Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 4 KNTT ôn tập Bài 18: Bước mùa xuân

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng việt 4 kết nối tri thức bản mới nhất ôn tập Bài 18: Bước mùa xuân. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP BÀI 18

Bài đọc: Bước mùa xuân

Luyện từ và câu: Luyện tập về trạng ngữ chỉ phương tiện

Luyện tập tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả cây cối

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Bước mùa xuân.
  • Nhận biết được trạng ngữ chỉ phương tiện của câu.
  • Nắm được cách viết bài văn tả cây cối.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

  1. Phẩm chất:
  • Biết rung động trước những cảnh đẹp của quê hương, đất nước, biết bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình đối với quê hương.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án, SHS Tiếng Việt 4, VBT Tiếng Việt 4.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập số 1.
  • Tranh, ảnh sưu tầm.
  1. Đối với học sinh:
  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV trình chiếu hình ảnh một số hoạt động trong mùa xuân và yêu cầu HS nêu tên các hoạt động đó. GV cho HS kể thêm một số hoạt động khác trong mùa xuân.

Gói bánh chưng

Đi chợ xuân

Du xuân

Tham gia lễ hội mùa xuân

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

+ Bài đọc: Bước mùa xuân.

+ Luyện từ và câu: Luyện tập về trạng ngữ chỉ phương tiện.

+ Luyện tập tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả cây cối.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc – Bước mùa xuân

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Bước mùa xuân với giọng đọc vui tươi, phấn khởi; đọc đúng nhịp thơ; đọc diễn cảm những câu thơ thể hiện sự náo nức của cảnh vật thiên nhiên khi xuân về; biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả ra sắc màu của cảnh vật trong mùa xuân.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc nối tiếp nhau.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được ý nghĩa, dấu hiệu hình thức của trạng ngữ chỉ phương tiện.

b. Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi: Trạng ngữ chỉ phương tiện bổ sung thông tin về cái gì? Trả lời cho câu hỏi gì?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

  

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối.

b. Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi:

+ Bài văn miêu tả cây cối thường có mấy phần? Đó là những phần nào?

+ Ngoài cách tả lần lượt từng bộ phận của cây, ta có cách tả khác như nào?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Bước mùa xuân.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về trạng ngữ chỉ phương tiện.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Bước mùa xuân để khắc sâu ý nghĩa bài đọc, hình thành và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp.

+ Ôn lại các kiến thức đã học về trạng ngữ chỉ phương tiện.

+ Nắm được bố cục của bài văn miêu tả cây cối.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

 

 

 

- HS trật tự.

- HS quan sát hình và nêu tên các hoạt động mùa xuân. HS kể thêm một số hoạt động khác.

VD: Dọn dẹp nhà cửa, đi chùa cầu may, đi chúc Tết họ hàng,…

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

 

- HS đọc trước lớp.

 

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

Trạng ngữ chỉ phương tiện bổ sung thông tin về phương tiện thực hiện hoạt động được nói đến trong câu; trả lời cho câu hỏi có từ ngữ để hỏi: bằng gì, bằng cái gì, với cái gì,…

- HS chú ý lắng nghe.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời.

+ Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần:

- Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây (tên cây, nơi cây mọc,…).

- Thân bài: Tả lần lượt từng bộ phận của cây.

- Kết bài: Nêu ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.

+ Ngoài cách tả lần lượt từng bộ phận của cây, ta có thể tả đặc điểm của cây theo từng thời kì phát triển. Có thể kết hợp tả sự vật, hoạt động có liên quan đến cây.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

C

A

A

D

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1:

- Trạng ngữ chỉ thời gian: a. Hồi nhỏ, có lần; b. Một đêm, trong giấc ngủ.

- Trạng ngữ chỉ phương tiện: a. Bằng một cái sào dài; b. Bằng cây bút thần.

Bài 2:

a. Bằng cái gì, Thạch Sanh đã đánh thắng được chằn tinh, cứu công chúa Quỳnh Nga?

b. Em đến trường bằng cái gì?

c. Với cái gì, em có thể leo núi dễ dàng hơn?

Bài 3: VD:

- Bằng sự nỗ lực của mình, anh ấy đã gặt hái được thành công.

- Chuồn chuồn bay lượn khắp đó đây bằng đôi cánh của mình.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả.

Câu 1: Bài văn có 5 đoạn.

- Đoạn 1: Giới thiệu về cây nhãn.

- Đoạn 2: Cây nhãn trong ấn tượng của người viết.

- Đoạn 3: Miêu tả đặc điểm hình dáng của cây nhãn.

- Đoạn 4: Miêu tả quá trình ra hoa kết quả và ứng dụng của cây nhãn.

- Đoạn 5: Cảm nghĩ của người viết về cây nhãn.

Câu 2:

- Thân gỗ, cao từ 10 đến 15 mét, thân cây được bao phủ một lớp vỏ màu nâu thỉnh thoảng có vài vết nứt nhỏ và những mảng vỏ nứt ra.

- Cây nhãn có nhiều cành tỏa ra bốn phía , trên cành có rất nhiều lá. Lá của cây nhãn nhỏ và mọc đối xứng, lá nhãn non có màu nâu đỏ, màu sắc của lá dần chuyển sang màu xanh đậm, trên mặt lá có nổi những đường gân lá.

- Hoa nhãn nhỏ li ti mọc thành từng chùm màu trắng ngà. Quả nhãn non màu xanh có những chiếc gai li ti ở bên ngoài. Quả nhãn to dần vỏ nhãn chuyển sang màu nâu.

Câu 3:

- Cây nhãn có giá trị kinh tế.

- Quả nhãn là nguyên liệu để chế biến các món ăn.

- Nhãn còn có thể làm quả tặng.

Câu 4: Người viết rất yêu quý những cây nhãn quê mình.

Câu 5: Cách thức miêu tả: Tả từng bộ phận của thân cây và tả thời kì ra hoa kết quả của cây.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

Trường:.......................................................................................... Lớp:.............

Họ và tên HS:......................................................................................................

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

ÔN TẬP BÀI 18

Bài đọc: Bước mùa xuân

Luyện từ và câu: Luyện tập về trạng ngữ chỉ phương tiện

Luyện tập tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả cây cối

 

PHẦN 1: LUYỆN ĐỌC

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Tác giả của bài thơ “Bước mùa xuân” là ai?

A. Nguyễn Bính.

B. Nguyễn Khuyến.

C. Nguyễn Bao.

D. Nguyễn Cảnh.

Câu 2: Trong bài thơ, những từ ngữ nào gợi lên vẻ đẹp của nắng xuân?

 

 

Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 4 KNTT ôn tập Bài 18: Bước mùa xuân

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, phân tích chi tiết

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Lúc đặt: nhận giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng việt 4 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng việt 4 Kết nối ôn tập Bài 18: Bước mùa xuân, giáo án dạy thêm Tiếng việt 4 Kết nối tri thức ôn tập Bài 18: Bước mùa xuân

Soạn giáo án buổi 2 Tiếng việt 4 KNTT (Bản word)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay