Soạn văn 8 cánh diều ngắn nhất bài 4: Cái kính

Soạn bài Cái kính sách ngữ văn 8 tập 1 cánh diều ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Cái kính” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

1. CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Vì sao nhân vật "tôi" muốn đeo kính?

Câu 2: Lần đầu khám, bác sĩ nói mắt của nhân vật "tôi" bị bệnh gì và hậu quả của việc đeo kính thế nào?

Câu 3: Kính mới khác kính trước như thế nào?

Câu 4: Chiếc kính thứ ba gây hậu quả gì?

Câu 5: Chiếc kính thứ tư có hạn chế gì?

Câu 6: Cuối cùng, các bác sĩ có xác định được bệnh mắt của nhân vật "tôi" không?

Câu 7: Điều gì xảy ra với nhân vật "tôi"?

Câu 8: Kết thúc truyện có gì bất ngờ?

2. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Hãy tóm tắt nội dung của truyện Cái kính. Nội dung của truyện liên quan như thế nào đến tên tập sách Những người thích đùa của Nê-xin?

Câu 2: Nêu hậu quả của mỗi lần nhân vật “tôi” thay kính mới.

Lần 1: Cứ đeo vào là “tôi” thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được.

Câu 3: Em có nhận xét gì về các bác sĩ khám mắt và nhân vật “tôi” trong truyện cười này? Điều gì là sự thật và điều gì đã được phóng đại?

Câu 4: Hãy phân tích một số đặc điểm của truyện cười được thể hiện ở văn bản Cái kính.

Câu 5: Theo em, truyện Cái kính nêu lên và châm biếm, phê phán điều gì? Điều đó có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay như thế nào?

Câu 6: Từ điển tiếng Việt giải nghĩa từ bệnh tưởng là: “trạng thái tinh thần lo lắng do bị ám ảnh là mình đã mắc một bệnh nào đó, kì thật không phải”). Theo em, nhân vật “tôi” trong truyện Cái kính có mắc bệnh tưởng hay không? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) giải thích vì sao.

II. Soạn bài siêu ngắn: Cái kính

1. CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Vì nhân vật "tôi" muốn mình ra dáng một người tri thức. Anh ta muốn ai nhìn vào cũng bảo anh ta là bác học.

Câu 2: 

  • Lần đầu khám, bác sĩ nói mắt của nhân vật "tôi" bị  cận thị 1,75 đi - ốp. 
  • Hậu quả là cứ đeo kính là anh ta thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được, thậm chí là có nhiều lần nôn thật.

Câu 3: Kính trước là kính cận thị 1, 75 đi - ốp thì kính thứ hai là kính viễn thị 2 đi - ốp. Nhân vật "tôi" chuyển từ chóng mặt, buồn nôn sang mắt đỏ hoe như khóc.

Câu 4: Cặp kính này khiến nhân vật "tôi" nhìn cái gì cũng như lùi hẳn ra xa, khó bắt tay người quen, nhìn cái gì cũng bé xíu, không ăn uống được.

Câu 5: Chiếc kính thứ tư khiến nhân vật nhìn cái gì cũng hóa hai. 

Câu 6: Cuối cùng, các bác sĩ không xác định đúng được bệnh của nhân vật "tôi", mỗi ông bảo một kiểu.

Câu 7: Nhân vật "tôi" nhìn cái gì cũng không rõ ràng, khi xa, khi gần khi đen khi đục,... Kết quả là một lần anh ta bước hụt và ngã lăn quay xuống dưới.

Câu 8: Bất ngờ là ở chỗ nhân vật tôi có thể nhìn rõ mọi thứ khi chiếc kính bị vỡ, bởi mắt anh ta vốn chẳng bị gì hết.

2. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: 

- Tóm tắt:

Truyện Cái kính kể về nhân vật "tôi" một người thích tỏ ra mình là một tri thức chính hiệu. Vì muốn đeo kính, anh ta đi khám mắt. Lần đầu, bác bị bảo anh ta cận và cho anh ta đeo kính cận, kết quả là khi đeo anh ta luôn cảm thấy buồn nôn. Lần hai đi khám, anh ta bị bảo là mắt bị viện thị, anh ta đeo kính mới mà mắt lúc nào cũng đỏ hoe. Lần thứ ba đi khám, người ta bảo anh bị loạn thị, anh đeo kính thì nhìn cái gì cũng lùi ra xa khiến anh khó khăn trong giao tiếp và ăn uống. Lần thứ tư đi khám, anh đeo kính mới nhìn cái gì cũng hóa hai. Lần thứ năm đi khám, bác sĩ phán anh một mắt viễn thị, một mắt cận thị. Anh đổi sang kính khác và không phân biệt được sáng, tối nữa. Sau đó anh đi khám ở nhiều nơi khác, lại uống thuốc, lại tiêm... những vẫn không nhìn rõ được. Một lần anh bị ngã, kính rơi ra, người khác giúp anh nhặt lại. Từ lúc đó anh nhìn cái gì cũng rõ hẳn. Đến khi vợ anh nhắc, anh mới biết kính mình bị vỡ.

- Truyện Cái kính trích từ tập sách Những người thích đùa của Nê - xin.

Câu 2: 

  • Lần 1: Cứ đeo vào là “tôi” thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được.
  • Lần 2: Anh ta đeo kính mới mà mắt lúc nào cũng đỏ hoe.
  • Lần 3: Anh đeo kính thì nhìn cái gì cũng lùi ra xa khiến anh khó khăn khi bắt tay, đi lại và ăn uống.
  • Lần 4: Anh đeo kính mới nhìn cái gì cũng hóa hai.
  • Lần 5: Anh đổi sang kính khác và không phân biệt được sáng, tối nữa.
  • Lần 6: Nhìn cái gì ở xa cũng thấy gần.

Câu 3: 

- Nhân vật "tôi" là một người sĩ diện, thích giả danh tri thức. Rõ ràng mắt không bị gì vẫn cố đi khám rồi đeo kính, uống thuốc. 

- Các ông bác sĩ mang từ tư nhân, đến nhà nước, từ nước ngoài về nước đều khám bệnh một cách giả tạo. Bệnh khám không ra mà phán liều hại bệnh nhân phải khổ sở.

- Mắt của nhân vật "tôi" vốn chẳng bị gì hết là thật nhưng lại bị phóng đại thành có bệnh, rồi bệnh này sang bệnh kia. Các ông bác sĩ chê nhau nhưng chính mình cũng khám không ra.

Câu 4: 

  • Truyện mang yếu tố gây cười cho người đọc: Nhân vật "tôi" vốn chẳng bị gì, vì muốn giả tri thức mà đi khám mắt kết quả bị bác sĩ cho đeo kính sai. 
  • Truyện xây dựng, tạo nên những yếu tố gây cười: Các ông bác sĩ dù khám không ra bệnh nhưng người sau mắng người trước và đều khám không ra bệnh. Kết quả bệnh nhân vốn chẳng bị gì.
  • Truyện áp dụng các phương pháp gây cười một cách linh hoạt, sử dụng nhiều yếu tố bất ngờ và phóng đại. Nhờ đó câu chuyện sẽ càng tăng thêm tính hài hước. 

Câu 5: Theo em, truyện Cái kính nêu lên và châm biếm, phê phán về "bệnh sĩ". Nhân vật tôi muốn giả danh tri thức mà đi khám mắt để đeo kính. Các bác sĩ vì muốn tỏ ra là mình tài giỏi nên khám sai bệnh cho bệnh nhân.

Điều đó tồn tại từ rất lâu trước đây mà đến nay vẫn là một hiện tượng phổ biến trong xã hội. Khi nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức vì muốn chạy đua thành tích mà đưa ra một đống phương hướng, biện pháp... khác nhau để thử nghiệm trong khi chưa nắm rõ tình hình chính mình. Kết quả là gây ra một đống sai phạm, đã sai lại càng sai, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội.

Câu 6: Theo em nhân vật tôi trong câu chuyện "Cái kính" bị mắc bệnh tưởng một cách trầm trọng. Bởi lẽ, mắt anh ta rõ ràng bình thường, chẳng bị làm sao, lại cứ thích đi khám hết bác sĩ này đến bác sĩ khác. Ban đầu anh ta chỉ ôm tâm lí muốn đeo kính để giả danh tri thức. Vậy mà bị bác sĩ khám ra cận thị anh ta cũng tin thật. Đeo cái kính cận mà người cứ buồn nôn cũng không dừng lại, anh ta lại càng khẳng định mắt mình có vấn đề, rồi tìm đến hết bác sĩ này đến bác sĩ khác, hết phòng khám tư đến bệnh viện nhà nước, hết bác sĩ trong nước đến bác sĩ ngoài nước. Mỗi bác sĩ một kiểu phán, anh ta đeo đủ các loại kính khác nhau, kính nào cũng có triệu chứng bài trừ. Vậy mà anh ta chẳng quan tâm, vẫn cứ đeo bằng được. Đó là biểu hiện của bệnh tưởng, luôn nghĩ là mắt mình có vấn đề, chỉ là bác sĩ phán không ra.

III. Soạn bài ngắn nhất: Cái kính

1. CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Vì anh ta muốn mình ra dáng một người tri thức. Anh ta muốn ai nhìn vào cũng bảo anh ta là bác học.

Câu 2: 

  • Lần đầu khám, bác sĩ nói mắt của nhân vật "tôi" bị  cận thị 1,75 đi - ốp. 
  • Hậu quả là cứ đeo kính là anh ta thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được, thậm chí là có nhiều lần nôn thật.

Câu 3: Kính trước là kính cận thị 1, 75 đi - ốp thì kính thứ hai là kính viễn thị 2 đi - ốp. 

Câu 4: Khiến nhân vật "tôi" nhìn cái gì cũng như lùi hẳn ra xa, khó bắt tay người quen, nhìn cái gì cũng bé xíu, không ăn uống được.

Câu 5: Khiến nhân vật nhìn cái gì cũng hóa hai. 

Câu 6: Không, mỗi ông bảo một kiểu.

Câu 7: Một lần anh ta bước hụt và ngã lăn quay xuống dưới.

Câu 8: Nhân vật tôi có thể nhìn rõ mọi thứ khi chiếc kính bị vỡ, bởi mắt anh ta vốn chẳng bị gì hết.

2. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: 

Truyện Cái kính kể về một người thích tỏ ra mình là một tri thức chính hiệu. Vì muốn đeo kính, anh ta đi khám mắt. Nhưng mỗi lần hám bác sĩ nói một kiểu. Cuối cùng một lần anh bị ngã, kính rơi ra, người khác giúp anh nhặt lại. Từ lúc đó anh nhìn cái gì cũng rõ hẳn. Đến khi vợ anh nhắc, anh mới biết kính mình bị vỡ.

- Truyện Cái kính trích từ tập sách Những người thích đùa của Nê - xin.

Câu 2: 

  • Lần 1: Cứ đeo vào là “tôi” thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được.
  • Lần 2: Anh ta đeo kính mới mà mắt lúc nào cũng đỏ hoe.
  • Lần 3: Anh đeo kính thì nhìn cái gì cũng lùi ra xa khiến anh khó khăn khi bắt tay, đi lại và ăn uống.
  • Lần 4: Anh đeo kính mới nhìn cái gì cũng hóa hai.
  • Lần 5: Anh đổi sang kính khác và không phân biệt được sáng, tối nữa.
  • Lần 6: Nhìn cái gì ở xa cũng thấy gần.

Câu 3: 

- Các ông bác sĩ mang từ tư nhân, đến nhà nước, từ nước ngoài về nước đều khám bệnh một cách giả tạo. Bệnh khám không ra mà phán liều hại bệnh nhân phải khổ sở.

- Mắt của nhân vật "tôi" vốn chẳng bị gì hết là thật nhưng lại bị phóng đại thành có bệnh, rồi bệnh này sang bệnh kia. Các ông bác sĩ chê nhau nhưng chính mình cũng khám không ra.

Câu 4: 

  • Truyện mang yếu tố gây cười cho người đọc. 
  • Truyện xây dựng, tạo nên những yếu tố gây cười.
  • Truyện áp dụng các phương pháp gây cười một cách linh hoạt, sử dụng nhiều yếu tố bất ngờ và phóng đại. Nhờ đó câu chuyện sẽ càng tăng thêm tính hài hước. 

Câu 5: Châm biếm, phê phán về "bệnh sĩ". Nhân vật tôi muốn giả danh tri thức mà đi khám mắt để đeo kính. Các bác sĩ vì muốn tỏ ra là mình tài giỏi nên khám sai bệnh cho bệnh nhân.

Câu 6: Theo em nhân vật tôi trong câu chuyện "Cái kính" bị mắc bệnh tưởng một cách trầm trọng. Bởi lẽ, mắt anh ta rõ ràng bình thường, chẳng bị làm sao, lại cứ thích đi khám hết bác sĩ này đến bác sĩ khác. mỗi lần đi khám, bác sĩ khuyên anh ta một kiểu. Vậy mà anh ta chẳng quan tâm, vẫn cứ đeo bằng được. Đó là biểu hiện của bệnh tưởng, luôn nghĩ là mắt mình có vấn đề, chỉ là bác sĩ phán không ra.

IV. Soạn bài cực ngắn: Cái kính

1. CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Vì anh ta muốn mình ra dáng một người tri thức.

Câu 2: 

  • Lần đầu khám, bác sĩ nói mắt của nhân vật "tôi" bị  cận thị 1,75 đi - ốp. 
  • Cứ đeo kính là anh ta thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được, thậm chí là có nhiều lần nôn thật.

Câu 3: Kính thứ hai là kính viễn thị 2 đi - ốp. 

Câu 4: Khiến nhân vật "tôi" nhìn cái gì cũng như lùi hẳn ra xa, khó bắt tay người quen, nhìn cái gì cũng bé xíu, không ăn uống được.

Câu 5: Khiến nhân vật nhìn cái gì cũng hóa hai. 

Câu 6: Không.

Câu 7: Một lần anh ta bước hụt và ngã lăn quay xuống dưới.

Câu 8: Nhân vật tôi có thể nhìn rõ mọi thứ khi chiếc kính bị vỡ, bởi mắt anh ta vốn chẳng bị gì hết.

2. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: 

- Truyện Cái kính kể về một người thích tỏ ra mình là một tri thức chính hiệu. 

- Truyện Cái kính trích từ tập sách Những người thích đùa của Nê - xin.

Câu 2: 

  • Lần 1: Cứ đeo vào là “tôi” thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được.
  • Lần 2: Anh ta đeo kính mới mà mắt lúc nào cũng đỏ hoe.
  • Lần 3: Anh đeo kính thì nhìn cái gì cũng lùi ra xa khiến anh khó khăn khi bắt tay, đi lại và ăn uống.
  • Lần 4: Anh đeo kính mới nhìn cái gì cũng hóa hai.
  • Lần 5: Anh đổi sang kính khác và không phân biệt được sáng, tối nữa.
  • Lần 6: Nhìn cái gì ở xa cũng thấy gần.

Câu 3: 

- Các ông bác sĩ không có trình độ. Bệnh khám không ra mà phán liều hại bệnh nhân phải khổ sở.

- Mắt của nhân vật "tôi" vốn chẳng bị gì hết là thật nhưng lại bị phóng đại thành có bệnh, rồi bệnh này sang bệnh kia. 

Câu 4: 

  • Truyện mang yếu tố gây cười cho người đọc. 
  • Truyện xây dựng, tạo nên những yếu tố gây cười.
  • Truyện áp dụng các phương pháp gây cười một cách linh hoạt, sử dụng nhiều yếu tố bất ngờ và phóng đại.

Câu 5: Châm biếm, phê phán về "bệnh sĩ".

Câu 6: Theo em nhân vật tôi trong câu chuyện "Cái kính" bị mắc bệnh tưởng một cách trầm trọng. Bởi lẽ, mắt anh ta rõ ràng bình thường, chẳng bị làm sao, lại cứ thích đi khám hết bác sĩ này đến bác sĩ khác. 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài cái kính ngắn nhất, soạn bài cái kính ngữ văn 8 cánh diều ngắn nhất, soạn văn 8 cánh diều bài cái kính cực ngắn

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 8 cánh diều ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com