Soạn vật lý 8 bài 4 trang 15 cực chất

Giải vật lý 8 bài 4 trang 15 cực chất. Bài học: Biểu diễn lực - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn vật lý 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu 1: Hãy mô tả thí nghiệm trong hình 4.1 (SGK), hiện tượng trong hình 4.2 (SGK) và nêu tác dụng của lực trong từng trường hợp.

Câu 2: Biểu diễn các lực sau đây : 

- Trọng lực của một vật có khối lượng 5 kg (tỉ xích 0,5 cm ứng với 10N).

- Lực kéo 15000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ lệ xích là 1cm ứng với 5000N).

Câu 3: Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình 4.4 (SGK).

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Câu 1: Mô tả thí nghiệm trong hình 4.1 (SGK), hiện tượng trong hình 4.2 (SGK):

- Hình 4.1: Lực hút của nam châm lên miếng thép trên xe tăng khiến xe tăng đang chuyển động thì tăng tốc hướng về phía nam châm.

- Hình 4.2: Lực từ quả bóng tác dụng lên vợt làm vợt biến dạng, nhờ lực đàn hồi từ vợt tác dụng lại quả bóng một lực khiến quả bóng biến dạng và thay đổi hướng chuyển động.

Câu 2: Biểu diễn các lực:

- Trọng lực của một vật có khối lượng 5 kg (tỉ xích 0,5 cm ứng với 10N): Khối lượng 5kg nên trọng lực là 50N.

  • Biểu diễn: Vẽ từ tâm của vật một mũi tên dài 2,5cm hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới -> Chia đoạn 2,5 cm thàng 5 phần.

- Lực kéo 15000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ lệ xích là 1cm ứng với 5000N):

  • Biểu diễn: Vẽ từ tâm vật mũi tên dài 3cm hướng theo phương ngang từ trái sang phải -> Chia đoạn 3cm thành 3 phần bằng nhau.

Câu 3: Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình 4.4 (SGK).

a) Lực F1 có độ lớn là 20N, đặt tại điểm A trên vật, có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.

b) Lực F2 có độ lớn là 30N, đặt tại điểm B trên vật, có phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải.

c) Lực F3 có độ lớn là 30N, đặt tại điểm C trên vật, có phương hợp với phương nằm ngang một góc 30 độ về bên phải, chiều hướng lên trên.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Câu 1: Mô tả thí nghiệm trong hình 4.1 (SGK), hiện tượng trong hình 4.2 (SGK), tác dụng của lực trong từng trường hợp:

* Trong hình 4.1: 

- Mô tả: Lực hút của nam châm lên miếng thép trên xe tăng 

- Tác dụng: Lực hút của nam châm khiến xe tăng đang chuyển động thì tăng tốc hướng về phía nam châm.

* Trong hình 4.2: 

- Mô tả: Lực từ quả bóng tác dụng lên vợt làm vợt biến dạng.

- Tác dụng: Nhờ lực đàn hồi từ vợt tác dụng lại quả bóng một lực khiến quả bóng biến dạng và thay đổi hướng chuyển động.

Câu 2: Biểu diễn các lực:

- Vật có khối lượng 5kg nên trọng lực là 50N, theo bài ra tỉ lệ xích là 0,5cm là 10N nên ta biểu diễn trọng lực của vật như sau:

Bước 1: Vẽ từ tâm của vật một mũi tên dài 2,5cm hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới.

Bước 2: Chia đoạn 2,5 cm thàng 5 phần.

- Lực kéo 15000N với tỉ lệ xích là 1cm tương ứng với 5000N ta biểu diễn lực như sau:

Bước 1: Vẽ từ tâm vật mũi tên dài 3cm hướng theo phương ngang từ trái sang phải.

Bước 2: Chia đoạn 3cm thàng 3 phần bằng nhau.

Câu 3: Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình 4.4 (SGK).

a) Lực F1:

- Có độ lớn là 20N.

- Đặt tại điểm A trên vật.

- Có phương thẳng đứng.

- Chiều từ dưới lên trên.

b) Lực F2:

- Có độ lớn là 30N.

- Đặt tại điểm B trên vật.

- Có phương nằm ngang.

- Chiều từ trái qua phải.

c) Lực F3:

- Có độ lớn là 30N.

- Đặt tại điểm C trên vật.

- Có phương hợp với phương nằm ngang một góc 30 độ về bên phải.

- Chiều hướng lên trên.

Tìm kiếm google: soan vat ly 8 bai 4 cuc chat, soạn vật lý 8 bài Biểu diễn lực

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net