Soạn vật lý 8 bài 17 trang 59 cực chất

Giải vật lý 8 bài 17 trang 59 cực chất. Bài học: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn vật lý 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Các câu hỏi giữa bài học

Thí nghiệm 1:

 

Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Câu 1: Độ cao và vận tốc của quả bóng thay đổi thế nào trong thời gian quả bóng rơi ? Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống của câu trả lời sau : Trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của quả bóng...(1)....dần, vận tốc của quả bóng...(2).....dần.

Câu 2: Thế năng và động năng của quả bóng thay đổi thế nào ? Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau : Thế năng của quả bóng...(1)....dần, còn động năng của nó...(2)....

Câu 3: Khi bóng vừa chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, độ cao và vận tốc của quả bóng thay đổi thế nào ? Thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào  ? Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau: Trong thời gian nảy lên, độ cao của quả bóng...(1)....dần. vận tốc của nó...(2)....dần. Như vậy thế năng của quả bóng...(3)....dần. động năng của nó...(4)....dần

Câu 4: Ở những vị trí nào ( A hay B ) quả bóng có thế năng, động năng lớn nhất; có thế năng, động năng nhỏ nhất ? Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của các câu trả lời sau:

Quả bóng có thế năng lớn nhất khi ở vị trí...(1)....và co thế năng nhỏ nhất khi ở vị trí...(2)....

Quả bóng có động năng lớn nhất khi ở vị trí...(3)....và động năng nhỏ nhất khi ở vị trí...(4)....

Thí nghiệm 2: 

 Trả lời câu hỏi thí nghiệm 2 trang 60 bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng

Câu 5: Vận tốc của con lắc tăng hay giảm khi:

  • Con lắc đi từ A xuống B
  • Con lắc đi từ B lên C

Câu 6: Vận tốc của con lắc? Có sự chuyển hóa từ dạng cơ năng nào sang dạng cơ năng nào khi: 

  • Con lắc đi từ A xuống B ?
  • Con lắc đi từ B lên C ?

Câu 7: Ở những vị trí nào con lắc có thế năng lớn nhất, có động năng lớn nhất ?

Câu 8: Ở những vị trí nào con lắc có động năng nhỏ nhất, có thế năng nhỏ nhất ? Các giá trị nhỏ nhất này bằng bao nhiêu ? 

Các bài tập cuối bài học

Câu 9: Hãy chỉ ra sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác trong các trường hợp sau:

a) Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung 

b) Nước từ trên đập cao chảy xuống

c) Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống của câu trả lời sau : Trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của quả bóng...(1)....dần, vận tốc của quả bóng...(2).....dần.

* Điền: (1) giảm dần, (2) tăng dần

Câu 2:  Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau : Thế năng của quả bóng...(1)....dần, còn động năng của nó...(2)....

* Điền: (1) giảm dần, (2) tăng dần

Câu 3: Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau: Trong thời gian nảy lên, độ cao của quả bóng...(1)....dần. vận tốc của nó...(2)....dần. Như vậy thế năng của quả bóng...(3)....dần. động năng của nó...(4)....dần

* Điền: (1) tăng dần, (2) giảm dần, (3) tăng dần, (4) giảm dần.

Câu 4: Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của các câu trả lời sau: Quả bóng có thế năng lớn nhất khi ở vị trí...(1)....và co thế năng nhỏ nhất khi ở vị trí...(2)....

* Điền: (1) A, (2) B

Câu 5: Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của các câu trả lời sau: Quả bóng có động năng lớn nhất khi ở vị trí...(3)....và động năng nhỏ nhất khi ở vị trí...(4)....

 * Điền: (1) B, (2) A

Câu 6: Vận tốc và chuyển hóa cơ năng của con lắc:

  • Khi lắc đi từ A xuống B, vận tốc con lắc tăng dần, thế năng -> động năng
  • Khi con lắc đi từ B lên C, vận tốc con lắc giảm dần, động năng -> thế năng 

Câu 7: Ở vị trí A và C con lắc có thế năng lớn nhất, ở vị trí B con lắc có động năng lớn nhất.

Câu 8: Ở vị trí A và C con lắc có động năng nhỏ nhất, ở vị trí B con lắc có thế năng lớn nhất, bằng 0.

Hướng dẫn giải bài tập cuối bài học

Câu 9: Sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác: 

a) Thế năng của cung chuyển thành động năng của mũi tên.

b) Thế năng của nước chuyển thành động năng.

c) Động năng của vật chuyển thành thế năng

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống của câu trả lời sau : Trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của quả bóng...(1)....dần, vận tốc của quả bóng...(2).....dần.

* Điền: 

  (1) giảm dần

  (2) tăng dần

=> Trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của quả bóng giảm dần, vận tốc của quả bóng tăng dần.

Câu 2:  Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau : Thế năng của quả bóng...(1)....dần, còn động năng của nó...(2)....

* Điền: 

  (1) giảm dần

  (2) tăng dần

=> Thế năng của quả bóng giảm dần, còn động năng của nó tăng dần.

Câu 3: Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau: Trong thời gian nảy lên, độ cao của quả bóng...(1)....dần. vận tốc của nó...(2)....dần. Như vậy thế năng của quả bóng...(3)....dần. động năng của nó...(4)....dần

* Điền: 

  (1) tăng dần

  (2) giảm dần

  (3) tăng dần

  (4) giảm dần

=> Trong thời gian nảy lên, độ cao của quả bóng tăng dần, vận tốc của nó giảm dần. Như vậy thế năng của quả bóng tăng dần, động năng của nó giảm dần.

Câu 4: Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của các câu trả lời sau: Quả bóng có thế năng lớn nhất khi ở vị trí...(1)....và co thế năng nhỏ nhất khi ở vị trí...(2)....

* Điền: 

  (1) A

  (2) B

=> Quả bóng có thế năng lớn nhất khi ở vị trí A và có thế năng nhỏ nhất khi ở vị trí B.

Câu 5: Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của các câu trả lời sau: Quả bóng có động năng lớn nhất khi ở vị trí...(3)....và động năng nhỏ nhất khi ở vị trí...(4)....

 * Điền: 

  (1) B

  (2) A

=> Quả bóng có động năng lớn nhất khi ở vị trí B và có động năng nhỏ nhất khi ở vị trí A.

Câu 6: Vận tốc của con lắc:

- Khi con lắc đi từ A xuống B, vận tốc của con lắc tăng dần.

- Khi con lắc đi từ B lên C, vận tốc của con lắc giảm dần.

Có sự chuyển hóa từ dạng cơ năng sang:

- Khi con lắc đi từ A xuống B, có sự chuyển hóa thế năng thành động năng.

- Khi con lắc đi từ B lên C, có sự chuyển hóa động năng thành thế năng.

Câu 7: Vị trí con lắc có thế năng lớn nhất, có động năng lớn nhất là:

- Ở vị trí A và C con lắc có thế năng lớn nhất

- Ở vị trí B con lắc có động năng lớn nhất 

Câu 8: Những vị trí con lắc có động năng nhỏ nhất, có thế năng nhỏ nhất:

- Ở vị trí A và C con lắc có động năng nhỏ nhất

- Ở vị trí B con lắc có thế năng lớn nhất

- Các giá trị nhỏ nhất này bằng 0.

Hướng dẫn giải bài tập cuối bài học

Câu 9: Sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác trong các trường hợp sau:

a)  Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung

=> Thế năng của cung chuyển thành động năng của mũi tên.

b)  Nước từ trên đập cao chảy xuống 

=> Thế năng của nước chuyển thành động năng.

c)  Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng

=> Động năng của vật chuyển thành thế năng.

Tìm kiếm google: soan vat ly 8 bai 17 cuc chat, soạn vật lý 8 bài Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net