Tác giả đưa chúng ta đến dẫn chứng thực tế nào? Ý nghĩa của những dẫn chứng đó?

Tác giả đưa chúng ta đến dẫn chứng thực tế nào? Ý nghĩa của những dẫn chứng đó?

Câu trả lời:

Tác giả đưa chúng ta đến dẫn chứng thực tế thông qua bài toán cổ và ý nghĩa về sự gia tăng nhanh chóng của số lượng: ô đầu tiên của bàn cờ chỉ là một hạt thóc, nếu gia tăng theo cấp số nhân thì đến hết 64 ô. Tốc độ gia tăng thực sự rất lớn, ngoài sức tưởng tượng. 

  • Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô là rất có ý nghĩa. Phụ nữ có thể sinh rất nhiều con, ở các nước chậm phát triển người ta lại sinh nhiều con. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số và sự phát triển đời sống xã hội có quan hệ mật thiết với nhau
  • Sự gia tăng dân số của thế giới giống như lượng thóc tăng lên trong các ô bàn cờ. Lịch sử loài người tính đến năm 1995 đã là 5,63 tỉ người, nằm ở khoảng ô thứ 30 của bàn cờ trong bài toán cổ.
  • Để mỗi gia đình chỉ sinh hai con là điều rất khó thực hiện, vì trên thực tế, tỉ lệ phổ biến là phụ nữ sinh hơn hai con. Trong khi nếu đúng là mỗi gia đình chỉ sinh hai con thì chúng ta đang ''mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ".

=> Như vậy, nội dung chính mà tác giả muốn đặt ra trong bài văn này là: Con người ngày càng nhiều lên gấp bội mà đất đai thì diện tích vẫn thế. Vì chính sự sống của mình, con người buộc phải hạn chế sự gia tăng dân số. Đồng thời, tưởng rằng vấn đề dân số là của xã hội hiện đại thế mà nó đã được đặt ra trong ý nghĩa của một bài toán từ thời cổ đại. Đây chính là điều khiến tác giả "sáng mắt ra".

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net