[toc:ul]
Bài tập 1: Trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 2
Chỉ ra các phép so sánh trong những khổ thơ dưới đấy. Cho biết chúng thuộc những kiểu so sánh nào. Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh mà em thích.
a) Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.
(Tế Hanh)
b) Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
(Tố Hữu)
c) Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
(Minh Huệ)
Bài tập 2: Trang 43 sgk ngữ văn lớp 6
Hãy nêu những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Vượt thác. Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
Bài tập 3: Trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 2
Dựa theo bài Vượt thác, hãy viết một đoạn văn từ ba đến năm câu tả dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ; trong đoạn văn có sử dụng cả hai kiểu so sánh đã được giới thiệu.
Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng miêu tả cảnh sân trường em giờ ra chơi có sử ít nhất 2 phép so sánh.
Bài tập 1:
Vế A (cái được so sánh) | Phương tiện so sánh | Từ chỉ so sánh | Vế B (Cái dùng để so sánh - cái so sánh) | |
Ngang bằng | Không ngang bằng | |||
Tâm hồn tôi | là | một buổi trưa hè | ||
Con đi trăm núi ngàn khe | chưa bằng | muôn nổi tái tê lòng bầm | ||
Con đi đánh giặc mười năm | chưa bằng | khó nhọc đời bầm sáu mươi | ||
Anh đội viên mơ màng | như | nằm trong giấc mộng | ||
Bóng Bác cao lồng lộng | ấm hơn | ngọn lửa hồng |
*Tác dụng gợi hình và gợi cảm của một phép so sánh trong câu thơ mà em thích:
"Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng." - (Minh Huệ)
=>Từ thực tế đến mơ màng rồi đến giấc mộng, và hình ảnh Bác trong tâm hồn ấy đúng là sưởi ấm hơn ngọn lửa hồng, bởi nó sưởi ấm tự bên trong."
Bài tập 2: Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài thơ Vượt thác là:
(1) “Thuyền rẽ sông lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kip.”
(2) “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.”
(3) “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thị cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ."
(4) "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước."
* Hình ảnh so sánh mà em thích nhất là:
Dường như hình ảnh dượng Hương Thư để lại cho mỗi người và cả tôi một ấn tượng sâu sắc. Đó là một cơ thể “như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào”
=>Ca ngợi vẻ đẹp kì diệu, cường tráng, ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy.
Bài tập 3: Đoạn văn từ ba đến năm câu tả dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ.
Nước từ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên, sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ.
Kiểu so sánh trong đoạn văn:
Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng miêu tả cảnh sân trường:
Bài tham khảo
" Tùng ! Tùng ! Tùng ! " tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Chúng em đứng dậy chào cô rồi ùa ra ngoài như đàn ong vỡ tổ. Khuôn mặt của đứa nào cũng hào hứng, vui tươi hơn! Các bạn bắt đầu vui đùa, nhảy dây, đá bóng, chạy nhảy nói cười rộng ràng cả khoảng sân, phá tan đi không gian yên tĩnh trước đó. Những cành cây như cũng đang vui cười, trò chuyện cùng mấy bạn học sinh. Ôi ! Giờ ra chơi thật vui !
Bài tập 1:
Vế A (cái được so sánh) | Phương tiện so sánh | Từ chỉ so sánh | Vế B (Cái dùng để so sánh - cái so sánh) | |
Ngang bằng | Không ngang bằng | |||
Tâm hồn tôi | là | một buổi trưa hè | ||
Con đi trăm núi ngàn khe | chưa bằng | muôn nổi tái tê lòng bầm | ||
Con đi đánh giặc mười năm | chưa bằng | khó nhọc đời bầm sáu mươi | ||
Anh đội viên mơ màng | như | nằm trong giấc mộng | ||
Bóng Bác cao lồng lộng | ấm hơn | ngọn lửa hồng |
"Anh đội viên mơ màng
………………………….
Ấm hơn ngọn lửa hồng." - (Minh Huệ)
=>Thực tế => mơ màng => giấc mộng, hình ảnh Bác trong tâm hồn ấy sưởi ấm hơn ngọn lửa hồng, bởi nó sưởi ấm tự bên trong."
Bài tập 2: Phép so sánh trong bài thơ Vượt thác là:
- “Thuyền rẽ sông lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kip.”
- “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.”
- “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ."
- "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước."
Dường như hình ảnh dượng Hương Thư “như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào” đây là hình ảnh so sánh em thích nhất. Bởi nó ngợi ca vẻ đẹp kì diệu, cường tráng, ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy.
Bài tập 3: Đoạn văn từ ba đến năm câu tả dượng Hương Thư:
Nước từ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên, sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ.
*Kiểu so sánh:
- Ngang bằng: dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt.
- Không ngang bằng: Nó chồm lên, sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ.
Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng miêu tả cảnh sân trường:
Bài tham khảo
Khi tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến, ấy là lúc học sinh chúng em có cho mình những giây phút thư giãn sau những giời học tập mệt mỏi. Học sinh từ cá lớp ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Bạn nào bạn nấy vui chơi thỏa thích dưới bóng cây xanh mát. Chỗ này bạn nam đá cầu, chỗ kia bạn nữ nhảy dây, bịt mắt bắt dê,.... ồn ào như chợ vỡ. Dưới bóng cây xanh mát, lũ học trò tinh quái bày đủ trò nghịch ngợm cùng nhau . Cảnh vui tươi, nhộn nhịp trở thành những kỉ niệm vô cùng đáng nhớ của tuổi thơ.
Bài tập 1:
Vế A (cái được so sánh) | Phương tiện so sánh | Từ chỉ so sánh | Vế B (Cái dùng để so sánh - cái so sánh) | |
Ngang bằng | Không ngang bằng | |||
Tâm hồn tôi | là | một buổi trưa hè | ||
Con đi trăm núi ngàn khe | chưa bằng | muôn nổi tái tê lòng bầm | ||
Con đi đánh giặc mười năm | chưa bằng | khó nhọc đời bầm sáu mươi | ||
Anh đội viên mơ màng | như | nằm trong giấc mộng | ||
Bóng Bác cao lồng lộng | ấm hơn | ngọn lửa hồng |
=> Phép so sánh trong câu thơ có tác dụng gợi hình và gợi cảm:
"Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng." - (Minh Huệ)
=>Thực tế => mơ màng => giấc mộng => hình ảnh Bác trong tâm hồn ấy sưởi ấm hơn ngọn lửa hồng, bởi nó sưởi ấm tự bên trong."
Bài tập 2: So sánh trong Vượt thác là:
“Thuyền rẽ sông lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kip.” / “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.” / “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thị cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ." / "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước."
Bài tập 3: Đoạn văn từ ba đến năm câu tả dượng Hương Thư:
Nước từ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên, sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ.
* Kiểu so sánh trong đoạn văn: So sánh ngang bằng (như); So sánh không ngang bằng ( hơn cả )
Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng miêu tả cảnh sân trường:
Bài tham khảo
Giờ ra chơi đã đến, chúng em đứng dậy chào cô rồi ùa ra ngoài như đàn ong vỡ tổ. Khuôn mặt của đứa nào cũng hào hứng, vui tươi hơn! Các bạn bắt đầu vui đùa, nhảy dây, đá bóng, chạy nhảy nói cười rộng ràng cả khoảng sân, phá tan đi không gian yên tĩnh trước đó. Những cành cây như cũng đang vui cười, trò chuyện cùng mấy bạn học sinh. Ôi ! Giờ ra chơi thật vui !