Soạn vật lý 8 bài 10 trang 36 cực chất

Giải vật lý 8 bài 10 trang 36 cực chất. Bài học: Lực đẩy Ác si mét - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn vật lý 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu 1: Treo một vật nặng vào lực kế, lực kế chỉ giá tri P1 (H. 10.2a). Nhúng vât nặng chìm trong nước, lực kế chỉ giá trị P1 (H.10.2b). P1 < P chứng tỏ điều gì?

Câu 2: Hãy chọn từ thích hợp cho chỗ trống trong kết luận sau:

Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ.........

Câu 3: Hãy chứng minh rằng thí nghiệm ở hình 10.3 (SGK) chứng tỏ dự đoán về độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét nêu trên là đúng.

Câu 4: Hãy giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài: "Khi kéo nước từ dưới giếng lên, ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước. Tại sao?"

Câu 5: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn?

Câu 6: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi đươc nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn.

Câu 7: Hãy nêu phương án thí nghiệm dùng cân vẽ ở hình 10.4  (SGK) thay cho lực kế để kiểm tra dự đoán về độ lớn của lực đẩy Ác-si- mét.

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Câu 1: Treo một vật nặng vào lực kế, lực kế chỉ giá tri P1 (H. 10.2a). Nhúng vât nặng chìm trong nước, lực kế chỉ giá trị P1 (H.10.2b). 

=> P1 < P chứng tỏ: trong nước có một lực tác động lên vật nặng làm giảm lực kéo của lực kế.

Câu 2: Chọn từ thích hợp cho chỗ trống trong kết luận:

Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ.........

* Điền: dưới lên trên

Câu 3:  Chứng minh rằng thí nghiệm ở hình 10.3 (SGK) chứng tỏ dự đoán về độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét nêu trên là đúng.

- Trong thí nghiệm hình 10.3: P1 = P2 + F (F là lực đẩy Ác-si-mét) =>Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét chính bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

Câu 4: “Khi kéo nước từ dưới giếng lên, ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước” vì chịu tác dụng của lực Ác-si-mét đẩy lên, ngược với chiều của trọng lực.

Câu 5: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước.

=> Do thỏi nhôm và thỏi thép đều có thể tích như nhau cùng nhúng vào nước nên 2 thỏi này đều chịu lực đẩy Ác-si-mét như nhau.

Câu 6: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi đươc nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu.

Nuớc có trọng lượng riêng lớn hơn dầu => Lực đẩy Ác-si-mét của thỏi nhúng vào nước lớn hơn.

Câu 7: Phương án thí nghiệm dùng cân vẽ ở hình 10.4  (SGK) thay cho lực kế để kiểm tra dự đoán về độ lớn của lực đẩy Ác-si- mét:

Dùng cân để kiểm tra dự đoán về độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét như hình:

Bài 10: Lực đẩy Ác - si - mét

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Câu 1: Treo một vật nặng vào lực kế, lực kế chỉ giá tri P1 (H. 10.2a). Nhúng vât nặng chìm trong nước, lực kế chỉ giá trị P1 (H.10.2b). P1 < P chứng tỏ:

- Nhúng vât nặng chìm trong nước, lực kế chỉ giá trị P1 (H.10.2b) 

=> P1 < P chứng tỏ: trong nước có một lực tác động lên vật nặng làm giảm lực kéo của lực kế.

Câu 2: Chọn từ thích hợp cho chỗ trống trong kết luận sau:

Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ.........

* Điền: dưới lên trên

* Câu hoàn chỉnh: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên trên.

Câu 3: Chứng minh rằng thí nghiệm ở hình 10.3 (SGK) chứng tỏ dự đoán về độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét nêu trên là đúng.

Trong thí nghiệm hình 10.3 ta thấy:

  • Ở hình a) Treo cốc A chưa đựng nước vào lực kế. Lực kế chỉ giá trị P1
  • Ở hình b) Nhúng vật nặng vào bình tràn chảy vào cốc B. Lực kế chỉ giá trị P2 (P2 < P1).
  • Ở hình c) Đổ nước từ cốc B vào cốc A. Lực kế chỉ giá trị P1

=> P1 = P2 + F (F là lực đẩy Ác-si-mét)

* Như vây: Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét chính bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

Câu 4: Giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài: "Khi kéo nước từ dưới giếng lên, ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước”:

* Giải thích: Khi gàu nước ngập dưới nước chịu tác dụng của lực Ác-si-mét đẩy lên, ngược với chiều của trọng lực. 

=> Vì vậy gàu nước khi còn ngập dưới nước sẽ nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước”

Câu 5: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước

=> Ta thấy 2 thỏi này đều chịu lực đẩy Ác-si-mét như nhau.

* Bởi vì: 

- Thỏi nhôm và thỏi thép đều có thể tích như nhau.

- Hai thỏi đều cùng nhúng vào nước lại trọng lượng riêng như nhau.

=> Chịu lực đẩy Ác-si-mét như nhau.

Câu 6: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi đươc nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu

=> Lực đẩy Ác-si-mét của thỏi nhúng vào nước lớn hơn.

* Bởi vì:

- Do 2 thỏi đồng có thể tích như nhau 1 thỏi lại nhúng trong dầu còn 1 thỏi nhúng trong nước

- Nhưng nước có trọng lượng riêng lớn hơn dầu.

=> Lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi có trọng lượng riêng lớn hơn.

Câu 7: Phương án thí nghiệm dùng cân vẽ ở hình 10.4  (SGK) thay cho lực kế để kiểm tra dự đoán về độ lớn của lực đẩy Ác-si- mét là:

- Ta có thể dùng cân để kiểm tra dự đoán về độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét. Thông qua 3 bước để hoàn thành thí nghiệm.

- Cụ thể như hình bên dưới:

Bài 10: Lực đẩy Ác - si - mét

Tìm kiếm google: giai vat ly 8 bai 10 cuc chat, soạn lý 8 bài Lực đẩy Ác si mét

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com