[toc:ul]
Câu 1: Tìm từ ghép Hán Việt trong các cụm từ dưới đây (ở Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn). Chỉ ra nghĩa của mỗi từ ghép Hán Việt tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó: các bậc trung thần nghĩa sĩ, lưu danh sử sách, binh thư yếu lược.
Câu 2: Tìm các thành ngữ trong những câu dưới đây. Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ tìm được và nghĩa của mỗi tiếng trong các thành ngữ đó.
a. Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ, chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão... (Trần Quốc Tuấn)
b. Muốn cho người ta tin theo thì phải có danh chính ngôn thuận. (Nguyễn Huy Tưởng)
c. Ta sẽ chiêu binh mãi mã cầm quân đi đánh giặc. (Nguyễn Huy Tưởng)
d. Dân gian ai chẳng có lòng trung quân ái quốc. (Nguyễn Huy Tưởng)
Câu 3: Ghép các thành ngữ, tục ngữ (in đậm) ở cột bên trái với nghĩa phù hợp ở cột bên phải:
Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 1:
- Trung thần: từ dùng để gọi những vị quan trung thành với nhà vua.
- Nghĩa sĩ: Người vì việc nghĩa mà hy sinh giúp đỡ người khác.
- Sử sách: sách ghi chép về lịch sử
- Binh thư: Sách bàn về binh pháp
Câu 2:
a. Bách niên giai lão: Cùng sống với nhau đến trăm tuổi, đến lúc già.
b. Danh chính ngôn thuận: đủ tư cách, khả năng để đảm trách công việc nào đó; được pháp luật hoặc mọi người thừa nhận.
c. Chiêu binh mãi mã: Triệu tập lực lượng, chiêu mộ quân sĩ, mua sắm ngựa; tổ chức, củng cố quân đội.
d. Trung quân ái quốc: Yêu nước và trung thành với vua.
Câu 3: a - 5 b - 4 c - 2 d - 3 e - 1
Câu 4: Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng và vô giá của con người. Nhờ thứ tình cảm ấy mà nhân dân ta đã trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm, đã từng phải đối mặt với những kẻ thù mạnh nhất thế giới nhưng nhân dân ta chưa bao giờ nao núng. Tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cũng được thể hiện thật cảm động qua bài Hịch tướng sĩ. Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Bài hịch là lời kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù. Qua đó cũng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc cùng ý chí chiến đấu quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của Trần Quốc Tuấn.
- Xâm lược: Xâm phạm chiếm đoạt.
- Binh sĩ: Người lính
Câu 1:
- Trung thần: những vị quan trung thành với nhà vua.
- Nghĩa sĩ: Người hành động vì việc nghĩa.
- Sử sách: sách ghi chép về lịch sử
- Binh thư: Sách bàn về binh pháp
Câu 2:
a. Bách niên giai lão: Cùng sống với nhau đến lúc già.
b. Danh chính ngôn thuận: được pháp luật hoặc mọi người thừa nhận.
c. Chiêu binh mãi mã: chiêu mộ quân sĩ, mua sắm ngựa; tổ chức, củng cố quân đội.
d. Trung quân ái quốc: Yêu nước và trung thành với vua.
Câu 3: a - 5 b - 4 c - 2 d - 3 e - 1
Câu 4: Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng và vô giá của con người. Tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cũng được thể hiện thật cảm động qua bài Hịch tướng sĩ. Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Bài hịch là lời kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù. Qua đó cũng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc cùng ý chí chiến đấu quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của Trần Quốc Tuấn.
- Xâm lược: Xâm phạm chiếm đoạt.
- Binh sĩ: Người lính
Câu 1:
- Trung thần: những vị quan trung thành với nhà vua.
- Nghĩa sĩ: Người hành động vì việc nghĩa.
- Sử sách: sách ghi chép về lịch sử
- Binh thư: Sách bàn về binh pháp
Câu 2:
a. Bách niên giai lão: Cùng sống với nhau đến lúc già.
b. Danh chính ngôn thuận: được pháp luật hoặc mọi người thừa nhận.
c. Chiêu binh mãi mã: chiêu mộ quân sĩ, mua sắm ngựa; tổ chức, củng cố quân đội.
d. Trung quân ái quốc: Yêu nước và trung thành với vua.
Câu 3: a - 5 b - 4 c - 2 d - 3 e - 1
Câu 4: Lòng yêu nước của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cũng được thể hiện thật cảm động qua bài Hịch tướng sĩ. Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Bài hịch là lời kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù. Qua đó cũng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc cùng ý chí chiến đấu quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của Trần Quốc Tuấn.
- Xâm lược: Xâm phạm chiếm đoạt.
- Binh sĩ: Người lính