Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 KNTT bài 6 Thực hành tiếng Việt: Thán từ, Biện pháp tu từ

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 kết nối tri thức bản mới nhất bài 6 Thực hành tiếng Việt: Thán từ, Biện pháp tu từ. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/….

Người dạy:…/…/….

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: THÁN TỪ, BIỆN PHÁP TU TỪ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức đã học và làm bài tập thực hành tiếng Việt: Thán từ, Biện pháp tu từ (Khái niệm, đặc điểm và cách sử dụng trợ từ, thán từ)
  • Luyện tập theo các bài tập: Thực hành tiếng Việt – Thán từ, Biện pháp tu từ
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và sử dụng được trợ từ, biện pháp tu từ trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8, tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, Huy động tri thức, kỹ năng, trải nghiệm nền của học sinh mà học sinh đã được học, qua đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân trình bày khái niệm thán từ, biện pháp tu từ.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Gv yêu cầu học sinh kẻ bảng sau vào vở

K

W

L

 

 

 

GV đưa ra các câu hỏi gợi mở

  1. Cột K: Các em đã học trợ từ, than từ, các em hãy nhớ lại và cho cô biết: Thán từ là gì? Chức năng trong câu?....
  2. Cột W: Các em muốn biết thêm điều gì về chức năng của thán từ,….
  3. Cột L: Các em đánh dấu những ý tưởng trả lời cho cột W, đề xuất đề nghị của em và rút ra những lưu ý…

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động kiến thức đã học trả lời câu hỏi.

- Gv quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS trong lớp lắng nghe, nhận xét đồng đẳng và bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở:

Cột K: Thán từ là những từ dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của người nói (người viết) hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường được dùng ở đầu câu nhưng cũng có thể được tách ra thành một câu đặc biệt.

Cột W:

- Thán từ biểu lộ tình cảm, cảm xúc

- Thán từ gọi – đáp.

Cột L: sử dụng trong giao tiếp và tạo lập văn bản.

- GV dẫn dắt vào bài học:

"Thán" trong từ điển Hán Việt mang nghĩa là tiếng thở dài, than thở hoặc có thể khen tấm tắc. Ghép nghĩa vào cả cụm "thán từ" chúng ta có thể hiểu thán từ là những từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết. Ngoài vai trò bộc lộ cảm xúc, thán từ còn có một vai trò gọi đáp, tuy nhiên lời gọi đáp ở đây giống như là than thở, giãi bày nỗi lòng tâm trạng hơn là một lời gọi đáp để nhận lại hồi âm.  Hôm nay chúng ta cùng củng cố lại kiến thức nhé!

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức Thực hành tiếng Việt – Thán từ, biện pháp tu từ ((Khái niệm, đặc điểm, cách sử dụng trợ từ, thán từ và làm bài tập luyện tập)
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập Thán từ, biện pháp tu từ.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại lý thuyết Trợ từ, thán từ và chuẩn kiển thức GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

 

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức trợ từ, thán từ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu cá nhân thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm dựa vào kiến thức đã học, vẽ sơ đồ hệ thống lại lí thuyết thán từ

Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức về thán từ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1-2 HS trình bày.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV dẫn dắt chuyển sang nổi dung mới.

Nhiệm vụ 3: Rút ra một số lưu ý khi sử dụng thán từ.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân rút ra những lưu ý khi sử dụng các trợ từ, thán từ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết về văn bản

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Giáo viên mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về kết quả làm làm việc.

- GV yêu cầu học sinh khác lắng nghe, nhận xét đồng đẳng và bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và chốt kiến thức.

1. Củng cố kiến thức thán từ

 a.Thán từ

- Thán từ là những từ dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của người nói (người viết) hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường được dùng ở đầu câu nhưng cũng có thể được tách ra thành một câu đặc biệt. Thán từ gồm hai nhóm:

·      Thán từ biểu lộ tình cảm, cảm xúc (a, ái, a ha, ôi, ối, ô hay, than ôi,…). Ví dụ: “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.” (Tạ Duy Anh). “ô hay! Mợ giận tôi đấy à?” (Nguyễn Công Hoan).

·      Thán từ gọi đáp (này, ơi, dạ, vâng, ừ…). Ví dụ: “Vâng! Ông giáo dạy phải!” (Nam Cao)

b. Biện pháp tu từ

- Nói quá

- Liệt kê

- Nhân hóa.

 

 

 

 

 

3. Một số lưu ý khi sử dụng thán từ

- Khi sử dụng thán từ để bày tỏ cảm xúc trực tiếp cũng cần lưu ý: Thán từ được sử dụng phải phù hợp với trạng thái tình cảm, cảm xúc, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Việc sử dụng các thán từ gọi đáp cũng phải phù hợp với đối tượng giao tiếp, để đảm bảo được tính lịch sự, tính văn hoá trong giao tiếp.

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 KNTT bài 6 Thực hành tiếng Việt: Thán từ, Biện pháp tu từ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 KNTT, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 kết nối bài 6 Thực hành tiếng Việt: Thán từ,, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 6 Thực hành tiếng Việt: Thán từ,

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 KNTT (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay