xóm), quát nạt (cào cào), đá ghẹo (gọng vó)

*Nhận xét: 

  • Miêu tả từ khái quát đến cụ thể.
  • Miêu tả ngoại hình kết hợp với miêu tả hành động.
  • Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nhân vật.

b) Tính từ miêu tả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn và từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa để thay thế nó:

  • Mẫm bóng = to mập, nhẵn bóng
  • Nhọn hoắt = nhọn như mũi giáo
  • Ngắn hủn hoắt = ngắn tun ngủn, ngắn cũn
  • Đen nhánh = rất đen, đen muột
  • Hùng dũng = oai vệ, hùng hô
  • Bóng mỡ= bóng nhẩy
  • Bướng = cứng đầu

=>Tác giả dùng từ rất chính xác, sinh động, giàu sức gợi cảm, những từ đồng nghĩa mà ta tìm để thay thế không thể nào bằng được, làm mất đi sự hấp dẫn của câu văn.

c) Tính cách của Dế Mèn : Dũng mãnh, kiêu căng tự phụ của một kẻ tưởng mình đứng đầu thiên hạ, có tính xốc nổi của tuổi trẻ và hay ảo tưởng về bản thân.

Bài tập 3: Nhận xét thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt:

  •  Khó chịu, vừa thể hiện sự trịch thượng kẻ cả (xưng hô mày tao mặc dù cả 2 bằng tuổi).
  • Kiêu ngạo (miêu tả  Dế Choắt thê thảm xấu xí).
  • Ích kỉ (chê bai nhà Dế Choắt).
  •  Khinh thường (Dế Choắt xin đào giúp 1 ngách qua nhà Dế Mèn khinh khỉnh, ích kỉ không cho và nói những lời phỉ báng.)

Bài tập 4: Diễn biến tâm lí của Dế Mèn có nhiều sự thay đổi khác nhau:

  • Lúc bắt đầu trêu: kiêu ngạo 
  • Lúc trêu xong: sợ hãi, hèn nhát.
  • Lúc Dế Choắt bị chị Cốc đánh chết: Thì khóc thảm thiết hốt hoảng ăn năn, hối hận.

=>Rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình: không được kiêu căng, tự phụ, không được cậy vào sức khỏe của mình mà hung hăng làm bậy, nếu không suy nghĩ cẩn thận trước khi làm sẽ mang họa vào thân.

Bài tập 5: 

- Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện rất giống với chúng ta trong cuộc sống.

- Tác giả đã gán cho chúng những đặc điểm của con người.

  • Hình dáng: người ốm người mập.
  • Tính cách: người hiền lành, yếu ớt nhưng cũng có người mạnh mẽ, hung hăng…

Truyện tương tự: Đeo nhạc cho mèo (truyện ngụ ngôn), Chú đất nung (Nguyễn Kiên)

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Đoạn văn diễn tả lại tâm trạng theo lời Dế Mèn:

Bài mẫu tham khảo

Tôi thực sự cảm thấy có lỗi nhiều lắm Dế Choắt ạ. Chỉ vì tính ngông cuồng và thích thể hiện của mình mà tôi đã tự đánh mất đi một người bạn tốt trong cuộc đời của mình. Nghĩ lại những lời anh nói, tôi càng thấy thấm thía hơn. Có phải đã quá muộn để nhận ra những lỗi lầm ấy hay không. Đừng oán trách tôi nhé. Có lẽ, người đáng bị trừng phạt và nằm nơi đây chính là tôi chứ không phải một người tốt như anh. Tôi cảm thấy ân hận về hành động của mình nhiều lắm. Tôi quá ngu ngốc khi luôn cho mình là “bậc trên” của thiên hạ, cứ tưởng mình giỏi giang, mình ghê gớm lắm nào ngờ suy cho cùng tôi cũng chỉ “ếch ngồi đáy giếng” mà thôi. Tôi đã thực sự thấm, tôi sẽ sửa đổi tính cách của mình, không còn dám huênh hoang và kiêu ngạo nữa. Cái chết của anh đã làm tôi thức tỉnh tất cả.

 

Tìm kiếm google: Hướng dẫn trả lời câu hỏi bài bài học đường đời đầu tiên, soạn bài bài học đường đời đầu tiên ngữ văn 6 tập 2, bài học đường đời đầu tiên ngữ văn 6 tập 2.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 tập 2 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net