Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng việt 4 kết nối tri thức bản mới nhất bài: Ôn tập và đánh giá giữa học kì II tiết 1. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Luyện tập đọc hiểu văn bản
Luyện tập về câu và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu
Luyện viết văn
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho cả lớp cùng hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: + Các bài đọc đã học trong nửa đầu kì II. + Luyện từ và câu: Luyện tập về câu và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu. + Các bài văn đã học trong nửa đầu kì II. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa đầu học kì II. - Đọc trôi chảy các bài văn trong nửa đầu học kì II. - Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS ôn tập cá nhân/ theo nhóm các bài đã giao. - GV yêu cầu HS phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - GV kiểm tra một số HS theo hình thức: + Mời ngẫu nhiên từng cá nhân đọc bài trước lớp. + HS đọc đoạn, bài (không nhất thiết phải đọc hết), HS trả lời câu hỏi đọc hiểu. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết câu và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu. b. Cách tiến hành - GV nêu câu hỏi: + Câu là gì? Các từ trong câu được sắp xếp như thế nào? Làm cách nào để nhận diện được câu? + Câu thường gồm mấy thành phần chính? Đó là những thành phần nào? + Trạng ngữ là gì? Trạng ngữ thường đứng ở đâu? - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cách viết bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia; bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe; đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc; đoạn văn nêu ý kiến (nêu lí do vì sao mình thích câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe); văn bản hướng dẫn sử dụng một sản phẩm. b. Cách tiến hành - GV hệ thống lại các kiến thức về cách viết bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia; bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe; đoạn văn nêu ý kiến (nêu lí do vì sao mình thích câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe); văn bản hướng dẫn sử dụng một sản phẩm cho HS. ü Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm 3 phần: - Mở bài: Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia. - Thân bài: Thuật lại các hoạt động, việc làm chính theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian bằng một hoặc nhiều đoạn văn. - Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia. ü Bài văn kể lại một câu chuyện thường gồm 3 phần: - Mở bài: Giới thiệu câu chuyện định kể. Chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. - Thân bài: + Kể các sự việc chính theo diễn biến của câu chuyện. + Chú ý làm nổi bật suy nghĩ, hành động,… của nhân vật. - Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện. Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể về nội dung câu chuyện. Chọn cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng. ü Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cần nêu được đó là gì và được biểu lộ như thế nào. Đoạn văn thường có 3 phần: mở đầu, triển khai, kết thúc. ü Khi viết đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, cần nói rõ mình thích hoặc không thích câu chuyện đó và giải thích lí do. ü Cách viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm: - Hướng dẫn rõ các bước sử dụng sản phẩm. - Trong mỗi bước, nêu rõ những việc cần làm. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1: trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc đã cho; nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến các kiến thức đã học về câu; các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Câu 1: Gợi ý: + Đọc kĩ yêu cầu đề bài. + Giới thiệu được người thân mà em nói tới là ai. Nêu được tình cảm, cảm xúc của em đối với người đó. + Viết đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo nội dung. + Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả. + Không gạch xóa, bôi bẩn vào phiếu học tập. Câu 2: Gợi ý: + Đọc kĩ yêu cầu đề bài. + Viết được bài văn kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm: đúng hình thức, bố cục của bài văn kể chuyện và đảm bảo nội dung. + Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả. + Không gạch xóa, bôi bẩn vào phiếu học tập. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học. + Hoàn chỉnh bài văn kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm. + Hoàn thiện Phiếu bài tập số 1. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. |
- HS trật tự. - Cả lớp cùng hát một bài.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS ôn tập theo cá nhân/ theo nhóm.
- HS đọc bài trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời. + Câu là một tập hợp từ, thường diễn đạt một ý trọn vẹn. Các từ trong câu được sắp xếp theo một trật tự hợp lí. Có thể nhận diện được câu dựa vào hai tiêu chí hình thức của câu: · Chữ cái đầu câu viết hoa. · Cuối câu có dấu kết thúc câu. + Câu thường gồm hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ. · Chủ ngữ nêu người, vật, hiện tượng tự nhiên,… được nói đến trong câu. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi ai, cái gì, con gì,… · Vị ngữ nêu hoạt động, đặc điểm, trạng thái của đối tượng được nói ở chủ ngữ hoặc giới thiệu, nhận xét về đối tượng đó. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi làm gì, thế nào, là ai,… + Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung thông tin về thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân, phương tiện,… của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ thường đứng đầu câu, ngăn cách với hai thành phần chính của câu bằng dấu phẩy. - HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành các câu hỏi (20 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả:
Câu 6: Ý chính của bài: Diễn tả cảm xúc của các chiến sĩ đang tiến về quê hương chị Võ Thị Sáu để giải phóng. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (20 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1:
Bài 2: a. Sau đó mấy hôm, hai cha con khăn gói tìm đường vào kinh. Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì nhè lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. b. Sáng nay, ở trường về, đi trước mẹ mấy bước, con đi qua mặt một người đàn bà đáng thương đang bế trên tay một đứa bé xanh xao và ốm yếu; người ấy xin con tiền. Con nhìn bà ta và con không cho gì hết, dù trong túi con có tiền. Bài 3: a. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. b. Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá. Bài 4: HS viết đoạn văn về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe và nêu rõ bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút).
- HS xung phong báo cáo kết quả.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng việt 4 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng việt 4 Kết nối bài: Ôn tập và đánh giá giữa học, giáo án dạy thêm Tiếng việt 4 Kết nối tri thức bài: Ôn tập và đánh giá giữa học