Soạn vật lý 8 bài 23 trang 80 cực chất

Giải vật lý 8 bài 23 trang 80 cực chất. Bài học: Đối lưu Bức xạ nhiệt - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn vật lý 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Các câu hỏi giữa bài

Đặt một gói nhỏ đựng các hạt thuốc tím vào đáy của một cốc thủy tinh đựng nước rồi dùng đèn cồn đun nóng cốc nước ở phía có đặt thuốc tím (H.23.2). Quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi

Trả lời câu hỏi C1,C2,C3 bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 80

Câu 1: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống hay di chuyển hỗn độn theo mọi phương?

Câu 2: Tại sao lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống dưới? ( Hãy nhớ lại điều kiện để vật nổi lên, chìm xuống đã học trong phần Cơ học )

Câu 3: Tại sao biết được nước trong cốc đã nóng lên?

Câu 4: Trong thí nghiệm ở hình 23.3, khi đốt nến và hương đi từ trên xuống vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến. Hãy giải thích hiện tượng trên.

Trả lời câu hỏi C4,C5,C6 bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 81

Câu 5: Tại sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ dưới?

Câu 6: Trong chân không và trong chất rắn có xảy ra đối lưu không? Tại sao?

Câu 7: Giọt nước màu dịch chuyển về đầu B chứng tỏ điều gì?

Trả lời câu hỏi C7,C8 bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 81

Câu 8: Giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A chứng tỏ điều gì? Miếng gỗ đã có tác dụng gì?

Trả lời câu hỏi C7,C8 bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 81

Câu 9: Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình có phải là dẫn nhiệt và đối lưu không? Tại sao?

Các bài tập cuối bài 

Câu 10: Tại sao trong thí nghiệm ở hình 23.4 bình chứa không khí lại được phủ muội đèn?

Câu 11: Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo trắng mà không mặc áo màu đen?

Câu 12: Hãy chọn từ thích hợp cho các ô trống ở bảng 23.1 

Bảng 23.1 

ChấtRắnLỏngKhíChân không
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu    

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài

Đặt một gói nhỏ đựng các hạt thuốc tím vào đáy của một cốc thủy tinh đựng nước rồi dùng đèn cồn đun nóng cốc nước ở phía có đặt thuốc tím (H.23.2)

Trả lời câu hỏi C1,C2,C3 bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 80

Câu 1: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống

Câu 2: Lớp nước ở dưới được đun nóng, thể tích lớp nước tăng lên -> trọng lượng riêng giảm đi so với lớp nước lạnh bên trên -> lớp nước lạnh phía trên đi xuống dưới, còn lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên.

Câu 3: Biết được nước trong cốc đã nóng lên vì ta quan sát chỉ số trên nhiệt kế, khi nước nóng lên thì chỉ số nhiệt kế tăng.

Câu 4:

Trả lời câu hỏi C4,C5,C6 bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 81

  Khi đốt nến và hương đi từ trên xuống vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến vì phía có ngọn nến,  không khí bên ngọn nến nóng lên, nở ra, trọng lượng riêng giảm -> bay lên phía trên, không khí bên ngọn nến ít đi, hút không khí lạnh bên khói hương sang –> khói hương đi theo xuống dưới và cùng không khí nóng bay lên.

Câu 5: Muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ dưới vì chất lỏng và chất khí có hiện tượng đối lưu, đun từ phía dưới, phần chất lỏng (khí) ở phía dưới nóng lên trước -> trọng lượng riêng giảm đi và đi lên phía trên -> phần chất lỏng (khí) ở phía trên đi xuống làm nóng -> tạo thành dòng đối lưu.

Câu 6: Trong chân không và trong chất rắn không xảy ra đối lưu. Vì chân không là môi trường không có phân tử khí nào.

Câu 7: Giọt nước màu dịch chuyển về B chứng tỏ không khí trong bình đã nhận được nhiệt ,nóng lên, nở ra và đẩy giọt nước đi.

Trả lời câu hỏi C7,C8 bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 81

Câu 8: Giọt nước dịch chuyển trở lại đầu A chứng tỏ nhiệt độ không khí trong bình giảm -> không khí co lại, giọt nước quay trở lại A. Miếng gỗ có tác dụng ngăn không cho bình cầu nhận được nhiệt từ đèn cồn.

Trả lời câu hỏi C7,C8 bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 81

Câu 9: Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình không phải là dẫn nhiệt và đối lưu vì không khí là chất dẫn nhiệt kém và nhiệt được truyền đi theo đường thẳng.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài

Câu 10: Trong thí nghiệm ở hình 23.4, bình chứa không khí lại được phủ muội đèn để tăng khả năng hấp thụ tia nhiệt. 

Câu 11: Về mùa hè ta thường mặc áo trắng mà không mặc áo màu đen, các vật sáng màu hấp thụ tia nhiệt ít hơn các vật sẫm màu -> mặc áo màu trắng để có cảm giác mát hơn.

Câu 12: Chọn từ thích hợp cho các ô trống ở bảng 23.1 

ChấtRắnLỏngKhíChân không
Hình thức truyền nhiệt chủ yếuDẫn nhiệtĐối lưuĐối lưuBức xạ nhiệt

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài

Đặt một gói nhỏ đựng các hạt thuốc tím vào đáy của một cốc thủy tinh đựng nước rồi dùng đèn cồn đun nóng cốc nước ở phía có đặt thuốc tím (H.23.2). Quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi.

Trả lời câu hỏi C1,C2,C3 bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 80

Câu 1: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống hay di chuyển hỗn độn theo mọi phương

=> Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống.

Câu 2: Lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống dưới vì:

- Lớp nước ở dưới được đun nóng.

-> Thể tích lớp nước tăng lên -> trọng lượng riêng giảm đi so với lớp nước lạnh bên trên.

=> Do có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của lớp nước nóng nên lớp nước lạnh phía trên đi xuống dưới, còn lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên.

Câu 3: Biết được nước trong cốc đã nóng lên vì:

* Ta quan sát chỉ số trên nhiệt kế: chỉ số nhiệt kế thay đổi khi nước nóng lên

=> Khi nước nóng lên thì chỉ số nhiệt kế tăng.

Câu 4: Trong thí nghiệm ở hình 23.3, khi đốt nến và hương đi từ trên xuống vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến.

Trả lời câu hỏi C4,C5,C6 bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 81

* Giải thích:

- Ở phía có ngọn nến,  không khí bên ngọn nến nóng lên, nở ra, trọng lượng riêng giảm nên bay lên phía trên. 

=> Do đó không khí bên ngọn nến ít đi và hút không khí lạnh bên khói hương sang, làm cho khói hương đi theo xuống dưới và cùng không khí nóng bay lên.

Câu 5:  Muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ dưới vì: Chất lỏng và chất khí có hiện tượng đối lưu.

- Khi đun từ phía dưới, ta làm cho phần chất lỏng (khí) ở phía dưới nóng lên trước làm cho trọng lượng riêng của phần này giảm đi và đi lên phía trên. 

- Phần chất lỏng ( khí) ở phía trên  sẽ đi xuống và lại được làm nóng, tạo thành dòng đối lưu

Câu 6: Trong chân không và trong chất rắn có xảy ra đối lưu không?

=> Trong chân không và trong chất rắn không xảy ra đối lưu

* Bởi vì:

- Chân không là môi trường không có phân tử khí nào.

- Còn trong chất rắn các phân tử liên kết với nhau chặt chẽ, chúng không thể di chuyển thành dòng được.

Câu 7: 

Trả lời câu hỏi C7,C8 bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 81

* Giọt nước màu dịch chuyển về đầu B chứng tỏ:

- Không khí trong bình đã nhận được nhiệt

-> Có sự nóng lên, nở ra và đẩy giọt nước đi.

Câu 8:

Trả lời câu hỏi C7,C8 bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 81

* Giọt nước dịch chuyển trở lại đầu A chứng tỏ:

- Nhiệt độ không khí trong bình đã giảm

=> Làm cho không khí co lại và giọt nước quay trở lại A

* Miếng gỗ có tác dụng ngăn không cho bình cầu nhận được nhiệt từ đèn cồn.

Câu 9: Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình:

- Không phải là dẫn nhiệt vì không khí là chất dẫn nhiệt kém

- Không phải là đối lưu vì nhiệt được truyền đi theo đường thẳng

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài

Câu 10: Trong thí nghiệm ở hình 23.4 bình chứa không khí lại được phủ muội đèn vì:

- Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.

- Như vậy bình chứa không khí được phủ muội đèn để tăng khả năng hấp thụ tia nhiệt.

Câu 11: Về mùa hè ta thường mặc áo trắng mà không mặc áo màu đen vì: Các vật sáng màu hấp thụ tia nhiệt ít hơn các vật sẫm màu.

- Mặc áo màu trắng để có cảm giác mát hơn, tạo sự thoải mái

- Còn mặc áo đen sẽ tạo cảm giác nóng nực hơn, gây khó chịu.

Câu 12: Chọn từ thích hợp cho các ô trống ở bảng 23.1

ChấtRắnLỏngKhíChân không
Hình thức truyền nhiệt chủ yếuDẫn nhiệtĐối lưuĐối lưuBức xạ nhiệt
Tìm kiếm google: soan vat li 8 bai 23 cuc chat, soạn Lý 8 bài Đối lưu Bức xạ nhiệt

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net