Soạn vật lý 8 bài 27 trang 94 cực chất

Giải vật lý 8 bài 27 trang 94 cực chất. Bài học: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn vật lý 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Các câu hỏi giữa bài

Câu 1: Hãy mô tả sự truyền cơ năng, nhiệt năng trong các hiện tượng sau đây và tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của các câu ở cột bên phải bảng 27.1

Hiện tượngSự truyền năng lượng

Trả lời câu hỏi C1 bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 94

Hòn bi thép lăn từ máng nghiêng xuống va chạm vào miếng gỗ làm miếng gỗ chuyển động

Hòn bi truyền ...(1)... cho miếng gỗ

Trả lời câu hỏi C1 bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 94

Thả một miếng nhôm đã được nung nóng vào một cốc nước lạnh 

Miếng nhôm truyền ...(2)... cho cốc nước

Trả lời câu hỏi C1 bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 94

Viên đạn từ nòng súng bay ra, rơi xuống biển, nguội đi và chìm dần

Viên đạn truyền ..(3).. và ...(4)... cho nước biển 

Câu 2: Hãy mô tả sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng sau đây và tìm từ thích hợp cho các ô trống của các câu ở cột bên phải bảng 27.2

Hiện tượngSự chuyển hóa năng lượng

Trả lời câu hỏi C2 bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 95

Khi bỏ tay giữ con lắc, con lắc chuyển động nhanh dần từ A đến B, chậm dần từ B đến C, rồi lại chuyển động nhanh dần từ C đến B, chậm dần từ B đến A...

Khi con lắc chuyển động từ A đến B ...(5)... đã chuyển hóa dần thành ...(6)... Khi con lắc chuyển động từ B đến C ...(7)... đã chuyển hóa dần thành ...(8)...

Trả lời câu hỏi C2 bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 95

Dùng tay cọ xát miếng đồng lên mặt bàn, miếng đồng nóng lên

...(9)... của tay đã chuyển hóa thành ...(10)... của miếng kim loại

Trả lời câu hỏi C2 bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 95

Đun nóng ống nghiệm. Không khí và hơi nước trong ống nghiệm nóng lên, dãn nở, đẩy nút bật lên và lạnh đi

...(11)... của không khí và hơi nước đã chuyển hóa thành ...(12)... của nút

Câu 3: Hãy tìm ví dụ về sự biểu hiện của định luật trên trong các hiện tượng cơ và nhiệt đã học.

Các bài tập cuối bài

Câu 4: Hãy tìm thêm ví dụ, ngoài những ví dụ đã có trong bài về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng cũng như giữa nhiệt năng và cơ năng

Câu 5: Tại sao trong hiện tượng hòn bi va vào thanh gỗ, cả hòn bi và thanh gỗ sau khi va chạm chỉ chuyển động được một đoạn ngắn rồi dừng lại. Cơ năng của chúng biến đi đâu ?

Câu 6: Tại sao trong hiện tượng về dao động của con lắc, con lắc chỉ dao động trong một thời gian ngắn rồi dừng lại ở vị trí cân bằng ? Cơ năng của con lắc đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài

Câu 1: Hãy mô tả sự truyền cơ năng, nhiệt năng trong các hiện tượng sau đây và tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của các câu ở cột bên phải bảng 27.1

(1) cơ năng

(2) nhiệt năng

(3) cơ năng - (4) nhiệt năng

Câu 2: Hãy mô tả sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng sau đây và tìm từ thích hợp cho các ô trống của các câu ở cột bên phải bảng 27.2

(5) thế năng - (6) động năng - (7) động năng - (8) thế năng

(9) cơ năng - (10 nhiệt năng

(11) nhiệt năng - (12) cơ năng

Câu 3: Ví dụ về sự biểu hiện của định luật trên trong các hiện tượng cơ và nhiệt đã học: 

Thả quả bóng từ trên cao xuống đất. Khi rơi xuống, thế năng -> động năng. Khi rơi đến mặt đất, một phần cơ năng -> nhiệt năng -> mặt đất và quả bóng nóng lên.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài

Câu 4: Tìm thêm ví dụ về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng cũng như giữa nhiệt năng và cơ năng:

  • Bắn viên bi vào một viên bi khác đang đứng yên (Sự truyền cơ năng).
  • Sờ tay vào cốc nước nóng, tay nóng lên (Sự truyền nhiệt năng)
  • Ném quả bóng lên cao (động năng -> thế năng )
  • Xoa hai bàn tay vào nhau, một lúc sau thấy tay nóng lên (cơ năng -> nhiệt năng )

Câu 5: Trong hiện tượng hòn bi va vào thanh gỗ, cả hòn bi và thanh gỗ sau khi va chạm chỉ chuyển động được một đoạn ngắn rồi dừng lại vì một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng -> nóng hòn bi, thanh gỗ,  và không khí xung quanh.

Câu 6: Trong hiện tượng về dao động của con lắc, con lắc chỉ dao động trong một thời gian ngắn rồi dừng lại ở vị trí cân bằng vì một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng, làm nóng con lắc và không khí xung quanh.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài

Câu 1: Hãy mô tả sự truyền cơ năng, nhiệt năng trong các hiện tượng sau đây và tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của các câu ở cột bên phải bảng 27.1

Hiện tượngSự truyền năng lượng

Trả lời câu hỏi C1 bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 94

Hòn bi thép lăn từ máng nghiêng xuống va chạm vào miếng gỗ làm miếng gỗ chuyển động

Hòn bi truyền cơ năng cho miếng gỗ

Trả lời câu hỏi C1 bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 94

Thả một miếng nhôm đã được nung nóng vào một cốc nước lạnh 

Miếng nhôm truyền nhiệt năng cho cốc nước

Trả lời câu hỏi C1 bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 94

Viên đạn từ nòng súng bay ra, rơi xuống biển, nguội đi và chìm dần

Viên đạn truyền cơ năngnhiệt năng cho nước biển 

Câu 2: Hãy mô tả sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng sau đây và tìm từ thích hợp cho các ô trống của các câu ở cột bên phải bảng 27.2

Hiện tượngSự chuyển hóa năng lượng

Trả lời câu hỏi C2 bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 95

Khi bỏ tay giữ con lắc, con lắc chuyển động nhanh dần từ A đến B, chậm dần từ B đến C, rồi lại chuyển động nhanh dần từ C đến B, chậm dần từ B đến A...

Khi con lắc chuyển động từ A đến B thế năng đã chuyển hóa dần thành động năng.

Khi con lắc chuyển động từ B đến C động năng đã chuyển hóa dần thành thế năng.

Trả lời câu hỏi C2 bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 95

Dùng tay cọ xát miếng đồng lên mặt bàn, miếng đồng nóng lên

Cơ năng của tay đã chuyển hóa thành nhiệt năng của miếng kim loại

Trả lời câu hỏi C2 bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - sgk Vật lí 8 trang 95

Đun nóng ống nghiệm. Không khí và hơi nước trong ống nghiệm nóng lên, dãn nở, đẩy nút bật lên và lạnh đi

Nhiệt năng của không khí và hơi nước đã chuyển hóa thành cơ năng của nút

Câu 3: Ví dụ về sự biểu hiện của định luật trên trong các hiện tượng cơ và nhiệt đã học: Thả quả bóng từ trên cao xuống đất.

- Khi rơi xuống, thế năng của quả bóng chuyển hóa dần thành động năng. 

- Khi rơi đến mặt đất, một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm mặt đất và quả bóng nóng lên.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài

Câu 4: Các ví dụ, ngoài những ví dụ đã có trong bài về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng cũng như giữa nhiệt năng và cơ năng:

- Sự truyền cơ năng từ viên bi chuyển động đến viên bi đứng yên: 

  Bắn viên bi vào một viên bi khác đang đứng yên -> sau khi va chạm, hai viên bi chuyển động một đoạn rồi dừng lại  

- Sự truyền nhiệt năng từ cốc nước vào tay:

  Khi ta sờ tay vào cốc nước nóng -> ta thấy tay nóng lên

- Sự chuyển hóa động năng thành thế năng:

  Ném quả bóng lên cao -> quả bóng rơi xuống đất, tưng vài lần.

- Sự chuyển hóa cơ năng thành nhiệt năng: 

  Khi xoa hai bàn tay vào nhau -> một lúc sau thấy tay nóng lên.

Câu 5: Trong hiện tượng hòn bi va vào thanh gỗ, cả hòn bi và thanh gỗ sau khi va chạm chỉ chuyển động được một đoạn ngắn rồi dừng lại vì:

- Một phần cơ năng của chúng đã chuyển hóa thành nhiệt năng.

- Vì vậy làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt và không khí xung quanh

- Năng lượng của chúng giảm dần.

Câu 6: Trong hiện tượng về dao dộng của con lắc, con lắc chỉ dao động trong một thời gian ngắn rồi dừng lại ở vị trí cân bằng vì:

- Một phần cơ năng của chúng đã chuyển hóa thành nhiệt năng.

- Vì vậy làm nóng con lắc và không khí xung quanh.

Tìm kiếm google: soan vat li 8 bai 27 cuc chat, soạn Lý 8 bài Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com