Soạn vật lý 8 bài 16 trang 55 cực chất

Giải vật lý 8 bài 16 trang 55 cực chất. Bài học: Cơ năng - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn vật lý 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Các câu hỏi giữa bài học 

Câu 1: Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó ( H.16.1b) thì nó có cơ năng không ? Tại sao?

Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó ( H.16.1b) thì nó có cơ năng không ? Tại sao ?

Câu 2: Lúc này lò xo có cơ năng. Bằng cách nào để biết được lò xo có cơ năng? 

Câu 3: Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào? 

Trả lời câu hỏi thí nghiệm 1 trang 56 bài 16: Cơ năng

Câu 4: Chứng minh rằng quả cầu A đang chuyển động có khả năng thực hiện công.

Trả lời câu hỏi thí nghiệm 1 trang 56 bài 16: Cơ năng

Câu 5: Từ kết quả thí nghiệm hãy tìm từ thích hợp cho chỗ trống của kết luận : Một vật chuyển động có khả năng........ tức là có cơ năng.

Câu 6: Độ lớn vận tốc của quả cầu lúc đập vào miếng gỗ B thay đổi thế nào so với thí nghiệm 1 ? So sánh công của quả cầu A thực hiện lúc này với lúc trước . Từ đó suy ra động năng của quả cầu A phụ thuộc thế nào vào vận tốc của nó ?

Câu 7: Hiện tượng xảy ra có gì khác so với thí nghiệm 2? So sánh công thực hiện được của hai quả cầu A và A' . Từ đó suy ra động năng của quả cầu còn phụ thuộc thế nào vào khối lượng của nó.

Câu 8: Các thí nghiệm trên cho thấy động năng phụ thuộc những yếu tố gì và phụ thuộc như thế nào? 

Các bài tập cuối bài học

Câu 9: Nêu ví dụ vật có cả động năng và thế năng.

Câu 10: Cơ năng của từng vật ở hình 16.4a, b, c thuộc dạng cơ năng nào?

Giải câu 10 bài 16: Cơ năng

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Quả nặng A khi đưa lên độ cao nào đó, sẽ có cơ năng. Vì khi đưa quả nặng lên một độ cao nào đó, do tác dụng của trọng lực, quả nặng A chuyển động xuống dưới làm căng sợi dây kéo vật B chuyển động theo => quả nặng A đã thực hiện công.

Câu 2: Để biết được lò xo có cơ năng thì tác động vào sợi dây buộc với lò xo bằng cách cắt đứt sợi dây hoặc đốt cháy -> không còn sợi dây giữ, lò xo đẩy miếng gỗ bay lên cao -> lò xo đã thực hiện công -> có cơ năng.

Câu 3: Hiện tượng xảy ra: Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B khiến miếng gỗ B chuyển động một đoạn rồi dừng lại.

Câu 4: Chứng minh quả cầu A đang chuyển động có khả năng thực hiện công: Quả cầu A chuyển động đập vào miếng gỗ B -> miếng gỗ B chuyển động => quả cầu A đã thực hiện công.

Câu 5: Tìm từ thích hợp cho chỗ trống của kết luận : Một vật chuyển động có khả năng........ tức là có cơ năng.

* Điền từ: sinh công (thực hiện công)

Câu 6: Độ lớn vận tốc của quả cầu lúc đập vào miếng gỗ B thay đổi so với thí nghiệm 1 là: miếng gỗ B ở thí nghiệm 2 lăn một đoạn dài hơn => công của quả cầu A, độ lớn vận tốc của quả cầu lúc đập vào miếng gỗ B lớn hơn.

* Qua hai thí nghiệm, kết luận: Động năng của quả cầu A phụ thuộc vào vận tốc của nó. Vận tốc quả càng lớn thì động năng càng lớn và ngược lại.

Câu 7: Hiện tượng xảy ra khác so với thí nghiệm 2 là: miếng gỗ B chuyển động một đoạn dài hơn. => công quả cầu A' thực hiện lớn hơn công quả cầu A đã thực hiện.

Câu 8: Các thí nghiệm trên cho thấy động năng phụ thuộc những yếu tố là khối lượng và vận tốc của vật. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn . 

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 9: Ví dụ vật có cả động năng và thế năng : Con lắc lò xo dao động , máy bay đang bay trên cao , ...

Câu 10: Cơ năng của từng vật ở hình 16.4a, b, c thuộc dạng:

  a) Chiếc cung đã được giương: Thế năng đàn hồi 

  b) Nước chảy từ trên cao xuống: Động năng và thế năng

  c) Nước bị ngăn trên đập cao: Thế năng trọng trường 

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài học 

Câu 1: Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó ( H.16.1b) thì nó có cơ năng.

* Bởi vì: 

- Khi đưa quả nặng lên một độ cao nào đó, do tác dụng của trọng lực, quả nặng A chuyển động xuống dưới làm căng sợi dây. 

-> Sợi dây căng sẽ kéo vật B chuyển động theo, tức là quả nặng A đã thực hiện công. 

=> Quả nặng A khi đưa lên độ cao nào đó, sẽ có cơ năng.

- Và cơ năng của quả nặng A trong trường hợp này được gọi là thế năng.

Câu 2: Lúc này lò xo có cơ năng. Muốn biết được lò xo có cơ năng hay không thì:

- Ta cần tác động vào sợi dây buộc với lò xo bằng cách cắt đứt sợi dây hoặc đốt cháy.

- Khi không còn sợi dây giữ, lò xo đẩy miếng gỗ bay lên cao.

=> Như vậy, lò xo đã thực hiện công do đó có cơ năng.

Câu 3: Hiện tượng xảy ra là:

  Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B 

-> Khiến miếng gỗ B chuyển động một đoạn rồi dừng lại.

Câu 4: Chứng minh quả cầu A đang chuyển động có khả năng thực hiện công:

  Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B 

-> Khiến miếng gỗ B chuyển động.

=> Quả cầu A đã thực hiện công.

Câu 5: Từ kết quả thí nghiệm, tìm từ thích hợp cho chỗ trống của kết luận: 

Một vật chuyển động có khả năng........ tức là có cơ năng.

* Điền từ: sinh công (thực hiện công)

* Câu hoàn chỉnh: Một vật chuyển động có khả năng sinh công (thực hiện công) tức là có cơ năng.

Câu 6: Độ lớn vận tốc của quả cầu lúc đập vào miếng gỗ B thay đổi so với thí nghiệm 1:

- So với thí nghiệm 1, ta thấy miếng gỗ B ở thí nghiệm 2 lăn một đoạn dài hơn . 

- Nhận xét: 

  • Công của quả cầu A thực hiện ở thí nghiệm 2 lớn hơn so với thí nghiệm 1
  • Độ lớn vận tốc của quả cầu lúc đập vào miếng gỗ B ở thí nghiệm 2 cũng lớn hơn so với thí nghiệm 1 .

* Qua hai thí nghiệm, ta có thể kết luận: 

- Động năng của quả cầu A có sự phụ thuộc vào vận tốc của nó.

- Vận tốc quả cầu A càng lớn thì động năng càng lớn và ngược lại.

Câu 7: Hiện tượng xảy ở thí nghiệm 3 khác so với thí nghiệm 2 là:

- Động năng của quả cầu còn phụ thuộc vào khối lượng của nó.

- Khối lượng càng lớn thì động năng càng lớn và ngược lại.

Câu 8: Các thí nghiệm trên cho thấy động năng phụ thuộc 2 yếu tố:

1. Khối lượng của vật

2. Vận tốc của vật

- Qua đó ta thấy: Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn . 

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 9: Ví dụ vật có cả động năng và thế năng: 

- Con lắc lò xo dao động.

- Vật đang chuyển động trong không trung (Máy bay đang bay trên cao, Quả dừa đang rơi, con chim đang bay).

Câu 10: Cơ năng của từng vật ở hình 16.4a, b , c thuộc dạng cơ năng:

Hình 16.4a: Chiếc cung đã được giương

=> Thế năng đàn hồi 

Hình 16.4b: Nước chảy từ trên cao xuống 

=> Động năng và thế năng

Hình 16.4c: Nước bị ngăn trên đập cao

=> Thế năng trọng trường

Tìm kiếm google: soan vat ly 8 bai 16 cuc chat, soạn bài vật lý 8 bài cơ năng

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com