Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 4 KNTT ôn tập: Đánh giá cuối năm học

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng việt 4 kết nối tri thức bản mới nhất ôn tập: Đánh giá cuối năm học. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ĐÁNH GIÁ CUỐI NĂM HỌC

Luyện tập đọc hiểu văn bản

Luyện tập về câu và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu

Luyện tập về dấu câu

Luyện viết văn

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch, thơ, văn bản miêu tả được học: nhấn giọng đúng từ ngữ, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc,… Tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng trong 1 phút. Đọc thầm, đọc lướt nhanh hơn lớp 3.
  • Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản. Tóm tắt được văn bản đã đọc, nêu được chủ đề của văn bản.
  • Nhận biết câu và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu.
  • Biết sử dụng dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn.
  • Nắm được cách viết các dạng bài văn đã học.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

  1. Phẩm chất:
  • Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn, chăm chỉ trong học tập.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án, SHS Tiếng Việt 4, VBT Tiếng Việt 4.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập số 1.
  1. Đối với học sinh:
  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho cả lớp cùng hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học.

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

+ Các bài đọc đã học trong nửa cuối kì II.

+ Luyện tập về câu và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu.

+ Luyện tập về dấu câu.

+ Các bài văn đã học trong nửa đầu kì II.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa cuối học kì II.

- Đọc trôi chảy các bài văn trong nửa cuối học kì II.

- Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS ôn tập cá nhân/ theo nhóm các bài đã giao.

- GV yêu cầu HS phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- GV kiểm tra một số HS theo hình thức:

+ Mời ngẫu nhiên từng cá nhân đọc bài trước lớp.

+ HS đọc đoạn, bài (không nhất thiết phải đọc hết), HS trả lời câu hỏi đọc hiểu.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận biết câu và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu.

- Nắm được cách sử dụng dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn theo công dụng cụ thể đã học.

b. Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi:

+ Câu là gì? Các từ trong câu được sắp xếp như thế nào? Làm cách nào để nhận diện được câu?

+ Câu thường gồm mấy thành phần chính? Đó là những thành phần nào?

+ Trạng ngữ là gì? Trạng ngữ thường đứng ở đâu?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV mời 1 – 2 HS nêu cách sử dụng dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn theo công dụng cụ thể đã học. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cách viết bài văn miêu tả cây cối; bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe; đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc; đoạn văn nêu ý kiến; đoạn văn tưởng tượng.

b. Cách tiến hành

- GV hệ thống lại các kiến thức về cách viết bài văn miêu tả cây cối; bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe; đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc; đoạn văn nêu ý kiến; đoạn văn tưởng tượng cho HS.

ü Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần:

- Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây (tên cây, nơi cây mọc,…).

- Thân bài: Tả lần lượt từng bộ phận của cây.

- Kết bài: Nêu ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.

ü Bài văn kể lại một câu chuyện thường gồm 3 phần:

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện định kể. Chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Thân bài:

+ Kể các sự việc chính theo diễn biến của câu chuyện.

+ Chú ý làm nổi bật suy nghĩ, hành động,… của nhân vật.

- Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện. Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể về nội dung câu chuyện. Chọn cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.

ü Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cần nêu được đó là gì và được biểu lộ như thế nào. Đoạn văn thường có 3 phần: mở đầu, triển khai, kết thúc.

ü Khi viết đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, cần nói rõ mình thích hoặc không thích câu chuyện đó và giải thích lí do.

ü Đoạn văn tưởng tượng thường có:

- Câu mở đầu: Giới thiệu sự việc hoặc tình huống tưởng tượng.

- Các câu tiếp theo:

+ Nêu diễn biến của sự việc hoặc tình huống tưởng tượng.

+ Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1: trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc đã cho; nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến các kiến thức đã học về câu; các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu; dấu câu.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Gợi ý:

+ Đọc kĩ yêu cầu đề bài.

+ Viết được bài văn miêu tả một cây hoa: đúng hình thức, bố cục của bài văn và đảm bảo nội dung.

+ Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả.

+ Không gạch xóa, bôi bẩn vào phiếu học tập.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học.

+ Hoàn chỉnh bài văn miêu tả cây hoa.

+ Hoàn thiện Phiếu bài tập số 1.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

 

 

 

- HS trật tự.

- Cả lớp cùng hát một bài.

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS ôn tập theo cá nhân/ theo nhóm.

 

 

 

 

- HS đọc bài trước lớp.

 

 

 

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời.

+ Câu là một tập hợp từ, thường diễn đạt một ý trọn vẹn. Các từ trong câu được sắp xếp theo một trật tự hợp lí. Có thể nhận diện được câu dựa vào hai tiêu chí hình thức của câu:

·        Chữ cái đầu câu viết hoa.

·        Cuối câu có dấu kết thúc câu.

+ Câu thường gồm hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ.

·        Chủ ngữ nêu người, vật, hiện tượng tự nhiên,… được nói đến trong câu. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi ai, cái gì, con gì,…

·        Vị ngữ nêu hoạt động, đặc điểm, trạng thái của đối tượng được nói ở chủ ngữ hoặc giới thiệu, nhận xét về đối tượng đó. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi làm gì, thế nào, là ai,…

+ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung thông tin về thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân, phương tiện,… của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ thường đứng đầu câu, ngăn cách với hai thành phần chính của câu bằng dấu phẩy.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS trả lời.

+ Dấu gạch ngang để đánh dấu các ý liệt kê và nối từ ngữ trong một liên danh.

+ Dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm hoặc tài liệu.

+ Dấu ngoặc đơn để đánh dấu phần chú thích.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành các câu hỏi (20 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

B

A

B

C

D

Câu 6: VD: Em học tập ở bạn Nết lòng lạc quan, vượt lên chính mình, chăm chỉ học hành…

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (20 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1:

a. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em.

à Trạng ngữ chỉ thời gian.

b. Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.

à Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

c. Ông ấy đã gây dựng nên cơ nghiệp này bằng đôi bàn tay trắng.

à Trạng ngữ chỉ phương tiện.

d. Vì lười học, Phong đã không đạt được điểm cao.

à Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Bài 2:

Trong cuốn sách “Những bức thư giải Nhất Việt Nam”, có nhiều bức thư xúc động về những chủ đề khác nhau như:

- Thư gửi cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.

- Thư gửi một người mà tôi ngưỡng mộ nhất.

- Thư gửi cho một bạn nhỏ không nhà.

Bài 3:

a. CN: Nam

VN: nghe thấy tiếng chim hót ríu ran.

b. CN: Na

VN: vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái.

c. CN: Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô

VN: thật đáng yêu.

Bài 4: HS viết đoạn văn chủ đề tự chọn, có sử dụng dấu ngoặc đơn.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả.

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

Trường:.......................................................................................... Lớp:.............

Họ và tên HS:......................................................................................................

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

ĐÁNH GIÁ CUỐI NĂM HỌC

Luyện tập đọc hiểu văn bản

Luyện tập về câu và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu

Luyện tập về dấu câu

Luyện viết văn

 

PHẦN 1: LUYỆN ĐỌC

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ... Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thich: “Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.

(Theo Tâm huyết nhà giáo)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Nết là một cô bé như nào?

A. Thích chơi hơn thích học.

B. Có hoàn cảnh bất hạnh.

C. Yêu mến cô giáo.

D. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt?

 

 

Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 4 KNTT ôn tập: Đánh giá cuối năm học

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng việt 4 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng việt 4 Kết nối ôn tập: Đánh giá cuối năm học, giáo án dạy thêm Tiếng việt 4 Kết nối tri thức ôn tập: Đánh giá cuối năm học

Soạn giáo án buổi 2 Tiếng việt 4 KNTT (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay