Soạn vật lý 8 bài 7 trang 25 cực chất

Giải vật lý 8 bài 7 trang 25 cực chất. Bài học: Áp suất - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn vật lý 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu 1: Trong số các lực được ghi ở dưới hình 7.3a và b (SGK), thì lực nào là áp lực?

Câu 2: Hãy dựa vào thí nghiệm ở hình 7.4 cho biết tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào bằng cách so sánh các áp lực, diện tích bị ép và độ lún của khối kim loại xuống bột hoặc cát mịn của trường hợp (1) với trường hợp (2), của trường hợp (1) với trường hợp (3).

Tìm các dấu “=”, “>”, “<” thích hợp cho các ô trống của bảng 7.1.

Áp lực (F)Diện tích bị ép (S)Độ lún (h)
F2…F1S2…S1h2…h1
F3…F1S3…S1h3…h1
Áp lực (F)Diện tích bị ép (S)Độ lún (h)
F2 > F1S2 = S1h2 > h1
F3 = F1S3 < S1h3 > h1

Câu 3: Chọn từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận dưới đây:

Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực…(1)…và diện diện tích bị ép…(2)…

Câu 4: Dựa vào nguyên tắc nào để làm tăng giảm áp suất? Nêu những ví dụ về việc làm tăng, giảm áp suất trong thực tế.

Câu 5: Một xe tăng có trọng lượng 340000 N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc các bản xích với đất là 1,5 m2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một ôtô nặng 20 000N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất nằm ngang là 250 cm2. Dựa vào kết quả tính toán ở trên, hãy trả lời câu hỏi đã đặt ra ở phần mở bài.

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Câu 1: Trong số các lực được ghi ở dưới hình 7.3a và b (SGK), áp lực là: 7.3.a thì lực máy kéo tác dụng lên mặt đường là áp lực, còn 7.3.b thì lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh và lực của mũi đinh tác dụng lên gỗ đều là áp lực.

Câu 2: Dựa vào thí nghiệm ở hình 7.4, tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố. Tìm các dấu “=”, “>”, “<” thích hợp cho các ô trống của bảng 7.1.

Áp lực (F)Diện tích bị ép (S)Độ lún (h)
F2…F1S2…S1h2…h1
F3…F1S3…S1h3…h1
Áp lực (F)Diện tích bị ép (S)Độ lún (h)
F> F1S2 = S1h> h1
F3 = F1S3 < S1h3 > h1

Câu 3: Chọn từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận:

Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực…(1)…và diện diện tích bị ép…(2)

=> Điền: (1) càng lớn, (2) càng nhỏ

Câu 4: Nguyên tắc để tăng áp áp suất là làm diện tích bị ép càng nhỏ càng tốt. Ví dụ làm tăng áp suất và giảm áp suất: Lưỡi dao càng nhỏ càng sắc, ống hút cắm vào hộp sữa có đầu nhọn.

Câu 5: Một xe tăng có trọng lượng 340000 N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc các bản xích với đất là 1,5 m2. So sánh áp suất đó với áp suất của một ôtô nặng 20 000N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất nằm ngang là 250 cm2.

  • Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang là:  Pxe = F/S = 340000/1,5 = 226 666,6 N/m2
  • Áp suất của ôtô lên mặt đường nằm ngang là:  Pôtô = F/S = 20000/250 = 80 N/cm2 = 800 000 N/m2

=> Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang nhỏ hơn nhiều lần áp suất của ôtô -> xe tăng chạy đc trên đất mềm.

- Máy kéo nặng nề hơn ôtô lại chạy được trên đất mềm là do máy kéo dùng xích có bản rộng nên áp suất gây ra bởi trọng lượng của máy kéo nhỏ. Còn ôtô dùng bánh (diện tích bị ép nhỏ), nên áp suất gây ra bởi trọng lượng của ôtô lớn hơn.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Câu 1: Trong số các lực được ghi ở dưới hình 7.3a và b (SGK), áp lực là:

- Trong hình 7.3.a thì lực máy kéo tác dụng lên mặt đường là áp lực.

- Trong hình 7.3.b:

  • Lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh là áp lực.
  • Lực của mũi đinh tác dụng lên gỗ là áp lực.

Câu 2: Hãy dựa vào thí nghiệm ở hình 7.4 cho biết tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào bằng cách so sánh các áp lực, diện tích bị ép và độ lún của khối kim loại xuống bột hoặc cát mịn của trường hợp (1) với trường hợp (2), của trường hợp (1) với trường hợp (3).

Tìm các dấu “=”, “>”, “<” thích hợp cho các ô trống của bảng 7.1.

Áp lực (F)Diện tích bị ép (S)Độ lún (h)
F2…F1S2…S1h2…h1
F3…F1S3…S1h3…h1
Áp lực (F)Diện tích bị ép (S)Độ lún (h)
F> F1S2 = S1h> h1
F3 = F1S3 < S1h3 > h1

Câu 3: Chọn từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận:

Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực…(1)…và diện diện tích bị ép…(2)

- Điền từ: (1) càng lớn, (2) càng nhỏ

- Hoàn chỉnh: Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện diện tích bị ép càng nhỏ.

Câu 4: Nguyên tắc nào để làm tăng giảm áp suất: 

- Để tăng áp áp suất là làm diện tích bị ép càng nhỏ càng tốt.

- Một số ví dụ làm tăng áp suất và giảm áp suất là:

  • Lưỡi dao càng nhỏ càng sắc
  • Ống hút cắm vào hộp sữa có đầu nhọn.

Câu 5: Một xe tăng có trọng lượng 340000 N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc các bản xích với đất là 1,5 m2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một ôtô nặng 20 000N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất nằm ngang là 250 cm2. 

- Công thức tính áp suất: P = F/S 

* Qua đó ta tính được Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang và của ôtô lên mặt đường nằm ngang

- Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang là:

   Pxe = F/S = 340000/1,5 = 226 666,6 N/m2

- Áp suất của ôtô lên mặt đường nằm ngang là:

   Pôtô = F/S = 20000/250 = 80 N/cm2 = 800 000 N/m2

* Qua đó ta thấy:

- Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang còn nhỏ hơn nhiều lần áp suất của ôtô. 

=> Do đó xe tăng chạy đc trên đất mềm.

* Trả lời câu hỏi đã đặt ra ở phần mở bài:

- Máy kéo nặng nề hơn ôtô lại chạy được trên đất mềm là do máy kéo dùng xích có bản rộng nên áp suất gây ra bởi trọng lượng của máy kéo nhỏ. 

- Còn ôtô dùng bánh (diện tích bị ép nhỏ), nên áp suất gây ra bởi trọng lượng của ôtô lớn hơn.

Tìm kiếm google: soan vat ly 8 bai 7 cuc chat, soạn vật lý 8 bài Áp suất

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com