Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 4 KNTT ôn tập Bài 6: Tiếng ru

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng việt 4 kết nối tri thức bản mới nhất ôn tập Bài 6: Tiếng ru. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP BÀI 6

Bài đọc: Tiếng ru

Luyện từ và câu: Luyện tập về chủ ngữ

Luyện tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Tiếng ru.
  • Luyện tập về chủ ngữ, xác định được chủ ngữ trong câu.
  • Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong một câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

  1. Phẩm chất:
  • Biết thể hiện tình cảm, sự trân trọng với người thân và bạn bè.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án, SHS Tiếng Việt 4, VBT Tiếng Việt 4.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập số 1.
  • Clip về tình đoàn kết.
  1. Đối với học sinh:
  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho HS xem clip về tình đoàn kết.

Đoàn kết là sức mạnh | Tinh thần tập thể

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

+ Bài đọc: Tiếng ru.

+ Luyện từ và câu: Luyện tập về chủ ngữ.

+ Luyện tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc – Tiếng ru

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Tiếng ru với giọng đọc nhẹ nhàng, tâm tình, truyền cảm; giọng đọc kéo dài ở cụm từ “con ơi” để tạo âm hưởng của lời ru, lời trò chuyện; đọc đúng nhịp thơ; biết nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc nối tiếp nhau.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm chủ ngữ của câu.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, nhắc lại khái niệm chủ ngữ của câu.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 – 2 HS nhắc lại cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Tiếng ru.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về chủ ngữ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết đoạn văn vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Gợi ý:

* Mở đầu: Giới thiệu nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ em đã đọc, đã nghe. Nêu ý kiến khái quát về nhân vật.

* Triển khai:

- Nêu những điều em ấn tượng về nhân vật (VD: sự kiên nhẫn, sáng tạo của Ma-ri-a; lòng vị tha, nhân hậu của người nhạc sĩ; đức hi sinh và tình yêu thương con cháu của người bà; vẻ ngây thơ, háo hức trước cuộc sống mới của chú gà con,…).

- Nêu cảm xúc của em về nhân vật: thích thú, yêu quý, trân trọng, ngưỡng mộ, cảm phục,…

- Thể hiện tình cảm đối với nhân vật bằng một số cách: đọc bài thơ, câu chuyện nhiều lần; chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình với người thân về nhân vật.

* Kết thúc: Đánh giá về nhân vật và khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Tiếng ru, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Ôn lại các kiến thức đã học về chủ ngữ.

+ Hoàn chỉnh đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

 

 

 

- HS trật tự.

- Cả lớp cùng theo dõi.

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

 

- HS đọc trước lớp.

 

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm.

 

- HS trả lời.

Chủ ngữ nêu người, vật, hiện tượng tự nhiên,… được nói đến trong câu. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi có từ ngữ để hỏi: ai, cái gì, con gì,…

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

- HS trả lời.

Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cần nêu được tình cảm, cảm xúc đó là gì và được biểu lộ như thế nào. Đoạn văn thường có 3 phần: mở đầu, triển khai, kết thúc.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

A

C

C

B

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1:

Đúng ngày đã hẹn trước, ba anh em về họp ở nhà cha. Bà con hàng xóm rủ nhau đến chơi. Ba anh em chưa biết trổ tài bằng cách nào thì bỗng thấy một con thỏ chạy ngang. Người anh cả vội vàng rút dao cạo và hộp xà phòng đuổi theo, cạo sạch sẽ bộ ria thỏ mà thỏ không bị xây xát mép. Mọi người đều trầm trồ tán thưởng.

Bài 2: Gợi ý:

a. Mùa hè

b. Chúng em

c. Cánh đồng lúa

d. Giọt sương

Bài 3: Gợi ý:

- Chủ ngữ là danh từ chỉ người: Cô bé đeo đội mũ len hồng đang nặn người tuyết.

- Chủ ngữ là danh từ chỉ vật: Con bướm đang đậu trên cành cây.

- Chủ ngữ là danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: Tuyết phủ trắng khắp cánh rừng.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện viết đoạn văn (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả.

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 4 KNTT ôn tập Bài 6: Tiếng ru

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng việt 4 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng việt 4 Kết nối ôn tập Bài 6: Tiếng ru, giáo án dạy thêm Tiếng việt 4 Kết nối tri thức ôn tập Bài 6: Tiếng ru

Soạn giáo án buổi 2 Tiếng việt 4 KNTT (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay