Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng việt 4 kết nối tri thức bản mới nhất ôn tập Bài 7: Con muốn làm một cái cây. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Bài đọc: Con muốn làm một cái cây
Luyện từ và câu: Luyện tập về vị ngữ
Luyện tập tìm hiểu cách viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho HS xem một video về tình bạn. Câu chuyện về tình bạn đẹp của cô nữ sinh cõng bạn bị bại liệt đi thi TN - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: + Bài đọc: Con muốn làm một cái cây. + Luyện từ và câu: Luyện tập về vị ngữ. + Luyện tập tìm hiểu cách viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc – Con muốn làm một cái cây a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Con muốn làm một cái cây với giọng đọc vui tươi, tình cảm; đọc diễn cảm thể hiện được tâm trạng của nhân vật; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài; biết nhấn giọng ở những từ ngữ chứa thông tin quan trọng trong câu. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc nối tiếp nhau. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm vị ngữ của câu. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, nhắc lại khái niệm vị ngữ của câu. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cách viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm. b. Cách tiến hành - GV mời 1 – 2 HS nêu cách viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Con muốn làm một cái cây. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về vị ngữ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Con muốn làm một cái cây, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Ôn lại các kiến thức đã học về vị ngữ. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. |
- HS trật tự. - Cả lớp cùng theo dõi.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trả lời. Vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái, đặc điểm của đối tượng được nói ở chủ ngữ hoặc giới thiệu, nhận xét về đối tượng đó. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi có từ để hỏi: làm gì, thế nào, là ai,… - HS chú ý lắng nghe.
- HS trả lời. Cách viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm: - Hướng dẫn rõ các bước sử dụng sản phẩm. - Trong mỗi bước, nêu rõ những việc cần làm. - HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: a) Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”. b) Một hôm, người dì ghẻ đưa cho Tấm và Cám mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Bà hứa ai bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì. Bài 2: a) Bạn ấy luộc rau còn sống nguyên. b) Quả bóng vút lên nhưng lại đi chệch lên vỉa hè và đập vào đầu một cụ già. c) Dưới sông, những chiếc thuyền mua bán trái cây tấp nập đi lại. d) Giữa cánh đồng, một túp lều bằng phên rạ xếp đầy gạch mới đóng. Bài 3: VD: Bình minh là khi ông mặt trời bắt đầu công việc của mình và làng quê cũng bắt đầu thức dậy. Từ đằng đông, một hòn lửa lớn bắt đầu nhô lên, nung đỏ cả bầu trời. Sắc đỏ ấy chiếu xuống mặt đất, giống như đang thực hiện một nghi lễ trang trọng nào đấy cho ngày mới tốt lành. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả. Trước khi dùng: - Đặt đèn ở độ cao phù hợp, không để cao quá và cũng không để sát quá làm lóa chữ. - Bật công tắc. Trong khi dùng: - Không để ngang bộ phận phát sáng của đèn với mặt, gây chói mắt, nên đặt ở góc nghiêng 80 – 90 độ so với mặt bàn. - Không nên chỉ bật duy nhất đèn bàn học trong phòng, cần có thêm nguồn sáng khác trong phòng để mắt giảm điều tiết không bị mỏi. - Trường hợp phải dùng trong thời gian dài, thì em nên có thời gian nghỉ, tắt đèn bàn học và cho mắt nghỉ ngơi để tránh mệt mỏi. Sau khi dùng: - Tắt đèn khi không sử dụng. - Khi đèn bàn bị bụi bẩn, em chỉ cần dùng một miếng vải khô mềm để lau (rút ổ cắm điện của đèn khi vệ sinh). Việc này sẽ giúp nguồn sáng luôn đảm bảo, đồng thời tang tuổi thọ bóng đèn. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng việt 4 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng việt 4 Kết nối ôn tập Bài 7: Con muốn làm một, giáo án dạy thêm Tiếng việt 4 Kết nối tri thức ôn tập Bài 7: Con muốn làm một