Soạn vật lý 8 bài 18 trang 62 cực chất

Giải vật lý 8 bài 18 trang 6 cực chất. Bài học: Câu hỏi ôn tập và tổng kết chương 1: Cơ học - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn vật lý 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Các câu hỏi giữa bài

Câu 1: Ngồi trong xe otô đang chạy, ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại. Giải thích hiện tượng này. 

Câu 2: Vì sao khi mở nắp chai bị vặn chặt, người ta phải lót tay bằng vải hay cao su ?

Câu 3: Các hành khách đang ngồi trên xe ô tô bỗng thấy mình bị nghiêng người sang phía trái. Hỏi lúc đó xe đang được lái sang phía nào ?

Câu 4: Tìm một ví dụ chứng tỏ tác dụng của áp suất phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.

Câu 5: Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính như thế nào? 

Câu 6: Trong những trường hợp dưới đây trường hợp nào có công cơ học? 

  a) Cậu bé trèo cây 

  b) Em học sinh ngồi học bài

  c) Nước ép lên bình đựng 

  d) Nước chảy xuống từ đập chắn nước 

Các bài tập cuối bài

Câu 1: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đường . 

Câu 2: Một người có khối lượng 45kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi bàn chân là 150 cm2. Tính áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi: 

  • Dùng cả hai chân.
  • Co một chân

Câu 3: M và N là hai vật giống hệt nhau được thả vào hai chất lỏng khác nhau có trọng lượng riêng là d1 và d2.

  • So sánh lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên M và N ?
  • Trọng lượng riêng của chất lỏng nào lớn hơn ?

Giải câu 3 trang 65 bài 18: Câu hỏi ôn tập và tổng kết chương 1: Cơ học

Câu 4: Hãy tính công mà em thực hiện được khi đi đều từ tầng một lên tầng hai của ngôi trường em ( em tự cho các dữ liệu cần thiết ) .

Câu 5: Một lực sĩ cử tạ nâng quả tạ khối lượng 125kg lên cao 70cm trong thời gian 0,3 giây. Trong trường hợp này lực sĩ đã hoạt động với công suất bao nhiêu?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài

Câu 1: Ngồi trong xe otô đang chạy, ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại. Nếu chọn ô tô làm vật mốc -> hai hàng cây bên đường sẽ chuyển động ngược lại so với ô tô. 

Câu 2: Khi mở nắp chai bị vặn chặt, người ta phải lót tay bằng vải hay cao su vì để tăng độ ma sát giữa tay và nắp chai để dễ mở hơn.

Câu 3: Các hành khách đang ngồi trên xe ô tô bỗng thấy mình bị nghiêng người sang phía trái => Lúc đó xe đang được lái sang phía bên phải.

Câu 4: Ví dụ chứng tỏ tác dụng của áp suất phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích bị ép: Đóng đinh vào tường, mũi đinh càng nhọn, lực búa đập vào đinh càng mạnh thì càng dễ.

Câu 5: Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính theo công thức : 

FA = d.V (d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ).

Câu 6: Các trường hợp có công cơ học là: Cậu bé trèo cây, Nước chảy xuống từ đập chắn nước.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài 

Câu 1: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đường .

- Vận tốc trung bình trên đoạn đường thứ nhất: Vtb1 = s1/t1 = 100/25 = 4 (m/s)

- Vận tốc trung bình đoạn đường thứ hai: Vtb2 = s2/t2 = 50/25 = 2,5 (m/s)

- Vận tốc trung bình trên cả quãng đường: Vtb = (s1+s2)/(t1+t2) = (100+50)/(25+20) = 3,33 (m/s)

Câu 2: Một người có khối lượng 45kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi bàn chân là 150 cm2. Tính áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi: Dùng cả hai chân. Co một chân.

Khi đứng cả hai chân: p1 = F/S1 = P/S1 = (45.10)/(2.150.10−4) = 15000 (Pa)

Khi co một chân: p2 = F/S2 = P/S2 =  (45.10)/(150.10−4 ) = 30000 (Pa) 

Câu 3: M và N là hai vật giống hệt nhau được thả vào hai chất lỏng khác nhau có trọng lượng riêng là d1 và d2.

- So sánh lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên M và N: 

Hai vật M và N giống hệt nhau nên có trọng lượng bằng nhau pM = pN, M và N nằm cân bằng trong chất lỏng (1) và (2) nên pM = FA(M), pN = FA(N), vậy FA(M) = FA(N) => lực đẩy Ác-si-mét tác dung lên M và N là như nhau.

- Chất lỏng 2 có trọng lượng riêng lớn hơn chất lỏng 1 

Vì phần thể tích ngập trong chất lỏng (1) của M nhiều hơn phần thể tích ngập trong chất lỏng (2) của N nên V1 (M) > V2 (N). Bên cạnh đó FA = d. V nên d1 . V1 (M) = d2 . V2 (N) => d1 < d2 , hay chất lỏng 2 có trọng lượng riêng lớn hơn chất lỏng 1 . 

Câu 4: Tính công mà em thực hiện được khi đi đều từ tầng một lên tầng hai của ngôi trường em:

- Bạn A nặng 50 kg, chiều cao từ sàn tầng 1 đến sàn tầng 2 là 3,5 m 

=> A = F. h = P. h = 50.10.3,5 = 1750 (J).

Câu 5: Một lực sĩ cử tạ nâng quả tạ khối lượng 125kg lên cao 70cm trong thời gian 0,3 giây.

P = A/t = (P.h)/t = (m.10.h)/t = (125.10.0,7)/0,3 = 2916,67 (W)

=> Lực sĩ đã hoạt động với công suất 2916,67 (W).

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Ngồi trong xe otô đang chạy, ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại.

* Giải thích hiện tượng: 

- Nếu chọn ô tô làm vật mốc (hoặc chọn người ngồi trên xe làm vật mốc) 

-> Thì hai hàng cây bên đường sẽ chuyển động ngược lại so với ô tô ( hoặc người ngồi trên xe ).

=> Như vậy, khi ngồi trong xe ô tô đang chạy, ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại.

Câu 2: Khi mở nắp chai bị vặn chặt, người ta phải lót tay bằng vải hay cao su vì:

* Giải thích: Khi ta lót tay bằng vải hay cao su thì sẽ tăng độ ma sát giữa tay và nắp chai => Như thế sẽ dễ mở hơn.

Câu 3: Các hành khách đang ngồi trên xe ô tô bỗng thấy mình bị nghiêng người sang phía trái. 

=> Lúc đó xe đang được lái sang phía bên phải.

* Bởi vì: đây là lực quán tính. Do người ngồi trong xe đang chịu một lực tác động lên chính mình, xe đang có lực đi thẳng, xe đột ngột rẽ phải, theo quán tính người lái xe sẽ vẫn tiếp tục hướng về phía trước do đó ta sẽ bị ngiêng về bên trái.

Câu 4: Một ví dụ chứng tỏ tác dụng của áp suất phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích bị ép:

Ví dụ: Đóng đinh vào tường. Nếu:

- Mũi đinh càng nhọn.

- Lực búa đập vào đinh càng mạnh 

=> Càng dễ đóng đính hơn.

Câu 5: Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính như sau:

* Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính theo công thức: FA = d.V, trong đó: 

  • d là trọng lượng riêng của chất lỏng
  • V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ     

Câu 6: Trong những trường hợp dưới đây: 

  a) Cậu bé trèo cây 

  b) Em học sinh ngồi học bài

  c) Nước ép lên bình đựng 

  d) Nước chảy xuống từ đập chắn nước 

* Các trường hợp có công cơ học là: 

  a) Cậu bé trèo cây 

  d) Nước chảy xuống từ đập chắn nước

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài

Câu 1: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đường . 

* Vận tốc trung bình của người đi xe được tính theo công thức Vtb = s/t

1. Vận tốc trung bình của người đi xe trên đoạn đường thứ nhất là: 

Vtb1 = s1/t1 = 100/25 = 4 (m/s)

2. Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên đoạn đường thứ hai là: 

Vtb2 = s2/t2 = 50/25 = 2,5 (m/s)

3. Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng đường là :

Vtb = (s1+s2)/(t1+t2) = (100+50)/(25+20) = 3,33 (m/s)

Câu 2: Một người có khối lượng 45kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi bàn chân là 150 cm2. Tính áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi: 

  • Dùng cả hai chân. 
  • Co một chân.

* Áp suất người đó tác dụng lên mặt đất tính bằng công thức: p = F/S

1. Khi đứng cả hai chân, áp suất người đó tác dụng lên mặt đất bằng:

p1 = F/S1 = P/S1 = (45.10)/(2.150.10−4) = 15000 (Pa)

2. Khi co một chân, áp suất người đó tác dụng lên mặt đất bằng

p2 = F/S2 = P/S2 =  (45.10)/(150.10−4 ) = 30000 (Pa) 

Câu 3: M và N là hai vật giống hệt nhau được thả vào hai chất lỏng khác nhau có trọng lượng riêng là d1 và d2.

*  So sánh lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên M và N: 

- Hai vật M và N là hai vật giống hệt nhau -> có trọng lượng bằng nhau pM = pN

- M và N nằm cân bằng trong chất lỏng (1) và (2) -> pM = FA(M), pN = FA(N)

=> Như vậy FA(M) = FA(N), hay lực đẩy Ác-si-mét tác dung lên M và N là như nhau.

* Trọng lượng riêng của chất lỏng nào lớn hơn:

- Vì phần thể tích ngập trong chất lỏng (1) của M nhiều hơn phần thể tích ngập trong chất lỏng (2) của N nên V1 (M) > V2 (N) (*)

- Ta có  FA = d. V nên d1 . V1 (M) = d2 . V2 (N), (**)

- Từ (*) và (**) suy ra:

=> Ta có d1 < d2 , hay chất lỏng 2 có trọng lượng riêng lớn hơn chất lỏng 1 . 

Câu 4: Tính công mà em thực hiện được khi đi đều từ tầng một lên tầng hai của ngôi trường em:

Ví dụ: Bạn A nặng 50 kg, chiều cao từ sàn tầng 1 đến sàn tầng 2 là 3,5 m 

=> Khi đó công mà bạn A thực hiện được khi đi đều từ tầng một lên tầng hai của ngôi trường là: 

A = F. h = P. h = 50.10.3,5 = 1750 (J).

Câu 5: Một lực sĩ cử tạ nâng quả tạ khối lượng 125kg lên cao 70cm trong thời gian 0,3 giây.

* Tính công suất của lực sĩ theo công thức: P = A/t 

=> Lực sĩ đã hoạt động với công suất:

P = A/t = (P.h)/t = (m.10.h)/t = (125.10.0,7)/0,3 = 2916,67 (W) 

Tìm kiếm google: soan vat ly 8 bai 18 cuc chat, soạn vật lý 8 bài Câu hỏi ôn tập và tổng kết chương 1

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com