[toc:ul]
Câu 1: Làm thế nào để biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời… đang chuyển động hay đứng yên.
Câu 2: Hãy tìm ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.
Câu 3: Khi nào vật được coi là đứng yên ? Hãy tìm ví dụ về vật đứng yên, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.
Câu 4: So với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên ? Tại sao ?
Câu 5: So với toa tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên ? Tại sao ?
Câu 6: Hãy dựa vào các câu trả lời trên để tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống của các nhận xét sau đây :
Vật thể có thể là chuyển động .......(1)........ nhưng lại là......(2)........ đối với vật khác.
Câu 7: Hãy tìm ví dụ để minh họa cho nhận xét trên.
Câu 8: Hãy trả lời câu hỏi ở đầu bài : "Mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Như vậy có phải mặt trời chuyển động còn trái đất đứng yên không ?"
Câu 9: Hãy nêu thêm ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống.
Câu 10: Mỗi vật trong hình 1.4 chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào ?
Câu 11: Có người nói :" Khi khoảng cách từ vật tới mốc không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc". Theo em,nói như thế có phải lúc nào cũng đúng không ? Hãy tìm ví dụ minh họa cho lập luận của mình.
Câu 1: Để biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời… đang chuyển động hay đứng yên ta cần so sánh với những vật cố định => như bên đường, dòng sông, cột mốc,...
Câu 2: Ví dụ về chuyển động cơ học: ô tô đang chuyển động trên đường -> vật mốc là cột điện bên lề đường.
Câu 3: Vật được coi là đứng yên khi: không thay đổi vị trí đối với một vật khác được chọn làm mốc -> Ví dụ như Người ngồi trên đoàn tàu đang chuyển động, vị trí của người trên tàu không đổi so với tàu, người ở trạng thái đứng yên.
Câu 4: So với nhà ga thì hành khách chuyển động. Vì nhà ga làm vật mốc, người trên tàu càng ngày càng đi xa vị trí nhà ga.
Câu 5: So với tòa tàu thì hành khách đang đứng yên. Vì vị trí của toa tàu và hành khách trên toa tàu trước sau không thay đổi.
Câu 6: Vật thể có thể là chuyển động .......(1)........ nhưng lại là......(2)........ đối với vật khác.
=> (1) đối với vật này … (2) đứng yên
Câu 7: Ví dụ để minh họa câu 6:
Câu 8: "Mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây” => Mặt Trời chuyển động nếu vật mốc là một điểm trên Trái Đất.
Câu 9: Ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống:
Câu 10: Mỗi vật trong hình 1.4 chuyển động so với vật:
Câu 11: "Khi khoảng cách từ vật tới mốc không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc".
=> Không đúng. Nếu vật mốc là tâm một đường tròn, vật chuyển động theo quỹ đạo của đường tròn với tâm là vật mốc bán kính R thì khoảng cách giữa vật mốc và vật chuyển động luôn là R.
- Ví dụ: chuyển động của đầu cánh quạt máy (lấy mốc là trục quay của cánh)
Câu 1: Để biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời… đang chuyển động hay đứng yên thì:
- Ta cần so sánh với những vật cố định làm mốc xem xem vật đó chuyển động hay đứng yên so với vật làm mốc đó.
- Ví dụ: so sánh với bên lền đường, dòng sông, cột mốc,...
Câu 2: Ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc:
- Một ô tô đang chuyển động trên đường
=> Vật mốc là cột điện bên lề đường, ô tô càng ngày càng cách xa cột điện.
Câu 3: Vật được coi là đứng yên khi:
* Vật không thay đổi vị trí đối với một vật khác được chọn làm mốc thì được coi là đứng yên.
- Ví dụ:
Người ngồi trên đoàn tàu đang chuyển động.
=> Ta thấy: Vị trí của người trên tàu không đổi so với tàu => Như vậy người ở trạng thái đứng yên.
Câu 4: So với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên
=> So với nhà ga thì hành khách chuyển động.
Bởi vì: nhà ga làm vật mốc, ta thấy tàu sẽ càng ngày càng đi xa vị trí nhà ga -> hành khách ngồi trên tàu chuyển động càng xa nhà ga.
Câu 5: So với toa tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên
=> So với tòa tàu thì hành khách đang đứng yên
Bởi vì: mặc dù toa tàu chuyển động so với nhà ga nhưng vị trí của khách ngồi trên toa tàu đó -> hành khách trên toa tàu trước sau không thay đổi.
Câu 6: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Vật thể có thể là chuyển động .......(1)........ nhưng lại là......(2)........ đối với vật khác.
- Điền từ: (1) đối với vật này … (2) đứng yên
- Câu hoàn chỉnh: Vật thể có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác.
Câu 7: Ví dụ để minh họa cho nhận xét “Vật thể có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác”
Ví dụ: Người ngồi trên xe ô tô đang chuyển động.
=> Người ngồi trên xe đứng yên so với xe ô tô
Người ngồi trên xe chuyển động so với cây bên đường
Câu 8: Trả lời câu hỏi ở đầu bài : "Mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây”.
=> Mặt Trời chuyển động.
* Bởi vì: nếu ta chọn chọn vật mốc là một điểm trên Trái Đất thì có thể coi là Mặt Trời chuyển động.
Câu 9: Ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống:
- Chuyển động cong:
- Chuyển động tròn:
- Chuyển động thẳng:
Câu 10: Mỗi vật trong hình 1.4 chuyển động so với vật, đứng yên so với vật:
* Ô tô:
- Chuyển động so với người bên đường và cột điện.
- Đứng yên so với người lái xe.
* Người lái xe:
- Chuyển động so với người bên đường và cột điện
- Đứng yên so xe ô tô.
* Cột điện bên đường:
- Chuyển động so với người lái xe và xe ô tô.
- Đứng yên so với người bên đường.
* Người bên đường:
- Chuyển động so với người lái xe và xe ô tô.
- Đứng yên so với cột điện.
Câu 11: Có người nói :" Khi khoảng cách từ vật tới mốc không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc".
=> Không đúng. Vì ta có vật chuyển động tròn quanh vật làm mốc
- Nếu vật mốc là tâm một đường tròn còn vật chuyển động theo quỹ đạo của đường tròn với tâm là vật mốc bán kính R thì khoảng cách giữa vật mốc và vật chuyển động luôn là R.
Ví dụ: Chuyển động của đầu cánh quạt máy, ta lấy mốc là trục quay của cánh.