Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 4 KNTT ôn tập Bài 2: Vệt phấn trên mặt bàn

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng việt 4 kết nối tri thức bản mới nhất ôn tập Bài 2: Vệt phấn trên mặt bàn. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP BÀI 2

Bài đọc: Vệt phấn trên mặt bàn

Luyện từ và câu: Luyện tập về câu

Luyện tập tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc

về một người gần gũi, thân thiết

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Vệt phấn trên mặt bàn.
  • Biết được câu là một tập hợp từ, thường diễn đạt một ý trọn vẹn, các từ trong câu được sắp xếp theo một trật tự hợp lí, chữ cái đầu câu phải viết hoa, cuối câu phải có dấu kết thúc câu.
  • Biết tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).

Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

  1. Phẩm chất
  • Biết đồng cảm, chia sẻ và giúp đỡ bạn bè.
  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái (tình yêu thương giữa con người với con người).
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án, sách giáo khoa.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập số 1.
  • Flie nhạc cho HS nghe.
  1. Đối với học sinh:
  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho HS nghe một bản nhạc về tình bạn.

Bài ca tình bạn

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập.

Ôn tập Bài 2:

+ Bài đọc: Vệt phấn trên mặt bàn.

+ Luyện từ và câu: Luyện tập về câu.

+ Luyện tập tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc - Vệt phấn trên mặt bàn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Vệt phấn trên mặt bàn với giọng đọc rõ ràng, truyền cảm; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc tiếp nối nhau.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về câu.

b. Cách tiến hành

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Câu là gì?

 

+ Các từ trong câu được sắp xếp như thế nào?

 

+ Làm cách nào để nhận diện được câu?

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết.

b. Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi gợi nhớ: Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết thường gồm những gì?

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài Vệt phấn trên mặt bàn.

b. Cách tiến hành:

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về câu.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và hoàn thành các bài tập phần Luyện từ và câu trong Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Vệt phấn trên mặt bàn để khắc sâu ý nghĩa bài đọc.

+ Hoàn chỉnh phiếu bài tập số 1.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

 

 

 

- HS trật tự.

- Cả lớp cùng lắng nghe.

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS đọc theo nhóm đôi.

 

- HS đọc trước lớp.

 

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Câu là một tập hợp từ, thường diễn đạt một ý trọn vẹn.

+ Các từ trong câu được sắp xếp theo một trật tự hợp lí.

+ Có thể nhận diện được câu dựa vào hai tiêu chí hình thức của câu:

·      Chữ cái đầu câu viết hoa.

·      Cuối câu có dấu kết thúc câu.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi

 

 

- HS trả lời câu hỏi: Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết thường có:

- Câu mở đầu: Giới thiệu người gần gũi, thân thiết.

- Các câu tiếp theo:

·      Kể lời nói, việc làm,… thể hiện sự gần gũi, thân thiết.

·      Nêu tình cảm, cảm xúc với người gần gũi, thân thiết.

- HS ôn lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần luyện đọc (20 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

A

A

C

C

B

Câu 6: HS tóm tắt câu chuyện. VD:

Câu chuyện “Vệt phấn trên mặt bàn” kể về Minh và người bạn mới tên là Thi Ca. Cô giáo xếp Thi Ca ngồi cạnh Minh. Minh hồi hộp nghĩ rằng sẽ vui vẻ làm quen với bạn mới nhưng ngay từ buổi đầu tiên Thi Ca đã làm Minh bực mình. Vì Thi Ca viết bằng tay trái nên đụng vào tay Minh rất nhiều lần, làm chữ trong vở bị xiêu vẹo, lệch khỏi dòng kẻ. Minh đã lấy phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn để Thi Ca không để tay qua. Hôm ấy, Minh nghe được tin Thi Ca phải nghỉ học, đi bệnh viện để chữa tay phải. Lúc này, Minh mới chợt nhớ Thi Ca hay giấu tay mặt dưới hộc bàn. Minh cảm thấy ân hận về hành động của mình, đã lấy khăn xóa vệt phấn và thầm mong Thi Ca sớm đi học trở lại.

Câu 7:

- Tính từ chỉ đặc điểm của sự vật: (phấn) trắng.

- Tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động: (đè) mạnh.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (10 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1:

a. Ông em đang đọc báo ở ngoài hè.

b. Bà em đang nhổ cỏ cho mấy luống rau ngoài vườn.

c. Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.

d. Chị em My về quê với ông ngoại nửa tháng.

Bài 2:

a. Em hiện tại đang bước vào học kì mới.

b. Cô ơi, điểm môn Toán của em trong bài kiểm tra vừa rồi có cao không ạ?

c. Bạn giảng lại bài này cho mình nhé!

d. Món canh cá chua này ngon quá đi!

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện viết (25 phút).

- HS báo cáo kết quả.

Câu 1: Những điểm cần lưu ý:

- Cần giới thiệu được đối tượng muốn nói tới.

- Cần thể hiện được tình cảm, cảm xúc của em.

- Chú ý cách dùng từ ngữ.

Câu 2: Những điều mà người gần gũi, thân thiết với em làm em xúc động được thể hiện qua:

- Cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, việc làm,…

- Những kỉ niệm giữa em và người đó.

- Tình cảm của người đó dành cho em.

Câu 3: Gợi ý:

Mở đầu: Giới thiệu người gần gũi, thân thiết mà em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

Triển khai:

- Nêu những điều ở người đó làm em xúc động. Ví dụ:

+ Cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, việc làm,…

+ Những kỉ niệm giữa em và người đó.

+ Tình cảm của người đó dành cho em.

- Nêu rõ tình cảm, cảm xúc của em:

+ Dùng từ ngữ trực tiếp thể hiện tình cảm, cảm xúc (yêu quý, khâm phục, trân trọng, ngưỡng mộ, nhớ mong,…).

+ Nêu suy nghĩ, việc làm thể hiện tình cảm, cảm xúc (tìm cách giúp đỡ, luôn nghĩ đến, cố gắng học theo, kể về người đó cho bạn bè nghe,…).

Kết thúc: Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 4 KNTT ôn tập Bài 2: Vệt phấn trên mặt bàn

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng việt 4 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng việt 4 Kết nối ôn tập Bài 2: Vệt phấn trên mặt, giáo án dạy thêm Tiếng việt 4 Kết nối tri thức ôn tập Bài 2: Vệt phấn trên mặt

Soạn giáo án buổi 2 Tiếng việt 4 KNTT (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay