Soạn văn 6 ngắn nhất bài: Ẩn dụ

Soạn bài: “Ẩn dụ” - ngữ văn 6 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Ẩn dụ” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Bài tập 1: Trang 69 sgk ngữ văn 6 tập 2

So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau đây:

- Cách 1:

Bác Hồ mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

- Cách 2:

Bác Hồ như Người Cha

Đốt lửa cho anh nằm

- Cách 3:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

             (Minh Huệ)

Bài tập 2: Trang 70 sgk ngữ văn 6 tập 2

Tìm các ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.

a)       Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

                       (Tục ngữ)

b)       Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

                        (Tục ngữ)

c)       Thuyền về có nhớ bến chăng?

     Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

                                     (Ca dao)

d)         Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

            Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.

                        (Viễn Phương)

Bài tập 3: Trang 70 sgk ngữ văn 6 tập 2

Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu văn, câu thơ dưới đây và nên lên tác dụng của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng.

a)        Cha lại dắt con đi trên cát mịn

           Ánh nắng chảy đầy vai.

  (Hoàng Trung Thông) 

b)           Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

       Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Trần Đăng Khoa) 

d)          Em thấy cả trời sao

             Xuyên qua từng kẽ lá

             Em thấy cơn mưa rào

             Ướt tiếng cười của bố.

                     (Phan Thế Cải)

Viết một đoạn văn có sử dụng phép ẩn dụ và chỉ ra phép ẩn dụ được sử dụng trong đoạn văn

Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu tả về mùa xuân hoặc mùa hạ có sử dụng phép nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ

II. Soạn bài siêu ngắn: Ẩn dụ

Bài tập 1: So sánh:

  • Cách 1: câu kể thông thường.
  • Cách 2: so sánh

=> gây nên ấn tượng lạ.

  • Cách 3: ẩn dụ.

=> nội dung biểu cảm, có tính hình tượng, lại hàm súc, cô đọng, giàu sức gợi cảm.

Bài tập 2: Hình ảnh ẩn dụ:

  • "ăn quả", "kẻ trồng cây"   

 => ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả (tương đồng về cách thức); 

=> kẻ trồng cây tương đồng người làm ra thành quả (tương đồng về phẩm chất).

  • mực – đen, đèn – sáng  

=> tương đồng cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất); 

=> đèn – rạng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất).

  • thuyền, bến   

=> tương đồng người ra đi – người ở lại (tương đồng về phẩm chất).

  • "Mặt Trời" 

=> tương đồng với Bác Hồ (tương đồng về phẩm chất).

Bài tập 3: Các từ ngữ ẩn dụ:

  • (Mùi hồi chín) chảy

=>  thể hiện được cụ thể hơn, rõ ràng hơn cái đắm say, ngây ngất của mọi người khi ngửi thấy mùi hồi chín.

  • (Ánh nắng) chảy;

=> Gợi tả sinh động hình ảnh của nắng, nắng không còn đơn thuần là "ánh sáng" mà còn hiện ra như là một "thực thể" có thể cầm nắm, sờ thấy.

  • (Tiếng rơi) rất mỏng;

=> cái nhẹ của tiếng lá rơi được gợi tả tinh tế, trở nên có hình khối cụ thể  và có dáng vẻ 

  • Ướt (tiếng cười).

=> tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên.

=> Với kiểu ẩn dụ này, đối tượng được miêu tả hiện ra cụ thể mà còn thể hiện được nét độc đáo, tinh tế trong sự cảm nhận của người viết, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa.

Viết một đoạn văn có sử dụng phép ẩn dụ và chỉ ra phép ẩn dụ được sử dụng trong đoạn văn

Bài tham khảo 

" Tùng tùng tùng..." Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Những cô cậu học trò ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.

Phép ẩn dụ: " ướt đẫm ánh nắng" ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( từ thị giác- xúc giác)

III. Soạn văn ngắn nhất: Ẩn dụ

Bài tập 1: So sánh:

- Cách 1: câu kể thông thường.

- Cách 2: so sánh

Tác dụng: giúp hình ảnh ấn tượng lạ.

- Cách 3: ẩn dụ.

Tác dụng: giúp biểu cảm, có tính hình tượng, lại hàm súc, cô đọng, giàu sức gợi cảm.

Bài tập 2: Hình ảnh ẩn dụ:

(1) "ăn quả" (sự hưởng thụ thành quả), "kẻ trồng cây" (người làm ra thành quả)  

(2) mực – đen (cái tối tăm, cái xấu), đèn – sáng (cái sáng sủa, cái tốt, cái hay)

(3) thuyền, bến ( người ra đi – người ở lại)

(4) "Mặt Trời" (Bác Hồ).

Bài tập 3: Các từ ngữ ẩn dụ:

a.  chảy =>  thể hiện được cụ thể hơn, rõ ràng hơn cái đắm say, ngây ngất của mọi người khi ngửi thấy mùi hồi chín.

 chảy (Ánh nắng) => hình ảnh của nắng, nắng không còn đơn thuần là "ánh sáng" mà còn hiện ra như là một "thực thể" có thể cầm nắm, sờ thấy.

b. rất mỏng (Tiếng rơi) => cái nhẹ của tiếng lá rơi gợi tả tinh tế.

 c. Ướt (tiếng cười).=> tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên.

=> đối tượng được miêu tả hiện ra cụ thể, độc đáo, tinh tế, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa.

Viết một đoạn văn có sử dụng phép ẩn dụ và chỉ ra phép ẩn dụ được sử dụng trong đoạn văn

Bài tham khảo 

Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những chùm cây báo hiệu một mùa hè nữa đã về trên quê hương em. Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng.  Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch. Mùa hè là khoảng thời gian nóng nực nhưng cây cối lại thi nhau khoe sắc,kết trái thơm ngon. Những chú,cô chim thi nhau bay lượn tỏ vẻ thích thú khi một mùa mới đến. Mùa hè cũng là khoảng thời gian tụi học sinh được nghỉ sau tháng ngày học căng thẳng ,mệt mỏi. Đối với em mùa hè chính là mùa của sức sống, niềm vui và mùa dành cho sự khởi đầu của sự trưởng thành, khôn lớn. 

  • Nhân hóa: chú cô chim
  • So sánh:  Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng.  Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch

IV. Soạn bài cực ngắn: Ẩn dụ

Bài tập 1: So sánh:

(1) Cách 1: câu kể thông thường, Cách 2: so sánh. Tác dụng giúp hình ảnh ấn tượng lạ.

(2) Cách 3: ẩn dụ. Tác dụng: giúp biểu cảm, có tính hình tượng, lại hàm súc, cô đọng, giàu sức gợi cảm.

Bài tập 2: Hình ảnh ẩn dụ:

- "ăn quả", "kẻ trồng cây" => sự hưởng thụ thành quả / người làm ra thành quả.

-  mực – đen , đèn – sáng => cái tối tăm, cái xấu / cái sáng sủa, cái tốt, cái hay

- thuyền, bến=>  người ra đi / người ở lại

- Mặt Trời => Bác Hồ.

Bài tập 3: Các từ ngữ ẩn dụ:

a. chảy (cụ thể hơn, rõ ràng hơn cái đắm say)

 - chảy (Ánh nắng) - (hình ảnh của nắng, nắng không còn đơn thuần là "ánh sáng" mà còn hiện ra như là một "thực thể" có thể cầm nắm, sờ thấy).

b. rất mỏng (Tiếng rơi) - cái nhẹ của tiếng lá rơi gợi tả tinh tế.

 c. Ướt (tiếng cười) -  tiếng cười của người bố 

=> Được miêu tả hiện ra cụ thể, độc đáo, tinh tế, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa.

Viết một đoạn văn có sử dụng phép ẩn dụ và chỉ ra phép ẩn dụ được sử dụng trong đoạn văn

Bài tham khảo 

 Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Những cô cậu học trò ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.

Phép ẩn dụ: " ướt đẫm ánh nắng" ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( từ thị giác- xúc giác)

 

 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài ẩn dụ, hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập, ẩn dụ ngữ văn 6 tập 2

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 tập 2 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net