Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 KNTT bài Ta đi tới

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 kết nối tri thức bản mới nhất bài Ta đi tới. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP VĂN BẢN 3: TA ĐI TỚI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Ta đi tới (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).
  • Luyện tập theo văn bản Ta đi tới
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng biệt

  • Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hình ảnh,...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,... của câu chuyện lịch sử).
  1. Phẩm chất
  • Có quan niệm sống đúng đắn và ứng xử nhân văn.
  • Thúc đẩy tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ hiểu biết về một số câu hỏi liên quan đến bài học
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số câu hỏi liên quan đến bài học
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Tố Hữu và những sáng tác của ông.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Tố Hữu được biết đến là nhà thơ cách mạng vĩ đại của Việt Nam. Hầu hết các tác phẩm của ông đều dành để ca ngợi tinh thần chiến đấu, văn hóa của dân tộc. Đồng thời thể hiện những nỗi đau đáu về dân về nước. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng củng cố lại kiến thức văn bản Ta đi tới.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn Ta đi tới (hoàn cảnh sáng tác, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật của văn bản)
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Ta đi tới.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Ta đi tới và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

I.      SỰ KIỆN LỊCH SỬ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-        Bối cảnh lịch sử, không gian – thời gian và những sự kiện quan trọng được nhắc đến trong bài?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm tìm hiểu văn bản và trả lời:

- Xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích? Có mối quan hệ như thế nào với các hình ảnh khác?

- Nhận xét về nhan đề bài thơ?

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:

 

I. Tìm hiểu chung

 1. Bối cảnh lịch sử

- Không gian: mênh mông, rộng lớn. Điều đó được thể hiện qua những câu thơ như:

+ Đường ta rộng thênh thang tám thước

+ Đường cách mạng, dài theo kháng chiến…

+ Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Không gian trong bài thơ còn rộng mở đến mọi miền tổ quốc từ vùng Tây Bắc đến miền Nam, thể hiện qua các địa danh mà tác giả liệt kê.

- Thời gian: sau khi nước ta giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1954. Trong bài là lúc mọi người đang ra về, rời khỏi chiến khu Việt Bắc.

- Sự kiện: chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, chúng ta đánh đuổi hoàn toàn thực dân Pháp, đất nước tươi đẹp bước vào một giai đoạn mới.

 

II.NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC

a.     Hình ảnh trong đoạn trích

- Có nhiều hình ảnh lớn trong đoạn trích, ví dụ như: con đường đi về quê hương – con đường đi tới tương lai, đất nước tươi đẹp trong ngày vui chiến thắng, chủ thể trữ tình vui mừng khi trở về,…

- Tuỳ vào cảm nhận của em để xác định một hình ảnh trung tâm. Ví dụ ở đây ta chọn hình ảnh trung tâm là: con đường đi về quê hương – con đường đi tới tương lai. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh như: con đường rộng mở, thiên nhiên tươi đẹp trong nắng, các miền đất của tổ quốc, làng quê thôn xóm, ngôi trường mới – tương lai mới, hình ảnh nhà thơ vui cùng niềm vui của đất nước.

b. Nhan đề bài thơ

Nhan đề của bài thơ nếu nhìn một cách đơn giản chúng ta có thể thấy nó đối lập với nội dung của bài thơ: “Ta đi tới” nhưng trong bài lại là “việc trở về quê hương”. Tuy vậy, đây không phải sự bất hợp lí mà là cách nhìn nhận mới mẻ của tác giả: kết thúc chiến tranh không phải là sự kết thúc đơn thuần hay sự trở lại mà là tiếp tục một chặng đường mới. Đó là một cách hiểu. Chúng ta cũng có thể hiểu đơn giản hơn: “ta đi tới” là đi tới mọi miền đất nước.

III.           Tổng kết

1.     Nội dung

Bài thơ vừa ca ngợi những chiến thắng  lẫy lừng của cuộc kháng chiến, vừa thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về chặng đường sắp tới của dân tộc.

2.     Nghệ thuật

+ Sử dụng nghệ thuật lặp cấu trúc

+ Liệt kê các địa danh

+ Lời thơ trong sáng dễ hiểu

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 KNTT bài Ta đi tới

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 KNTT, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 kết nối bài Ta đi tới, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 kết nối tri thức bài Ta đi tới

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 KNTT (Bản word)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay