Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng việt 4 kết nối tri thức bản mới nhất ôn tập Bài 9: Sự tích con Rồng cháu Tiên. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Bài đọc: Sự tích con Rồng cháu Tiên
Luyện từ và câu: Luyện tập về hai thành phần chính của câu
Luyện tập lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV trình chiếu hình ảnh một số lễ hội truyền thống nổi tiếng của Việt Nam và giới thiệu sơ qua về các lễ hội ấy cho HS. 1. Lễ hội đền Hùng Lễ hội Đền Hùng (ngày Giỗ tổ Hùng Vương) là một trong các lễ hội lớn ở Việt Nam được tổ chức hàng năm tại Phú Thọ. Lễ hội diễn ra từ ngày 01 - 10/03 Âm lịch để tưởng nhớ về công lao dựng nước của 18 vị vua Hùng. 2. Hội Lim Hội Lim tại Bắc Ninh - một trong các lễ hội dân gian ở Việt Nam được nhiều người yêu thích. Hội thường kéo dài trong 3 ngày, từ 12 - 14 tháng Giêng hàng năm, trong đó, chính hội diễn ra vào ngày 13 tháng Giêng. 3. Lễ hội Cầu Ngư Lễ hội Cầu Ngư là một trong các lễ hội ở Việt Nam thường được tổ chức sau Tết Âm lịch, khoảng tháng 3 Dương lịch hàng năm và tùy vào từng địa phương. Đây là lễ hội của các ngư dân vùng biển để cầu cho một năm thuận hòa, cá tôm đầy khoang, đi biển an toàn. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: + Bài đọc: Sự tích con Rồng cháu Tiên. + Luyện từ và câu: Luyện tập về hai thành phần chính của câu. + Luyện tập lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc – Sự tích con Rồng cháu Tiên a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Sự tích con Rồng cháu Tiên với giọng đọc trầm, có phần hào sảng; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài; biết nhấn giọng ở những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật Lạc Long Quân. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc nối tiếp nhau. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm hai thành phần chính của câu: chủ ngữ và vị ngữ. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, nhắc lại khái niệm chủ ngữ, vị ngữ của câu. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Câu thường gồm mấy thành phần chính? Đó là những thành phần nào? Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cách lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện. b. Cách tiến hành - GV mời 1 – 2 HS nêu cách lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Sự tích con Rồng cháu Tiên. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về chủ ngữ và vị ngữ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Gợi ý: - Chọn câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em yêu thích. VD: Câu chuyện kể về Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Lê Lai, Hồ Chí Minh, Kim Đồng,… - Câu chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc thế nào? - Nhân vật lịch sử có những đóng góp gì cho đất nước? - Em có cảm nghĩ như thế nào về nhân vật và câu chuyện? - Dàn ý: Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện định kể theo mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. Thân bài: Kể các sự việc chính theo diễn biến của câu chuyện. Chú ý làm nổi bật suy nghĩ, hành động,… của nhân vật lịch sử. Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện, nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện. Chọn cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Sự tích con Rồng cháu Tiên, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Ôn lại các kiến thức đã học về chủ ngữ, vị ngữ. + Hoàn chỉnh dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. |
- HS trật tự. - HS chú ý lắng nghe.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trả lời: Câu thường gồm hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ. - Chủ ngữ nêu người, vật, hiện tượng tự nhiên,… được nói đến trong câu. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi ai, cái gì, con gì,… - Vị ngữ nêu hoạt động, đặc điểm, trạng thái của đối tượng được nói ở chủ ngữ hoặc giới thiệu, nhận xét về đối tượng đó. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi làm gì, thế nào, là ai,… - HS chú ý lắng nghe.
- HS trả lời. * Mở bài: Giới thiệu câu chuyện định kể. Chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. * Thân bài: + Kể các sự việc chính theo diễn biến của câu chuyện. + Chú ý làm nổi bật suy nghĩ, hành động,… của nhân vật. * Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện. Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể về nội dung câu chuyện. Chọn cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng. - HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: Chú ý: - Dấu / ngăn cách giữa các thành phần câu. - Chữ ngữ: chữ màu xanh lá - Vị ngữ: chữ màu xanh dương Về sau Thận/ gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng/ hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tùng/ đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi/ cầm lên xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người/ vẫn không biết đó là báu vật. Bài 2: - Vị ngữ nêu hoạt động trạng thái: gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn; đến nhà Thận; tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà; cầm lên xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. - Vị ngữ giới thiệu, nhận xét: hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm; vẫn không biết đó là báu vật. Bài 3: VD: a. Mẹ em là bác sĩ. b. Con trâu là biểu tượng của làng quê Việt Nam. c. Mưa lớn gây sạt lở và ùn tắc giao thông. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng việt 4 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng việt 4 Kết nối ôn tập Bài 9: Sự tích con Rồng, giáo án dạy thêm Tiếng việt 4 Kết nối tri thức ôn tập Bài 9: Sự tích con Rồng